Ukraine bên bờ vực vỡ nợ

08:27 20/07/2024

Chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa sẽ tới hạn chót mà Ukraine phải thanh toán phần nợ nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả vòng đàm phán với các chủ nợ vào tháng trước cho thấy lập trường hai bên vẫn còn khoảng cách xa nhau. Nếu Ukraine không đạt được một thỏa thuận với các trái chủ trước thời hạn, Kiev sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ.

Số tiền khoảng 23 tỷ USD là trọng tâm của các cuộc đàm phán này, chiếm khoảng 15% tổng số nợ mà chính phủ Ukraine chịu trách nhiệm. Vào năm 2022, Ukraine và các chủ nợ đã đồng ý tạm dừng các khoản thanh toán nợ sau cuộc xung đột với Nga bùng phát. Nhưng trong khi các chính phủ chủ nợ đồng ý hoãn các khoản thanh toán cho đến năm 2027, thì các trái chủ tư nhân vẫn chưa gia hạn thời gian đóng băng sau khi hết hạn vào ngày 1/8 tới đây.

Nền kinh tế của Ukraine bị ảnh hưởng nặng do chiến sự. Ảnh: Reuters

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ukraine có thể đạt được thỏa thuận tái cơ cấu mới hoặc đàm phán gia hạn thời gian đóng băng để có thêm thời gian. Nếu không, họ sẽ phải bắt đầu thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày 1/8 hoặc chính thức vỡ nợ. Tất nhiên không ai muốn Ukraine vỡ nợ. Đối với các trái chủ, giá trị tài sản của họ sẽ giảm mạnh. Đối với Ukraine, việc huy động tiền cho nỗ lực tái thiết sẽ khó khăn hơn khi nước này quay trở lại thị trường quốc tế. Và việc tái cơ cấu nợ trong tương lai có thể khó khăn hơn nếu các nhà đầu tư bán lại trái phiếu vỡ nợ cho người mua khác. Các trái chủ sẵn sàng nhượng bộ để tránh kịch bản trên, nhưng chính xác số nợ sẽ còn lại – và lịch trả nợ mới sẽ như thế nào – là điều mà các bên hiện đang tranh cãi.

Trước khi nổ ra xung đột, Ukraine có tình trạng nợ khá tốt, nợ chính phủ thấp chỉ 48,9% GDP vào cuối năm 2021. Lãi suất trả nợ trung bình khoảng 9%/năm đối với nợ trong nước và 4% đối với nợ nước ngoài. Tổng chi phí trả nợ bằng 2,9% GDP. Nhưng sự suy thoái của nền kinh tế Ukraine do cuộc xung đột với Nga, cùng với sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu công, tăng từ 40% lên 75% GDP từ năm 2021 đến năm 2023, đã làm tăng đáng kể cả nợ trong và ngoài nước. Kết quả là đến cuối năm 2023, nợ công ở mức 84,4% GDP. Con số này thậm chí còn tồi tệ hơn nếu Mỹ không bổ sung ngân sách cho Ukraine với 22,85 tỷ USD dưới dạng tài trợ thay vì tín dụng trong năm 2022–2023. Năm 2022, Ukraine đã đạt được thỏa thuận với các chủ nợ về việc hoãn thanh toán gốc và lãi trái phiếu châu Âu trong giai đoạn 2022–2023. Tuy nhiên, vào năm 2024, tình hình đã khác. Năm nay Ukraine không nhận được tài trợ nào của phương Tây, trong khi đã đến lúc phải trả lãi cho trái phiếu châu Âu trong ba năm một lần (cho giai đoạn 2022–2024). Tình trạng này đã dẫn đến sự gia tăng chưa từng có trong chi phí trả nợ công lên tới 6,3% GDP, tương đương gần 12 tỷ USD vào năm 2024. Và nợ công vào cuối năm sẽ đạt gần 100% GDP. Đồng thời, chính sách lãi suất cao của Ngân hàng Quốc gia Ukraine đồng nghĩa với việc lãi suất trả nợ trong nước trung bình sẽ tăng từ 9 lên 13% trong hai năm.

Sau khi ký một chương trình 4 năm với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ukraine hiện đang thay thế khoản nợ 10 tỷ USD của IMF (nợ phát sinh trước chiến tranh với lãi suất 2 hoặc 3% mỗi năm) bằng một khoản tín dụng khác của IMF trị giá 15,6 tỷ USD (chịu lãi suất khoảng 8,5%/năm). Kết quả là, vào năm 2024, Ukraine, ngoài việc trả nợ gốc theo các chương trình cũ của IMF, sẽ phải chi trả khoảng 900 triệu USD tiền lãi các khoản nợ của IMF. Theo các tính toán, sau khi nhận được khoản vay 5,4 tỷ USD từ IMF vào năm 2024, Ukraine sẽ cần tăng các khoản thanh toán nợ vào năm 2025 lên tới 1,1–1,2 tỷ USD. Ngoài ra, còn có các trái phiếu liên kết với GDP phát hành năm 2015 của Ukraine, có giá trị đến năm 2041. Năm 2015, Kiev đã ký một thỏa thuận với các chủ nợ nhằm giảm nhẹ số nợ để đổi lấy trái phiếu, với điều kiện bắt buộc phải thanh toán nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ukraine vượt quá 3% GDP, bắt đầu từ năm 2019. Tốc độ tăng GDP càng lớn thì khoản chi trả càng lớn. Trong điều kiện tái thiết sau chiến tranh, các khoản thanh toán cho các nghĩa vụ này có thể đạt tới 1–2 tỷ USD mỗi năm hoặc hơn.

Vào năm 2023, nền kinh tế Ukraine tăng trưởng 5,3%, điều đó có nghĩa là vào năm 2025, Ukraine sẽ phải trả 700–800 triệu USD tiền lãi “liên quan đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Ukraine” cho các chủ nợ. Do đó, khoảng một nửa viện trợ của Mỹ và EU cho Ukraine vào năm 2024 sẽ dùng để trả nợ cho các chủ nợ trong và ngoài Ukraine. Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vào tháng 5 đến tháng 6/2024, Bộ Tài chính và các chủ nợ của Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán về cơ cấu lại trên 20 tỷ USD khoản nợ (trái phiếu châu Âu) và sửa đổi điều kiện với các chứng khoán liên kết GDP. Cho đến nay các cuộc đàm phán vẫn chưa đưa đến bất kỳ quyết định chung nào. Nếu việc tái cơ cấu nợ không thành công trước ngày 1/8/2024, Ukraine sẽ phải trả khoảng 3,75 tỷ USD trái phiếu châu Âu vào cuối năm 2024. Nếu không, họ đối mặt kịch bản vỡ nợ. Để giảm thiểu nguy cơ Ukraine vỡ nợ trong vài năm tới, tổ chức nghiên cứu của Mỹ Wilson Center đề xuất Chính phủ Ukraine nên cơ cấu lại khoản nợ Eurobond, nhằm mục đích xóa nợ một phần, giảm thiểu các khoản thanh toán lãi và hoãn thời điểm bắt đầu thanh toán từ năm 2024 đến năm 2025. Những biện pháp này sẽ cho phép Kiev giải quyết các vấn đề tài chính trong năm nay. Kiev cũng nên tái cơ cấu (hoặc mua lại) chứng khoán liên kết với GDP của Ukraine cho đến năm 2041. Sự phục hồi sau chiến tranh của Ukraine sẽ bị hạn chế bởi thực tế là tăng trưởng kinh tế trong tương lai của nước này sẽ bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trả 0,5–1% GDP mỗi năm cho loại chứng khoán liên kết GDP này. Bên cạnh đó, Ukraine phải đàm phán để tái cơ cấu – hoặc thậm chí hủy bỏ một phần – khoản nợ của IMF. Lãi suất cho khoản tín dụng này nên giảm từ 8-9% xuống mức trước chiến tranh là 2-3% mỗi năm. Và cuối cùng, chính quyền Kiev cần thay đổi chính sách của Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) nhằm giảm đáng kể lãi suất mà NBU trả cho chứng chỉ tiền gửi. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận mà NBU nộp vào ngân sách nhà nước, từ đó sẽ giảm chi phí vay trong nước mới và chi phí trả nợ trong nước trước đó.

Khổng Hà (tổng hợp)

Để đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện và an toàn trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, lực lượng CSGT Thủ đô đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ xuyên suốt kỳ nghỉ, tăng cường tuần tra, kiểm soát đảm bảo TTATGT đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Tham gia hiến máu tình nguyện (HMTN) lần đầu tiên từ năm 2009 khi đang là sinh viên Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân, đến nay, Đại úy Hoàng Ngọc Minh đã có 84 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Mỗi khi có người bệnh cần máu đột xuất, bất kể ngày hay đêm, mưa bão hay nắng gắt, khi có yêu cầu cần hỗ trợ, Đại úy Minh sắp xếp công việc chuyên môn để chạy ngay đến bệnh viện...

Nhiều người khẳng định rằng; Tết Độc lập ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình (quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là nơi bà con ăn tết lớn nhất cả nước. Tết Nguyên đán hoặc các lễ hội trong năm người Lệ Thuỷ ở xa có thể không về quê, song đến Tết độc lập thì “Dù ai đi đâu về đâu/Mồng 2/9 cũng mong về nhà/Về xem lễ hội quê ta/Dưới sông bơi chải nhà nhà cờ bay…”. Người Lệ Thuỷ đón Tết Độc lập có khi kéo dài gần cả tháng. 

Mặc dù không có chức năng, quyền hạn để nhận và làm thủ tục cho người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc nhưng Phạm Thị Lê Thanh, SN 1977, nơi ĐKHKTT tại thôn Tân Tiến, xã Đại Đức, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; tạm trú tại thôn Kim Đới 3, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, vẫn đưa ra các thông tin gian dối để chiếm đoạt của 77 người lao động gần 6 tỷ đồng.

Cùng với Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa được giao nhiệm vụ xây dựng các lán trại, bệnh viện, nhà điều dưỡng,… để đón đồng bào, cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Với tình cảm ruột thịt “Bắc - Nam một nhà”, cuộc đón tiếp lịch sử này chính thức bắt đầu từ chuyến tàu đầu tiên cập bến ngày 25/9/1954 cho đến hết năm 1955; địa điểm tập kết là khu vực cảng Lạch Hới, nay thuộc phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Trong 7 đợt, với 45 chuyến tàu, đã có hàng chục nghìn người là thương, bệnh binh, cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ miền Nam tập kết đến Sầm Sơn được đón tiếp, chăm sóc tận tình…

Mới đây, Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại chung cư Osaka Complex (số 48 Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) vào ngày 4/3/2024. Tuy nhiên đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến cho tình hình ANTT tại chung cư này vẫn luôn là điểm nóng…

Sáng 2/9, Công an huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Văn Tân (SN 1999, HKTT: huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) và Trần Văn Cường (SN 1989, HKTT: huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) trong vòng chưa đầy 6 giờ sau khi gây án.

Hơn 30 năm trôi qua, đối tượng  truy nã Dương Văn Dũng bỏ trốn qua nhiều tỉnh, thành phố, đi thuê nhà, mua nhà rồi lại bán nhà di chuyển chỗ ở nhiều nơi. Để che mắt lực lượng chức năng, Dũng không bao giờ khai báo tạm trú tại những nơi đã từng sinh sống, hạn chế tối đa việc giao tiếp, quan hệ và đã tạo cho mình vỏ bọc khác nhau.

Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 2/9/2024; trong quá trình phối hợp tuần tra bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, Thiếu tá Cao Văn Dương - Trưởng Công an xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã bị đối tượng điều khiển xe mô tô thông chốt đâm trọng thương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文