Nghị trường năm tháng không phai: Khí chất Diên Hồng

14:37 13/10/2020
Năm tháng trôi qua, có những vị đại biểu đã rời nghị trường mấy thập niên, có người về thiên cổ, Quốc hội cũng qua bao khóa gắn với từng giai đoạn cách mạng nhưng tên tuổi và những phiên chất vấn đó vẫn lưu danh, vọng truyền.

Hội trường chính của tòa nhà Quốc hội mới mang tên Diên Hồng nhưng cái khí chất ấy đã định hình từ lâu. Khi nghiên cứu lịch sử Quốc hội, chúng ta thấy hoạt động giám sát, chất vấn có từ ngày khai sinh Quốc hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng hoạt động chất vấn nghị trường. Ông Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người đã có nhiều năm nghiên cứu lịch sử Quốc hội cho biết, Quốc dân đại hội Tân Trào là một Quốc hội lâm thời, tiền Quốc hội nhưng chính Quốc dân đại hội Tân Trào đã đặt nền móng cho nhiều hoạt động của Quốc hội, điển hình là hoạt động chất vấn. Thực tế lúc đó Quốc hội họp có 2 ngày vào chiều 16 và ngày 17-8-1945 nhưng đã dành thời gian thích hợp cho chất vấn. 

Trong kỳ họp thứ 2 (từ ngày 28-10 đến 9-11-1946) của Quốc hội khóa 1 có 70 đại biểu, trong đó 50 đại biểu của Việt Nam Quốc dân đảng, 20 đại biểu của Việt Cách được bổ sung nhưng không qua bầu cử, đó là nhờ chính sách đoàn kết rộng rãi của Bác Hồ và Quốc hội lúc bấy giờ. Vì thế, trong kỳ họp đó có nhiều ý kiến khác nhau. Trưởng Ban Thường trực Quốc hội là cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam đã đứng lên trả lời chất vấn, sau đó là các thành viên Chính phủ trả lời như ông Huỳnh Thúc Kháng, Trần Đăng Khoa, Chu Bá Phượng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến...

Những ngày đầu họp Quốc hội, Chính phủ nhận được 88 câu hỏi của các đại biểu chỉ trong một phiên họp. Sau khi các bộ trưởng trả lời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ trả lời những vấn đề còn chưa rõ. Trước Quốc hội, Bác đã trả lời nhiều vấn đề về ngoại giao, kinh tế, quốc phòng...

Về vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, Bác nói kỹ hơn và nhấn mạnh: “Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm nhưng trong Chính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở Ủy ban hiện đông và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ cũng hết sức làm gương và nêu gương. Nếu làm gương không xong thì dùng pháp luật để trị những kẻ ăn hối lộ, đã trị, đương trị và trị cho kỳ hết”. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành chất vấn tại Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn

Mấy chục năm đất nước đổi mới, nhất là từ khi hoạt động chất vấn tại nghị trường được truyền hình, phát thanh trực tiếp, lĩnh vực này trở thành “món ăn tinh thần” thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri, nhân dân. Ngoài đại biểu hỏi và người trả lời thì bản lĩnh, dũng khí và sự sắc sảo của người điều hành chất vấn giữ vai trò rường cột. Ngày trước, khi nhận xét về chất vấn, trả lời chất vấn trước Quốc hội, ông Nguyễn Văn An (khi đó là Chủ tịch Quốc hội) nói rằng, có 3 cách hỏi trong đời thường, đó là hỏi để biết, hỏi chỉ để mà hỏi và hỏi để làm rõ trách nhiệm. “Hỏi trong chất vấn phải là cách hỏi thứ ba, đó là làm rõ trách nhiệm” - ông nói.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dùng từ “tư lệnh” để chỉ vai trò, trách nhiệm của bộ trưởng, trưởng ngành trước Quốc hội. Đây là những chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn nên trước Quốc hội thì bộ trưởng, trưởng ngành phải là người chịu trách nhiệm chứ không có việc “ủy quyền” hay giải thích trách nhiệm của người khác, của cơ quan, ban ngành khác.

Khái niệm “tư lệnh” trong hoạt động chất vấn cũng được định hình từ đó. Ông chính là người tạo dấu ấn nổi bật trong hoạt động nghị trường, đặc biệt với vai trò “cầm trịch”, điều hành chất vấn, trả lời chất vấn và nhiều câu chuyện sâu sắc tới nay còn được lưu truyền. 

Ở đây, yếu tố người “cầm trịch” (thường là Chủ tịch Quốc hội) - điều hành chất vấn càng thể hiện rõ. Có thể nói, người điều hành quyết định rất lớn đến sự thành công hay không, sống động hay không, thực chất hay không buổi chất vấn. Người điều hành không chỉ giữ vai trò gọi hỏi theo danh sách mà còn thực hiện các hoạt động cần thiết trong việc hỏi và đáp của đại biểu, của bộ trưởng (như hướng dẫn, gợi ý, căn chỉnh thời gian hỏi đáp, trực tiếp đặt câu hỏi chất vấn và bình luận, đánh giá...).

Đặc biệt, người “cầm trịch” rất cần bản lĩnh và dũng khí khi điều hành chất vấn; bản lĩnh để không e ngại các vấn đề và nể nang còn dũng khí để thể hiện cách nói, cách hỏi, cách bình luận có uy thế, có tầm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII) khi điều hành chất vấn thường lưu ý các đại biểu hỏi và bộ trưởng trả lời rằng, cách đặt vấn đề phải rõ, gọn, còn người trả lời cũng phải cụ thể, đi vào thực chất, không sa vào kể lể, liệt kê thành tích. Đặc biệt, đồng chí lưu ý, dù hỏi và trả lời nội dung nào thì cũng phải trên tinh thần xây dựng, vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân chứ không “gài” vấn đề cá nhân.

Kỳ trước, chuyện con gà cõng 14 loại phí được đại biểu nêu ra và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi. Tại nghị trường khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, không thể cho rằng chuyện con gà là chuyện nhỏ mà đây là vấn đề lớn liên quan đời sống người nông dân cũng như thể hiện nền hành chính đất nước. Người nông dân, nền nông nghiệp sản xuất, chăn nuôi mà những thứ phí, lệ phí chồng chất như vậy thì không thể phát triển được. Ông yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng phải giải quyết, dẹp bỏ ngay những loại phí không cần thiết và phải hứa trước Quốc hội thời hạn giải quyết. Với động thái mạnh mẽ như vậy, việc ấy được hai bộ cam kết ngay tại phiên chất vấn và giải quyết nhanh chóng sau đó.

Quốc hội khóa XIV ghi dấu ấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong điều hành thảo luận, chất vấn. Nếu như trước đây, việc hỏi kéo dài, nhiều người hỏi để bộ trưởng “gom” nội dung trả lời khiến nội dung dàn trải, không khí nhiều lúc tẻ nhạt thì nay đã khác. Mỗi lượt chất vấn chỉ có từ 3-5 đại biểu đặt câu hỏi, mỗi đại biểu hỏi trong 1 phút và bộ trưởng trả lời không quá 3 phút cho một nội dung chất vấn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu nêu câu hỏi ngắn gọn, đúng phạm vi chất vấn vào các nhóm chuyên đề đã được thống nhất. Trong quá trình chất vấn, đại biểu có thể đăng ký tranh luận với thời gian cho mỗi vấn đề không quá 2 phút.

“Các thành viên Chính phủ, trưởng ngành cần trả lời thẳng thắn, đúng trọng tâm câu hỏi và đặc biệt phải thể hiện được trách nhiệm, đề ra các giải pháp, lộ trình cụ thể để thực hiện” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu. Cử tri ấn tượng với nữ Chủ tịch Quốc hội trong cách điều hành linh hoạt mà trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát nhưng không kém phần uyển chuyển để giải nhiệt những điểm nóng gay cấn trong hỏi và đáp giữa bộ trưởng và đại biểu.

Tại nghị trường, sự lan tỏa trong cử tri, nhân dân chính ở những phát biểu, chất vấn mang khí chất, bản lĩnh. Đại biểu Nguyễn Quốc Thước đã rời nghị trường hai chục năm rồi nhưng tên tuổi và những dấu ấn của ông trong suốt 3 nhiệm kỳ Quốc hội (khóa VIII, IX, X) vẫn còn lưu. Ông nổi tiếng với những phát biểu, chất vấn thẳng thắn, trách nhiệm, nhiều khi đó là sự đụng chạm mà nhiều đại biểu khác biết nhưng không nói. Về điều này, khi chia sẻ với báo chí, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, là đại biểu của dân thì phải nói được ý dân và dù nói theo góc độ nào thì cũng trên tinh thần xây dựng chứ không có nghĩa nói đụng chạm là “chọc phá”, là khích bác ai đó.

Với 3 nhiệm kỳ là đại biểu của dân, lại với đặc tính làm công tác đối ngoại, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân vừa chất vấn thẳng, rõ trách nhiệm nhưng trong cách dùng từ ngữ của ông cũng luôn phù hợp bối cảnh, sâu sắc, trực diện mà không khiến người bị chất vấn mất lòng. Ông quan niệm, để làm tốt trọng trách đại biểu phải có tâm và tầm. Tâm thể hiện ở chỗ đứng về phía cái đúng và dám bảo vệ nó, dám tranh luận, chất vấn. Còn về tầm, đại biểu phải khẳng định được vị thế theo chức năng, nhiệm vụ.

Quốc hội khóa XI, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển từng được cử tri gọi là “ông trực tính”. Phiên chất vấn Quốc hội khóa XI cuối năm 2004, nghị trường nóng sau vụ án xin cho quota bị phanh phui xảy ra tại Bộ Thương mại. Khi đó, một thứ trưởng của bộ này bị khởi tố, điều tra. Là “tư lệnh” Bộ Thương mại, ông băn khoăn cơ chế nào sinh ra tiêu cực để có giải pháp loại trừ chứ không chỉ là chuyện xử lý cá nhân.

“Tôi không thể gặm nhấm mãi nỗi buồn, nỗi đau xót đó. Phải tìm ra phương pháp xử lý, tôi và anh em phải cố gắng. Là Bộ trưởng, tôi phải chịu trách nhiệm trước sự việc tiêu cực xảy ra trong cơ quan của mình và xin nhận khuyết điểm trước Bộ Chính trị, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ” - ông phân trần. Rời diễn đàn chất vấn, “cụ nghị” xứ Nghệ lại vui thú điền viên và ở đó là lúc thi ca thành bạn hữu:

Vụng về và chậm muộn

Sao cứ nhiều đam mê

Thu có còn đủ nắng

Cho xôn xao mùa về... 

Từ sự sống động ở nghị trường, sau mỗi kỳ chất vấn, Quốc hội ban hành các nghị quyết nhằm xác định rõ những vấn đề phải giải quyết và trách nhiệm của các “tư lệnh”.

(Còn nữa)

An Nhi

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc từ ngày 16-17/5 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Putin nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 5 vào ngày 7/5 vừa qua, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang phát triển ổn định, gắn bó.

Sáng 16/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do 3 đối tượng quê Thanh Hóa thực hiện; đồng thời đề nghị những ai từng vay tiền hoặc bị 3 đối tượng này cưỡng đoạt tài sản thì khẩn trương liên hệ với Công an huyện Duy Xuyên để giải quyết.

Liên quan sự cố tai nạn xảy ra tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam bắc qua hạ lưu sông Ba, kết nối huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) như Báo CAND đã thông tin, đến 8h30 sáng nay 16/5, các lực lượng cứu hộ vẫn còn đang nỗ lực tìm kiếm dấu tích 2 nạn nhân còn lại.

Qua 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (từ năm 2013 đến 2023), công tác phòng, chống tội phạm mua bán người của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người ở Việt Nam. Và một trong những kết quả đạt được, chính là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có các vaccine mới được đặc biệt chờ đợi là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, zona thần kinh và phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới. 

Thời gian qua, lực lượng Công an các xã miền núi thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện nhiều mô hình nhằm lan tỏa phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ). Đặc biệt, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã đã tích cực học tiếng dân tộc Pa Cô để giao tiếp và thực hiện “4 cùng” với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần giữ vững ANTT vùng biên giới.

Theo số liệu thống kê từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, từ ngày 16/12/2023 đến hết tháng 4/2024, cơ quan chức năng phát hiện 28 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, tổng thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra vào chiều tối qua (15/5) tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, nằm trong dự án thi công đường cao tốc Bắc - Nam, bắc qua hạ lưu sông Đà Rằng nối liền địa phận xã Hòa An, huyện Phú Hòa với xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (Phú Yên).

Trong trận đấu bù vòng 34 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra vào sáng 16/5, CLB Manchester United (MU) đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2 trước các vị khách New Castle. Chiến thắng giúp Quỷ Đỏ chấm dứt chuỗi trận không thắng tại giải Ngoại hạng Anh.

Khi tháng 5 đã trôi qua nửa, số lượng vé dự Olympic Paris 2024 (Olympic 2024) của thể thao Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 10. Khi những cơ hội giành vé ngày càng thu hẹp cũng là lúc các đội thể thao còn cơ hội tranh vé dự Olympic 2024 đang phải căng mình để giúp thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu tối thiểu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文