Nhà báo thể thao, xin tạ ơn người!

10:46 28/06/2020
Gần đến ngày 21, vô tình xem một tấm ảnh của nhà báo thể thao Hữu Bình trên facebook, biết bao kỷ niệm của thời mới làm nghề bỗng ùa về. Tấm ảnh này, anh Hữu Bình chụp cùng nhà báo Quốc Huy - phụ trách văn phòng miền Bắc báo Thể thao TP. Hồ Chí Minh, Tổng biên tập báo Thể thao ngày nay danh tiếng một thời.


Cái thời ấy, chú Huy thường khoác một chiếc áo đỏ - trắng của Đội tuyển bóng đá Việt Nam, ngồi ở cà phê Nhân trên đường Nguyễn Thái Học. Thời ấy, mình là một cậu sinh viên, mỗi lần đi ngang qua, nhìn thấy chú Huy ngồi đó là một lần cháy lên cái ước mơ: Ước gì sau này mình được làm nhà báo thể thao giống chú! Đọc chú Huy từ Thể thao TP. Hồ Chí Minh sang Thể thao ngày nay, nên biết rõ chú, dù thời đó chắc chắn chú chẳng biết mình.

Cũng trên mặt báo Thể thao TP. Hồ Chí Minh, có một người nữa cũng chẳng có lý do gì để biết mình thời đó, nhưng mình vô cùng ngưỡng mộ, đó là nhà báo Nguyễn Nguyên. Lớp 6, mỗi sáng mình được mẹ cho 2.500 đồng ăn xôi, nhưng cứ đến thứ 2 và thứ 5 là nhịn. Và cứ đến thứ 2 và thứ 5 là hồi hộp chờ đợi đến khoảng 4-5 giờ chiều để chạy nhanh ra hàng báo, mua Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đọc bài của Nguyễn Nguyên.

Hồi đó Báo Thể thao TP. Hồ Chí Minh chuyển máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, nên cứ phải đến tầm chiều mới có báo. Có rồi thì chạy nhanh về nhà đọc ngấu nghiến. Đọc tới mức đến tận bây giờ vẫn thuộc được nhiều tiêu đề, thậm chí là nhiều đoạn, nhiều câu anh Nguyễn Nguyên từng viết. Thuộc luôn cả cách anh hành văn, lập ý. Và đọc rồi thì ước: Ước gì sau này được làm ở báo Thể thao TP. Hồ Chí Minh!

Hạnh phúc thay, tất cả những ước mơ sau này đều thành hiện thực. Một buổi tối năm 2006, khi bất ngờ nhận được cú điện thoại của chú Lê Hiển - Tổng thư ký toà soạn Báo Thể thao TP. Hồ Chí Minh, mời về làm cho báo, mình hạnh phúc hệt như lấy được vợ.

Liền lấy xe phóng nhanh qua mấy vòng hồ Hale để tận hưởng cái cảm giác hạnh phúc đang phập phồng trong ngực. Chỉ là một cậu sinh viên mới ra trường - là một cộng tác viên trẻ, thế mà lại được đích thân Tổng thư ký toà soạn mời về báo, sau đó lại được cho một khung nhuận bút riêng, giờ nghĩ lại mới thấy hồi đó mình "oách" phết! (Hì hì).

Mà càng nghĩ lại càng thấy thật hạnh phúc khi được làm nhà báo thể thao thời kỳ đó. Bởi đấy là thời kỳ cực thịnh của báo chí thể thao, với đỉnh cao là có đến 10 tờ nhật báo thể thao vào năm 2008. Thời đó, làng báo thể thao Việt Nam là cả một chùm những cây bút, mỗi người một giọng, mỗi người một nét: Thâm trầm súc tích là Tường Vy (tiếc là chú Tường mất sớm quá, cỡ 2003 thì phải); sắc sảo, góc cạnh là Nguyễn Nguyên; Riết róng, đanh thép là Lê Hiển, chấm phá, điểm xuyết là Nguyễn Lưu; nhói sâu, giàu hình ảnh là Huy Thọ; chắc chắn và lý sự là Hồng Ngọc…

Bạn có thể thích hay không thích người này người kia - đấy là quyền của bạn. Nhưng không thể phủ nhận, họ đều là những người cực kỳ cá tính. Với riêng cá nhân mình, trong tư cách một người làm nghề, đến tận lúc này mình vẫn luôn coi tất cả những người ấy là thầy.

Và với những người thầy "gián tiếp" ấy, mình tự thấy mình được lớn lên. Rất nhiều lúc mình tự hỏi, ở bước chập chững làm nghề ấy, nếu mình không được sống và thở trong một làng báo thể thao đặc sắc, giàu cá tính đến mức ấy thì không hiểu mình có được ngày hôm nay không?

Có rất nhiều những bài bình luận xuất sắc của những người thầy ấy đã được mình cắt lại, và lưu giữ một cách trân trọng trong kho tư liệu. Thi thoảng mình lại mở kho đó ra đọc, và nó cho mình biết bao cảm hứng, biết baođộng lực để bước tiếp cho thực tại này.

Cảm ơn cuộc đời vì giấc mơ "nhà báo thể thao" từ hồi còn là một cậu học sinh lớp 6 rốt cuộc đã thành hiện thực! Cảm ơn làng báo thể thao thời điểm ấy, vì được làm báo thể thao ở thời điểm ấy với mình thực sự là một niềm hạnh phúc vô biên!

Xin thành kính tưởng nhớ những nhà báo thể thao đã nằm xuống, để lại biết bao dự định còn dang dở! Xin kính chúc sức khoẻ tới những nhà báo thể thao vẫn đang tận tuỵ làm nghề.

Và xin tạ ơn những người thầy lớn của tôi!

Phan Đăng

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文