Tín hiệu tích cực cho hòa bình giữa Nga và Ukraine

05:33 19/06/2023

Phái đoàn châu Phi bao gồm các Tổng thống Nam Phi, Senegal, Zambia  và Thủ tướng Ai Cập đã tới thăm Nga và Ukraine mang theo một đề xuất hòa bình, nhằm giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine.

Tuyên bố của cả Moscow và Kiev đối với đề xuất hòa bình của phái đoàn châu Phi được xem là tín hiệu tích cực, mở ra hy vọng về việc thiết lập lại hòa bình cho Ukraine trong bối cảnh đàm phán giữa hai bên đã bị đình trệ nhiều tháng nay.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 17/6 (giờ địa phương), Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Trưởng Phái đoàn thúc đẩy hòa bình giữa Ukraine và Nga, nhấn mạnh rằng, họ đến cả Nga và Ukraine với một thông điệp duy nhất là cuộc xung đột giữa hai bên sẽ chấm dứt.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các nhà lãnh đạo Nam Phi, Zambia, Senegal và Comoros tại Kiev ngày 16/6. Ảnh: Getty Images

Ông kêu gọi Moscow và Kiev cùng ngồi vào bàn đàm phán và châu Phi muốn trở thành "nhà môi giới" trong tiến trình tìm kiếm hoà bình. "Chúng tôi đưa ra đề xuất hòa bình này với sự tôn trọng lớn nhất dành cho cả hai nước, tôn trọng lập trường mà họ đã đưa ra và chúng tôi cũng tin rằng một lập trường chung giữa hai nước có thể xuất hiện. Đó là lập trường có thể dẫn đến hòa bình.

Chúng tôi cũng tin rằng, đã đến lúc để cả hai bên nên ngồi lại với nhau để chấm dứt cuộc chiến này vì chiến tranh đang gây ra nhiều bất ổn và tổn hại cho nhiều quốc gia trên thế giới". Trong khi đó, Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema nhìn nhận điều quan trọng đối với lục địa châu Phi là đóng góp cho hòa bình ở Ukraine. Về phần mình, Tổng thống Comoros Azali Assoumani, người hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Phi (AU), cho rằng, một hiệp ước hòa bình ở Ukraine cần phải được thực hiện thông qua Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ).

Theo đề xuất kế hoạch hoà bình của phái đoàn châu Phi, Nga và Ukraine nên tập trung vào 10 điểm chính bao gồm: Lắng nghe quan điểm của các quốc gia; Bắt đầu đàm phán ngoại giao càng sớm càng tốt; Bắt đầu giảm leo thang xung đột từ cả 2 phía; Bảo đảm chủ quyền quốc gia và dân tộc theo Hiến chương LHQ; Đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia; Đảm bảo việc vận chuyển ngũ cốc và phân bón của cả 2 nước; Hỗ trợ nhân đạo cho những người đã trở thành nạn nhân của cuộc xung đột; Giải quyết vấn đề trao đổi tù binh chiến tranh và trao trả trẻ em; Tái thiết sau chiến tranh và hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh; Hợp tác chặt chẽ hơn với các nước châu Phi.

Đánh giá cao cách tiếp cận cân bằng của lãnh đạo AU đối với tình hình ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Nga sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với tất cả những ai mong muốn hòa bình trên nguyên tắc công lý, có tính đến lợi ích hợp pháp của các bên và sẽ xem xét bất kỳ đề xuất nào từ các nước châu Phi về giải quyết vấn đề ở Ukraine.

Ông nói: "Tôi xin nhấn mạnh lại một lần nữa, chúng tôi đã sẵn sàng cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với tất cả những ai muốn hòa bình dựa trên pháp lý và lợi ích tối cao của các bên".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định, Moscow ủng hộ cách tiếp cận mang tính nguyên tắc rằng không thể có tiêu chuẩn kép trên thế giới; các nguyên tắc của Hiến chương LHQ được tôn trọng và thực hiện; không có các biện pháp trừng phạt đơn phương; không có những nỗ lực bảo đảm an ninh của 1 quốc gia bằng an ninh của các quốc gia khác; an ninh là không thể chia cắt trên quy mô toàn cầu.

Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bác bỏ sáng kiến hòa bình của AU, khẳng định không thể đàm phán với Nga. Ông nhắc lại lập trường của Kiev rằng, các cuộc đàm phán chỉ có thể bắt đầu sau khi Moscow trả lại Crimea, nơi đã bỏ phiếu gia nhập Nga vào năm 2014, và bốn khu vực khác gồm: Donetsk, Luhansk, Zaporizhia và Kherson.

Ông cũng cho rằng, để có hòa bình, binh sĩ Nga cần phải rời khỏi toàn bộ lãnh thổ của Ukraine. Mặc dù bác bỏ sáng kiến của châu Phi, song ông đánh giá cao đề xuất của phái đoàn và đã mời các nhà lãnh đạo châu Phi tham gia hội nghị thượng đỉnh về hòa bình toàn cầu.

Ông nói: "Tôi nhìn thấy triển vọng công việc của chúng tôi về những điểm cụ thể của công thức hòa bình, và chắc chắn, tôi đã mời các quốc gia châu Phi tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình mà chúng tôi đang chuẩn bị".

Trước đó, trong cuộc gặp phái đoàn châu Phi, Tổng thống Vladimir Putin lần đầu tiên tiết lộ các tài liệu dự thảo đã được các phái viên Nga và Ukraine thảo luận ở Thổ Nhĩ Kỳ hơn một năm trước. Theo ông, văn bản có tên Hiệp ước về Trung lập vĩnh viễn và Đảm bảo an ninh cho Ukraine đã được phái đoàn Ukraine ký kết. Dự thảo Hiệp ước quy định rằng Ukraine phải tôn trọng "sự trung lập vĩnh viễn" trong Hiến pháp của mình.

Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Pháp là những bên bảo lãnh an ninh. Phần phụ lục của dự thảo, cũng do người đứng đầu Điện Kremlin hé lộ, đã phác thảo các đề xuất của cả Nga và Ukraine về quy mô quân đội thường trực của Ukraine trong thời bình, cũng như trang thiết bị của lực lượng này.

Moscow đề xuất giới hạn số lượng thành viên lực lượng quân sự ở mức 85.000 và số lượng thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia ở mức 15.000. Trong khi đó, Kiev đề xuất rằng Lực lượng Vũ trang của họ có tới 250.000 quân. Phía Nga đề xuất rằng Ukraine nên được phép sở hữu 342 xe tăng, 1.029 xe bọc thép, 96 bệ phóng tên lửa đa năng, 50 máy bay chiến đấu và 52 máy bay "phụ trợ".

Trong khi đó, Ukraine ủng hộ việc có 800 xe tăng, 2.400 xe bọc thép, 600 bệ phóng tên lửa đa năng, 74 máy bay chiến đấu và 86 máy bay "phụ trợ". Các bên cũng trao đổi các đề xuất về giới hạn súng cối, vũ khí chống tăng, hệ thống tên lửa phòng không của Ukraine, cùng các thiết bị khác.

Các cuộc đàm phán hòa bình đã đổ vỡ vào mùa xuân năm 2022, ngay sau khi các quan chức Ukraine cáo buộc Quân đội Nga giết hại dân thường ở một số thành phố nhỏ xung quanh Kiev. Cáo buộc được đưa ra ngay sau khi binh lính Nga rút khỏi các khu vực ngoại ô Thủ đô Ukraine, điều mà Điện Kremlin vào thời điểm đó mô tả là "một cử chỉ thiện chí", trong khi Kiev coi là thất bại. Nga đã nhiều lần phủ nhận việc thực hiện các hành động tàn bạo ở Ukraine.

Phát biểu ngày 17/6, người đứng đầu Điện Kremlin nói rằng, Ukraine phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại các cuộc đàm phán: "Sau khi chúng tôi rút quân khỏi Kiev, như chúng tôi đã hứa, chính quyền Kiev đã ném (dự thảo hiệp ước - PV) vào sọt rác lịch sử. Họ đã từ bỏ mọi thứ".

Ông nhấn mạnh: "Đâu có gì đảm bảo rằng họ sẽ không từ bỏ các thỏa thuận trong tương lai?", đồng thời khẳng định rằng: "Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy, chúng tôi chưa bao giờ từ chối tiến hành đàm phán".

Mặc dù đàm phán giữa hai bên đã bị đình trệ nhiều tháng nay, song các tuyên bố của cả Nga và Ukraine đối với đề xuất hòa bình của phái đoàn châu Phi được xem là tín hiệu tích cực, mở ra hy vọng về việc thiết lập lại hòa bình cho Ukraine.

Khổng Hà (tổng hợp)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文