Căng thẳng biên giới Trung - Ấn: Đối đầu và… “nắn gân”

01:13 26/07/2017
Xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc diễn ra hàng chục năm qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Mới đây, căng thẳng tiếp tục leo thang khi Trung Quốc xây dựng một con đường tại cao nguyên Doklam - nơi Ấn Độ cho là thuộc lãnh thổ của Bhutan.

Ấn Độ tuyên bố rằng, con đường mà Bắc Kinh xây dựng tạo nên “mối quan ngại an ninh nghiêm trọng” do đó là đường dẫn vào khu vực nối với 7 bang miền tây bắc Ấn Độ.

Trong một động thái sau đó, Ấn Độ đã triển khai thêm 2.500 binh sĩ đến khu vực bang Sikkim giáp biên giới Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột giữa hai bên nổ ra tại cao nguyên Doklam. Đây được cho là động thái phản ứng với việc Trung Quốc triển khai thêm quân đến Khamba Dzong và các khu vực gần thung lũng Chumbi, nằm giữa Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.

Căng thẳng leo thang

Từ lâu nay, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thường xuyên nổ ra tranh chấp tại những nơi tiếp giáp đường biên giới dài gần 4.000 km và chưa được phân định rõ ràng. Tranh chấp lãnh thổ là nguyên nhân dẫn tới những cuộc va chạm, đụng độ thường xuyên giữa hai nước mà nghiêm trọng nhất là cuộc chiến tranh biên giới cuối năm 1962.

Căng thẳng hiện nay bùng phát gần nơi mà Ấn Độ gọi là “cổ gà” - dải đất nhỏ đóng vai trò đường kết nối trực tiếp duy nhất đến vùng đất bị chia cắt phía đông bắc nước này, đồng thời phía bắc tiếp giáp Trung Quốc. Bắc Kinh đầu tháng 6 khởi công xây dựng một con đường mới dẫn tới cao nguyên Doklam đang tranh chấp với New Delhi - nơi Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan giao nhau.

Sau khi phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc. Trung Quốc cáo buộc quân đội Ấn Độ vượt qua ranh giới mà hai nước đã nhất trí, phân chia vùng Tây Tạng (phía tây Trung Quốc) với bang Sikkim (phía đông Ấn Độ). Trung Quốc chỉ công nhận Sikkim thuộc về Ấn Độ trong năm 2003.

Ngược lại, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm an ninh Ấn Độ và nước láng giềng Bhutan khi “mở rộng hạ tầng cơ sở” gần biên giới. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều từ chối nhượng bộ. Ngay sau đó, khoảng 400 binh sĩ Ấn Độ đã “đối mặt” với lính Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp. 

Thậm chí, New Delhi vừa điều động thêm 2.500 binh sĩ tới đóng quân tại Sikkim nhằm tăng cường khả năng ứng phó trong trường hợp xung đột có thể nổ ra tại cao nguyên Doklam.

Trong diễn biến mới nhất, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở phía bên kia biên giới của Ấn Độ với sự tham gia máy bay, xe tăng và trọng pháo. Một lữ đoàn quân đội Trung Quốc được trang bị giàn phóng tên lửa và xe tăng tiến hành tập trận tấn công bằng đạn thật vào một địa điểm “của kẻ thù” ở khu vực giáp biên giới Ấn Độ.

Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội cho thấy, Trung Quốc đã bắn đạn thật qua biên giới sang phía Ấn Độ, khiến một số binh sĩ của Ấn Độ bị thương. Bắc Kinh tuyên bố “không sợ”, và sẵn sàng cho cuộc chiến tranh tổng lực dọc biên giới với New Delhi.

Các động thái quân sự từ Bắc Kinh làm gia tăng lo ngại tình hình có thể tiếp tục leo thang, không thể loại trừ “khả năng chiến tranh”, đặc biệt nguy hiểm bởi cả Trung Quốc và Ấn Độ đều sở hữu vũ khí hạt nhân.

Trong bối cảnh Bắc Kinh và New Delhi đang trải qua hơn một tháng căng thẳng, khi cả hai bên đều cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau, thì Bắc Kinh liên tục lên tiếng yêu cầu quân đội Ấn Độ nhanh chóng rút quân “vô điều kiện” khỏi vùng lãnh thổ tranh chấp. Trung Quốc cho rằng Ấn Độ hoàn toàn “dối trá” khi tự nhận là đồng minh với Bhutan, nói rằng can thiệp quân sự để thay mặt cho người láng giềng nhưng thực tế là “gã khổng lồ Nam Á” muốn duy trì và mở rộng quyền bá chủ khu vực.

Bất chấp mọi quan điểm, New Delhi không hề nhượng bộ. Truyền thông Ấn Độ đã thẳng thừng bác bỏ tin tức của truyền thông Trung Quốc nói rằng quân đội Trung Quốc đã “tiêu diệt” 158 binh sĩ Ấn Độ và bắn tên lửa qua biên giới ở khu vực Sikkim.

Hiện nay, Ấn Độ có gần 200.000 binh sĩ đóng quân ở các khu vực tranh chấp với Trung Quốc, gấp 15-20 lần quân số của lực lượng Trung Quốc. Ấn Độ đã chuẩn bị “đánh lâu dài” ở khu vực Doklam và không có dấu hiệu rút quân.

Cuộc đối đầu biên giới mới đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ được coi là nghiêm trọng nhất kể từ trận chiến biên giới đẫm máu vào năm 1962 khiến 2.000 người thiệt mạng, trong đó đa phần là binh sĩ Ấn Độ. Tuy vậy, đây không phải là lần đầu tiên “hai người khổng lồ châu Á” này đối mặt với nhau ở biên giới.

Khu vực này tiếp tục chứng kiến cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1967, sau đó là thời kỳ căng thẳng và điều binh dọc biên giới bang Arunachal Pradesh giai đoạn 1986-1987. Một điểm nóng khác trên biên giới hai nước là phía tây biên giới Ấn Độ giáp với khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Một khu vực nữa cũng bị tranh chấp là vùng đất hẻo lánh mà Trung Quốc gọi là Donglang, giáp ranh với bang Sikkim của Ấn Độ và Bhutan.

Trên thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ đã đàm phán 15 vòng về biên giới từ giữa những năm 1990 nhưng kết quả vẫn hạn chế. Biên giới hai nước nhìn chung “không tiếng súng” nhưng thực chất tranh chấp vẫn âm ỉ.

Đối đầu lâu dài

Giới quan sát nhận định, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn căng thẳng với nhau về đối đầu ở Doklam nhưng hai bên sẽ khó có thể khai chiến với nhau, vì sẽ gây tổn thất to lớn và khôn lường. Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng quân ở biên giới, không khí căng thẳng chẳng khác nào như chiến tranh sắp xảy ra, nhưng đến nay quân đội hai bên vẫn còn đang thăm dò, hoàn toàn không muốn mạo hiểm gây chiến.

Nhìn vào tình hình thực tế, khu vực Doklam không phải là một nơi lý tưởng để tác chiến khi có địa hình gập ghềnh và đường sá không thuận lợi. Do sức ép hậu cần, sư đoàn miền núi cho dù áp dụng cách làm tấn công thì chiến tuyến cũng tương đối ngắn, cùng khả năng tác chiến liên tục rất hạn chế. Nếu xung đột xảy ra, lựa chọn ưu tiên của hai bên sẽ là “đánh nhanh thắng nhanh”, tiến hành một cuộc chiến mang tính “đỏ đen”.

New Delhi và Bắc Kinh đều chuẩn bị “đánh lâu dài” ở khu vực tranh chấp và không hề có dấu hiệu rút quân.

Cuộc tập trận bắn đạn thật hay lời lẽ dọa nạt từ phía Trung Quốc chỉ dừng lại ở mức “nắn gân” và khó xảy ra đụng độ lớn, chứ chưa nói tới xung đột lớn. Với sức mạnh quân sự hiện nay, một cuộc đụng độ quân sự lớn nếu xảy ra sẽ vô cùng khó kiểm soát, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường cho cả hai bên.

Nhiều chuyên gia còn nhấn mạnh, sức mạnh quân sự của Ấn Độ hiện nay không chiếm ưu thế so với Trung Quốc, tức là nếu khai chiến thì sẽ khó thắng được Trung Quốc. Tất nhiên, Ấn Độ đã và đang có nhiều bước đi cụ thể để tăng cường sức mạnh quốc phòng (với việc thử nghiệm nhiều loại vũ khí chiến lược) cũng như liên kết với nhiều quốc gia khác để ứng phó với thế trận của Trung Quốc.

Ngoài ra, Ấn Độ không mong muốn xảy ra xung đột, đồng thời hy vọng căn cứ vào kinh nghiệm lịch sử để hợp tác giải quyết cuộc đối đầu, làm cho quan hệ Trung - Ấn quay trở lại quỹ đạo bình thường, tránh gây thiệt hại lớn cho quan hệ song phương.

Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc có điều kiện để giành ưu thế ở khu vực Nam Á - Ấn Độ Dương đang có vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Việc chiếm ưu thế ở khu vực này sẽ tạo cơ sở quan trọng cho Trung Quốc đuổi kịp Mỹ trong cuộc cạnh tranh vị trí cường quốc toàn cầu.

Thế địa chính trị trên lục địa Á - Âu đang thay đổi với sáng kiến “vành đai và con đường” (được hiện thực hóa qua năng lực công nghệ và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc) cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc hải quân lớn ở Ấn Độ Dương.

Trung Quốc rất muốn thiết lập quan hệ với những quốc gia mà Ấn Độ xem là nằm trong tầm ảnh hưởng của mình bằng chiến lược “cắt lát xúc xích” để “nuốt” những vùng đất Trung Quốc tự nhận là của mình. Do đó, Bắc Kinh hoàn toàn không muốn để xảy ra chiến tranh với New Delhi, bởi lẽ việc thúc đẩy chiến lược ở khu vực Nam Á nhiều năm qua của Trung Quốc sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Rõ ràng, một cuộc chiến sẽ không có lợi cho bên nào vì Trung Quốc và Ấn Độ có quan hệ thương mại chặt chẽ và đôi bên đều có những bận tâm khác về an ninh cho nên khó có thể gánh thêm một cuộc chiến.

Với Bắc Kinh, một cuộc chiến với New Delhi sẽ hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc với tư cách cường quốc toàn cầu - mục tiêu mà Bắc Kinh nóng lòng theo đuổi nhưng chưa thành công. 

Tuy nhiên, theo nhận định chung thì khó mà thấy căng thẳng có thể dịu đi một cách nhanh chóng vì Trung Quốc có quan điểm rất cứng rắn, có thái độ khiêu khích và dường như đang gây khó khăn để không thể đàm phán tìm lối thoát để kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở Nam Á. Thế nên, hai bên có lẽ sẽ chơi trò “vờn nhau” để tận dụng thời gian chuẩn bị cho một kịch bản đối đầu tương đối xa vời...

Nguyễn Tuyết

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文