Tổng thống Nga Vladimir Putin - Nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2014: Cứng rắn “phá vây” & mềm mỏng hợp tác

15:48 09/01/2015
Năm 2014 được giới phân tích đánh giá là một năm đầy sóng gió đối với Tổng thống Vladimir Putin bởi căng thẳng Nga - phương Tây xoay quanh vấn đề Ukraine. Dù phải đối mặt với khó khăn lớn về kinh tế và ngoại giao do bị phương Tây cô lập, nhưng ông cũng đã thành công trong việc bảo đảm an ninh chiến lược và khẳng định địa vị cường quốc của Nga.

Vì vậy, tháng 11 vừa qua, Tổng thống Putin được tạp chí Forbes bình chọn là nhân vật quyền lực nhất thế giới. Đây là năm thứ hai liên tiếp, ông chủ Điện Kremlin đứng đầu danh sách bình chọn của tạp chí danh tiếng này. Bên cạnh đó, ông cũng lọt vào top 5 “nhân vật của năm 2014”, và được tạp chí Time miêu tả là “vị tổng thống bị cô lập đang trên đường khôi phục lại đế chế đã mất cho đất nước của mình”.

Những điều được - mất

Đối với cá nhân ông Putin, việc sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014 là một chiến thắng chính trị to lớn, một lần nữa minh chứng hình tượng cứng rắn của nhà lãnh đạo Nga. Quyết định trên đã đẩy quan hệ Nga – phương Tây vào thời kỳ băng giá nhất kể từ khi bức tường Berlin sụp đổ. Nhưng đây cũng là dịp cho thấy tài đáp trả, ứng biến trước những đòn trừng phạt từ phương Tây của ông Putin. Ở tuổi 62, ông chủ điện Kremlin hiện như chìa khóa cho cuộc đối đầu có nguy cơ mở ra một cuộc Chiến tranh lạnh lần hai.

Bản thân Tổng thống Putin cho rằng, nắm được Crimea là có cơ hội và biến khu vực này thành vùng đệm an ninh chiến lược vững chắc với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bối cảnh NATO không ngừng khuếch trương về phía đông. Nga thậm chí có thể gây sức ép nhằm kiềm chế chính quyền Ukraine thân phương Tây tại Kiev thông qua Crimea. Và từ đây, Nga sẽ chấm dứt cục diện “thế giới đơn cực”, kết thúc kiểu quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa nước này và Mỹ trong 25 năm qua, mà Moscow luôn ở trong thế bị động.

Thế nhưng, trong mắt giới lãnh đạo phương Tây, quyết định sáp nhập Crimea nói riêng và thái độ cứng rắn của ông Putin về vấn đề Ukraine nói chung, mở ra một thời kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nếu không phải là một cuộc chiến tranh lạnh mới, thì cũng sẽ là giai đoạn đối kháng Nga - phương Tây lâu dài, với quá trình hàn gắn xa vời. Trên trường quốc tế, Nga đã chứng minh được sức mạnh của mình, nhưng cũng tự cô lập mình, đặc biệt với các đối tác châu Âu và Mỹ, sau những động thái nêu trên.

Cao trào của chiến lược cô lập chính trị này diễn ra tại Hội nghị G20 tổ chức tại Australia hồi giữa tháng 11 vừa qua. Tổng thống Putin buộc phải rời hội nghị sớm với lý do chính thức là thiếu ngủ, mặc dù có thông tin cho rằng ông bỏ về trước khi hội nghị kết thúc do sự đón tiếp lạnh nhạt của chủ nhà và sức ép từ các lãnh đạo phương Tây.

Trước đó, các nước G8 tẩy chay hội nghị thường kỳ của khối vốn dự kiến tổ chức tại Sochi hồi tháng 6, rồi tuyên bố loại bỏ Moscow ra khỏi khối. Moscow dường như cũng đang đi vào bế tắc ngay cả trong quan hệ với Đức, quốc gia vốn có liên hệ kinh tế mật thiết và rất chần chừ trước các quyết định trừng phạt Nga. Thủ tướng Angela Merkel từng cáo buộc Nga đang xem thường luật pháp quốc tế với “lối tư duy cũ kỹ” thiên về coi trọng tầm ảnh hưởng.

Trong bài phát biểu “Thông điệp Liên bang” hôm 4/12, Tổng thống Putin tái khẳng định quan điểm không thay đổi về tình hình Ukraine và Crimea. Những gì xảy ra ở Kiev là một cuộc đảo chính bất hợp pháp, trong khi Crimea là “vùng đất thiêng” của Nga và quyết định sáp nhập là hoàn toàn sáng suốt.

Ông Putin một lần nữa cáo buộc phương Tây can dự vào tình hình nội bộ của Moscow, dùng các lệnh trừng phạt để phong tỏa Nga, khi quốc gia phát triển ngày một mạnh mẽ và độc lập hơn. Tổng thống Putin tuyên bố quyết không để phương Tây phủ “bức màn sắt” lên nước Nga và Moscow không chọn con đường bị cô lập.

Việc sáp nhập bán đảo Crimea cùng những quyết định cứng rắn về Ukraine của Tổng thống Putin đã khiến quan hệ Nga - phương Tây rơi vào thời kỳ băng giá nhất.

Vẫn biết, uy thế trong nước của Tổng thống Putin đến từ cam kết của ông với người dân Nga về sự trở lại của một quốc gia hùng cường và chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng cao. Điều mà Tổng thống Putin e ngại nhất bây giờ là tình hình kinh tế Nga đang hứng chịu nhiều tầng áp lực. Mỹ và EU không ngừng leo thang các lệnh trừng phạt nhằm vào hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với Điện Kremli. Điều này kết hợp với tình hình giá dầu không ngừng giảm trong thời gian qua và những chi phí lớn sau khủng hoảng Ukraine khiến nền kinh tế Nga đối diện với nguy cơ khủng hoảng sâu rộng. 

Đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất, thực sự thách thức bản lĩnh của Tổng thống Vladimir Putin. Chính phủ Putin đã phải thừa nhận Nga đang tiến tới bờ vực suy thoái vào quý 1-2015. Ngân hàng Trung ương nước này cho rằng hệ thống tài chính Nga đang gặp vấn đề khiến đồng ruble của Nga lao dốc, trở thành một trong những đồng tiền mất giá nhiều nhất trên thế giới.  Không chỉ vậy, nền kinh tế Nga còn đứng trước nguy cơ hao hụt về ngân sách do các nước phương Tây đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga về dầu mỏ.

Sự kiện Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hủy bỏ dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Nam”  trị giá 45 tỷ USD với châu Âu trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/12 cho thấy thực tế là thị trường xuất khẩu khí lớn nhất của Nga - Liên minh châu Âu (EU) - có thể bị thu hẹp trong thời gian tới.

Người Nga đợi chờ bản lĩnh Putin

Trên phương diện chính trị - ngoại giao, giữ lập trường cứng rắn trước những mối bất đồng với phương Tây nhưng trong “Thông điệp Liên bang”, Tổng thống Putin vẫn để ngỏ những hi vọng cho năm mới. Dường như ông vẫn để mở cánh cửa trong mối quan hệ với các đối thủ ở châu Âu và Mỹ khi bài phát biểu không hề có chiều hướng đối đầu hay chống lại bất kỳ ai.

Việc Nga quyết định “khai tử” dự án “Dòng chảy phương Nam” mang màu sắc chính trị nhiều hơn kinh tế, là biện pháp “nắn gân” của nhà lãnh đạo Nga. Tổng thống Putin đã tung ra đòn phản công ngoạn mục trước các lệnh trừng phạt trước đó của phương Tây.

Tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” gần đây giữa Nga và EU đã khiến chính Nga và EU phải tính toán lại câu chuyện hợp tác, chứ không phải lý do nhiều nước châu Âu phản đối mạnh mẽ dự án và muốn giảm sự phụ thuộc về năng lượng vào Nga. Xét về lợi ích lâu dài, đây là một phần của “trò chơi địa chính trị” buộc châu Âu phải quay trở lại bàn đàm phán và suy ngẫm thấu đáo về tương lai của “xa lộ khí đốt” này.

Trước thế cô lập, Tổng thống Putin đã có những bước chuyển hướng chiến lược quan trọng nhằm “phá vây” và giảm thiểu sự lệ thuộc của nền kinh tế Nga với thị trường châu Âu. Đó là kế hoạch hợp tác dầu khí với Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn khí đốt mới ở Siberia, hay cam kết sẽ giảm giá khí đốt từ 6% đến 15% cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm tới và cung cấp thêm cho nước này 3 tỷ m3 khí đốt trong năm nay. Bên cạnh dự án dẫn khí đốt khủng, nhiều khả năng Nga sẽ xây dựng nhà máy hạt nhân thứ ba tại Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia đang xin gia nhập EU.

Quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung không chỉ dừng ở lĩnh vực năng lượng, mà còn mở rộng sang cả các lĩnh vực an ninh và quân sự. Một hiệp ước quân sự chung ngày càng trở nên hấp dẫn với hai bên, nhất là trong bối cảnh Nga cần tìm kiếm một đồng minh quân sự để đảm bảo an ninh. Bắc Kinh và Moscow đều muốn cùng nhau làm suy giảm sức ảnh hưởng của Mỹ, từ đó mở ra không gian kinh tế, chiến lược rộng lớn hơn.  

Trên phương diện kinh tế, Tổng thống Putin cho rằng mối quan hệ giữa chính phủ và giới kinh doanh nên dựa trên tinh thần hợp tác và tin tưởng, vì thế các doanh nghiệp nên được tháo gỡ một vài sự kiểm soát và giám sát quá mức. Ông đề xuất nhiều biện pháp gỡ bỏ xiềng xích cho doanh nghiệp trong đó có đóng băng thuế suất trong 4 năm, đồng thời miễn thuế hoàn toàn với các dòng vốn quay trở lại Nga. Điều này là rất đáng hoan nghênh khi “tất cả mọi người đều đã phát mệt vì những chính sách thuế khóa không thể đoán trước” của chính phủ.

Những biện pháp nhằm tăng cường sự tự do cho giới kinh doanh Nga mà ông Putin đề xuất trong “Thông điệp Liên bang” rõ ràng là một tín hiệu mang tính xây dựng mà các nhà kinh doanh trên cả nước đều chờ đợi từ chính quyền. Bàn về những động lực để phát triển doanh nghiệp, ông Putin đã đưa ra một vài ý tưởng rất đáng chú ý. Điều đặc biệt quan trọng là việc ông kêu gọi giảm bớt những rào cản hành chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ở Đức và các nước thuộc Liên minh châu Âu khác, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp đến 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cung cấp hơn 50% lượng việc làm. Xét trên góc độ này, Nga còn rất nhiều không gian để phát triển.

Theo kết quả điều tra mới đây, tỷ lệ người dân sẵn sàng bỏ phiếu cho ông Putin hiện vẫn ở mức rất cao (trên 80%). Giới tài phiệt nước Nga với nhiều tập đoàn lớn, về mặt thực tế, vẫn đang đứng về phía Điện Kremli. Nhìn chung sức khỏe của nền kinh tế Nga hiện tại khác xa so với những năm cuối thế kỷ trước. Ngân hàng Trung ương Nga cũng đã xem xét một số kịch bản bi quan hơn đối với nền kinh tế khi giá dầu hạ thêm nữa. Theo kịch bản xấu nhất, nếu giá dầu giảm xuống 60 USD/thùng vào năm 2015, kinh tế Nga sẽ giảm ở mức 3,5-4%. Nhưng, đó vẫn chưa phải là thảm họa.

Điều này cho thấy một thực tế: những khó khăn gần đây có lẽ chưa thể khiến ông Putin phải thay đổi quá nhiều chính sách kinh tế cũng như đối ngoại nói chung. Cùng với sức mạnh về quân sự và hạt nhân, Tổng thống Putin vẫn có cơ sở để tiếp tục thể hiện bản lĩnh của một nhà lãnh đạo quyền lực nhất năm 2014 và đưa Nga trở lại vị thế siêu cường trên thế giới…

Anh Doãn – Lê Nam

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文