Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với Liên hợp quốc trong vấn đề gìn giữ hòa bình

08:20 16/02/2022

Việt Nam hiện là một trong bốn trung tâm đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Phiên thảo luận chung khai mạc khóa họp thường niên của Ủy ban đặc biệt về Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (gọi tắt là C-34) đã diễn ra hôm 14/2 tại thành phố New York, Mỹ.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Abdulla Shahid, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về hoạt động Gìn giữ hòa bình Alexander Zouev, cùng đại diện gần 60 nước và nhóm nước đã phát biểu tại sự kiện này. Tại đây, Việt Nam đã tuyên bố sẵn sàng thúc đẩy hợp tác với LHQ trong vấn đề trên.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ và Trợ lý Tổng Thư ký LHQ mong muốn tại phiên thảo luận này, Ủy ban C-34 sẽ thúc đẩy việc thực hiện thực chất, có hiệu quả Kế hoạch triển khai Hành động vì gìn giữ hòa bình giai đoạn 2021-2023 (A4P+) gồm 7 lĩnh vực ưu tiên. 

Tại cuộc thảo luận, các nước thành viên của Ủy ban C-34 đã chú trọng đề cập đến vấn đề an toàn, an ninh của lực lượng gìn giữ hòa bình, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình và bảo đảm tài chính dành cho hoạt động gìn giữ hòa bình; đồng thời ghi nhận vai trò của Ủy ban C34 đối với hoạt động này. Một số ý kiến cho rằng nên tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong giải quyết gốc rễ của xung đột.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Trà đã chia sẻ tới cộng đồng quốc tế về sự quan tâm của Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, đặc biệt trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình cũng như việc hỗ trợ nguồn lực, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực như ASEAN và sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình. Đại diện Việt Nam cũng thông tin về việc Việt Nam là một trong bốn trung tâm đào tạo cho lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực Đông Nam Á và sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

Sỹ quan của Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tặng quà cho trẻ em tại Phân khu Tây trong chuyến tuần tra và làm việc với chính quyền địa phương cùng Tư lệnh Phái bộ ở Nam Sudan (tháng 11/2020). Ảnh: NVCC

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chia sẻ với các nước kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo, vượt qua khó khăn trong những thời điểm khủng hoảng nhất tại khóa họp lần thứ 60 Ủy ban Phát triển Xã hội của LHQ (CSocD) với chủ đề “Phục hồi bao trùm, tự cường từ COVID-19 vì cuộc sống bền vững, phúc lợi và nhân phẩm cho tất cả mọi người: Xóa đói nghèo dưới mọi hình thức và khía cạnh để đạt Chương trình Nghị sự 2030”, diễn ra từ ngày 7 đến 16/2/2022, tại trụ sở LHQ ở New York.

Theo báo cáo của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, đại dịch COVID-19 đã đảo ngược những thành tựu gần đây của thế giới trong việc giảm nghèo đói, bất bình đẳng, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của nhiều nhóm thiệt thòi và yếu thế. Chính vì vậy, Tổng Thư ký LHQ cho rằng phục hồi từ COVID-19 là cơ hội để các nước xây dựng, phát triển các khung chính sách dài hạn nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).

Phát biểu tại khóa họp, Chủ tịch ĐHĐ LHQ, ông Abdulla Shahid nhấn mạnh thế giới đã bước vào năm thứ ba của đại dịch COVID-19 do đó cần sớm rút ra các bài học kinh nghiệm cho thời kỳ hậu COVID, kêu gọi lồng ghép SDG vào các kế hoạch xây dựng lại tốt hơn và đề xuất một loạt biện pháp trong lĩnh vực này. Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội LHQ, ông Collen Vixen Kelapile, cho rằng các nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, đang bị bỏ lại phía sau với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, trong khi khả năng tiếp cận vaccine, nguồn tài chính cho quá trình phục hồi của những nước này còn rất thấp. Từ thực tiễn quốc gia, các nước đã chia sẻ kinh nghiệm, các sáng kiến về chính sách xã hội để xử lý các tác động của đại dịch, nhất là về xóa đói, giảm nghèo, giải quyết thách thức về đảm bảo an ninh lương thực.

Phát biểu tại khoá họp, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh sự phục hồi sau COVID-19 vẫn chưa đồng đều trên khắp thế giới. Quá trình thực hiện các SDG vào năm 2030 cũng đang bị gián đoạn, đặc biệt đối với các SDG về xóa đói, nghèo. Để giải quyết các thách thức này, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định xóa nghèo bền vững sẽ chỉ đạt được nếu cùng giải quyết được các mối đe dọa về an ninh lương thực; các khuôn khổ pháp lý và chính sách liên quan phải tập trung vào giảm nghèo đói và bất bình đẳng, nâng cao năng lực, đảm bảo sinh kế bền vững cho tất cả mọi người.

Đại sứ cũng nhấn mạnh, để đảm bảo an ninh lương thực, nền tảng quan trọng cho việc xóa đói, giảm nghèo, các nước cần tăng cường đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho nông nghiệp để tăng năng suất, khả năng chống chịu và sự bền vững. Việt Nam sẵn sàng tham gia các khuôn khổ hợp tác của LHQ và muốn phát triển thành một trung tâm sáng tạo về lương thực thực phẩm ở khu vực. Đại sứ nêu lại các biện pháp toàn diện và thành tựu của Việt Nam trong việc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ SDG vì một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.

Những giải pháp mà Việt Nam đề xuất tại phiên họp này tập trung vào giải quyết các nguyên nhân gốc rễ gây ra đói nghèo và bất bình đẳng: Đó là cần tăng cường giáo dục, đào tạo, tạo công ăn việc làm, cải thiện sự gắn kết giữa các chính sách bảo trợ xã hội và nông nghiệp. Cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường hợp tác đa phương và huy động tối đa các nguồn lực để có thể phục hồi toàn diện và giải quyết khủng hoảng nợ.

C-34 là Ủy ban chuyên trách của ĐHĐ LHQ, tiến hành họp trong tháng 2, tháng 3 hằng năm để thảo luận, tham vấn và xây dựng Báo cáo của Ủy ban về các vấn đề liên quan đến gìn giữ hòa bình để trình lên ĐHĐ LHQ.

Khổng Hà (tổng hợp)

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Thạc sĩ - bác sĩ nội trú Dương Thị Trà Giang (SN 1992), Khoa Đẻ thường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu như: Giải Nhất lĩnh vực Y - Dược trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật TP Hà Nội (2022-2023); giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022-2023)... Không chỉ cứu nhiều sinh mệnh sản phụ và trẻ sơ sinh bên bờ “cửa tử”, nữ bác sĩ (BS) còn đam mê nghiên cứu khoa học, mang lại lợi ích to lớn cho các bà mẹ. Nữ BS vừa được vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vào sáng 11/5.

Ngày 12/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực III (đóng tại TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, tàu SAR 272 và êkíp đã kịp thời cứu nạn một thủy thủ người nước ngoài bị nạn trên biển vào ngày 11/5.

Lợi dụng chức danh, nhiệm vụ Kế toán trưởng, Trương Ngọc Tùng (SN 1991, trú tại 52 đường Bửu Đình, phường Kim Long, TP Huế, Thừa Thiên Huế) đã sử dụng nhiều thủ đoạn (trong đó có làm giả hàng loạt bộ chứng từ để chiếm đoạt tiền từ ngân hàng, rồi đi vay tiền từ ngân hàng về nhưng không nộp vào quỹ công ty... ) để chiếm đoạt số tiền gần 5 tỷ đồng.

Được biết đến với tính cách hiền lành, mộc mạc, chân chất, Đinh Thanh Trung có thể xem như hình tượng đối với nhiều cầu thủ trẻ Việt Nam. Nhưng ma tuý đã khiến Quả bóng Vàng Việt Nam 2017 sụp đổ.

Theo văn bản số 5490/VP-TNMT của UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị khắc phục sự cố môi trường tại Khu liên hợp xử lý chất thải (LHXLCT) Sóc Sơn (bãi rác Nam Sơn) và công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu xử lý chất thải tập trung của TP Hà Nội.

Những tháng qua, trên phạm vi cả nước, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra với thủ đoạn ngày càng tinh vi, có sự cấu kết từ trong nước và nước ngoài. Các đối tượng lợi dụng triệt để mạng xã hội, như Facebook, Zalo... để hoạt động phạm tội khiến việc phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.

Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tối 10/5 (giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Mặc dù vậy, quan điểm giữa các bên vẫn còn khá cách biệt.

Ngày 11/5, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Công an tỉnh Phú Yên về thành tích đấu tranh chuyên án, triệt phá đường dây thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở và bán tài khoản ngân hàng trái phép.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文