Châu Đại Dương theo vết xe đổ của châu Phi

10:40 28/06/2015
Ngày 17/6, Australia và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận thương mại tự do, kết quả của 10 năm đàm phán căng thẳng. Thỏa thuận này đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như khoáng sản, nông nghiệp, hàng điện tử và chính sách đầu tư.

Ngay khi Thỏa thuận Tự do thương mại "lịch sử" Trung Quốc - Australia còn chưa ráo mực, giới chuyên gia và các công đoàn ở Australia đã lên tiếng phản đối và bày tỏ lo ngại về một thực trạng phổ biến khi một nước làm ăn với Trung Quốc: Đó là chuyện làn sóng người lao động Trung Quốc sẽ tràn ngập Australia.

Phát biểu sau khi hiệp định được ký kết, Thủ tướng Australia Tony Abbott nhấn mạnh: Hiệp định sẽ giúp mở cửa thị trường Trung Quốc rộng lớn cho đầu tư của Australia, chủ yếu là sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo thuận lợi hơn cho đầu tư của Trung Quốc tại quốc gia  châu lục này. Theo ông Abbott, "hiệp ước này sẽ làm cho hai nước trở nên tốt đẹp hơn, làm cho khu vực của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn". Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các thỏa thuận song phương khác, trong thỏa thuận này có kẻ thắng người thua.

Hiện tại Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Australia, với trao đổi song phương hơn 160 tỉ đôla Australia (tương đương 110 tỉ euro)/năm, và nền kinh tế thứ hai thế giới đã trở thành quốc gia đầu tư số 1 vào Australia, vượt qua Mỹ. Thỏa thuận nói trên cho phép hơn 85% hàng xuất khẩu Australia vào Trung Quốc được miễn, giảm thuế, trong đó có phần lớn các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng, rượu vang, thịt bò, cá và các sản phẩm sữa - các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu số 1 thế giới những hàng hóa nói trên.

Theo thỏa thuận này, các sản phẩm sữa của Australia sẽ được giảm thuế nhập khẩu, đến mức miễn hoàn toàn trong vòng 11 năm nữa. Riêng sữa cho trẻ em sẽ được miễn thuế trong 4 năm tới. Cũng tương tự, thuế thịt bò của Australia vào Trung Quốc sẽ được xóa bỏ trong vòng 9 năm, thuế gia súc sẽ chấm dứt trong vòng 4 năm.

Lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng sẽ có lợi. Thuế quan của Trung Quốc đánh vào than nhập khẩu từ Australia từ bao lâu nay sẽ được bãi bỏ. Các công ty khai khoáng cũng sẽ được tiếp cận rộng rãi hơn vào thị trường rộng lớn ở Trung Quốc. Canberra hy vọng thỏa thuận này sẽ cho phép vực dậy nền khai khoáng Australia đang xuống dốc, do giá nguyên liệu và nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm. Giới chủ Australia vui mừng vì sẽ có được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với Liên minh châu Âu, Mỹ và Canada. Doanh nghiệp sữa của Australia sẽ có cơ may đè bẹp được đối thủ New Zealand nhờ các ưu đãi vừa có được.

Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb và người đồng cấp Trung Quốc Cao Hổ Thành ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

Đổi lại, Australia sẽ phải dỡ bỏ sắc thuế đánh vào các đồ điện tử và đồ điện gia dụng từ Trung Quốc. Đầu tư Trung Quốc vào Australia cũng sẽ được tạo điều kiện dễ dàng. Các quỹ đầu tư tư nhân có thể đưa vào Australia đến 1 tỉ đôla Australia mà không cần phải thông qua cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài, trừ một số ngoại lệ như các dự án trên đất nông nghiệp hay doanh nghiệp thực phẩm. Bất đồng về những hạn chế đối với đầu tư, liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, từng là một trở ngại cơ bản trong việc đi đến thỏa thuận này.

Tuy nhiên, giới nghiệp đoàn Australia phản ứng dữ dội. Thỏa thuận cho phép các công ty Trung Quốc và những công nhân di dân được nhập cảnh Australia nhiều hơn. Các công ty có những dự án tại Australia trị giá hơn 115 triệu USD sẽ có thể mang công nhân Trung Quốc sang.

Tổng thư ký nghiệp đoàn Electrical Traders Union (bao gồm các doanh nghiệp ngành điện tử và viễn thông) lên án: "Thỏa thuận này là một sự hổ thẹn", "một ngày đen tối" với người lao động Australia. Các công đoàn Australia rất lo ngại làn sóng nhân công được trả lương thấp từ Trung Quốc sẽ tràn sang, đe dọa việc làm tại Australia. Lance McCallum thuộc Công đoàn Điện lực nói: "Các công nhân Australia sẽ mất hàng ngàn cơ hội có việc làm. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc có những dự án trên mức 150 triệu đôla Australia được quyền đưa công nhân người nước ngoài tới làm việc tại các dự án này. Chúng tôi cũng lo ngại là những công nhân này khi đến đây sẽ bị những chủ nhân vô lương tâm bóc lột".

Lo lắng của giới công đoàn Australia là hoàn toàn có cơ sở. Chuyện người lao động Trung Quốc kể cả có phép hay lao động chui vẫn là đề tài thường trực của truyền thông quốc tế. Có lẽ không có minh chứng nào cho câu nói "Trung Quốc đang dùng tiền mua cả thế giới" rõ nét hơn châu Phi, châu lục đang phải hứng chịu những nỗi đoạn trường sau mấy chục năm nhắm mắt nhắm mũi ồ ạt nhận những dòng viện trợ và đầu tư như thác lũ từ đất nước châu Á có số dân đông nhất hành tinh.

Tạp chí The Economist của Mỹ hồi trung tuần tháng 1/2015 thuật rằng: Trên khắp châu Phi, các chương trình tâm tình trên sóng radio đang tràn ngập những câu chuyện của những người châu Phi, thường là đàn ông, than khóc vì bị mất vợ hay người tình vào tay những người đàn ông Trung Quốc giàu có. Một người đàn ông ở Kenya gần đây chia sẻ nỗi uất ức về "tình địch" từ Trung Quốc tới: "Hắn lùn và xấu như người lùn Pygmy, nhưng có nhiều tiền".

Điều đáng nói, đó là bộ mặt chung của nhiều nhà kinh doanh Trung Quốc tới châu Phi làm ăn. Suy cho cùng, ngay cả người châu Phi - châu lục nghèo và kém phát triển nhất thế giới - cũng chịu không thấu với cách làm ăn của Trung Quốc. Làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan rộng khắp châu Phi. Người châu Phi ngày càng thêm ngờ vực các hãng Trung Quốc. Các nước phát triển kinh tế nhanh nhất ở châu Phi lại có khuynh hướng nghiêng về các ý tưởng thị trường tự do của phương Tây.

Đan Kô (tổng hợp)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Sau gần 1 năm, từ nguồn tiền hỗ trợ của Bộ Công an, hàng chục nghìn ngôi nhà tình nghĩa đã được xây dựng trên khắp cả nước. Là địa phương được hỗ trợ 1.000 căn nhà, chỉ trong thời gian khoảng 10 tháng, tỉnh Hà Tĩnh đã sớm “về đích” khi những ngôi nhà cuối cùng với thiết kế sáng tạo, linh hoạt đã cơ bản được hoàn thiện để trao tay cho người nghèo an cư, lạc nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文