Chiến tranh Iraq qua các con số thăm dò dư luận

22:00 30/11/2004

Theo cuộc thăm dò dư luận do Viện Gallup tiến hành cuối tháng 10 vừa qua, có tới 48% số người Mỹ được hỏi ý kiến cho rằng, cuộc chiến tranh Iraq là một sai lầm của Nhà Trắng và ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của nước Mỹ.

Tháng 3/2003, khi điểm hỏa cuộc chiến Iraq, thành phần chủ yếu trong liên quân quốc tế hành sự ở "xứ sở Ba Tư" bao gồm chủ yếu là binh lính Mỹ, Anh, Tây Ban Nha cộng thêm những toán quân nhỏ lẻ của khoảng 30 quốc gia khác (tất cả những nước này chiếm 19,1% dân số thế giới). Tới tháng 10 năm nay, đã có 6 quốc gia, trong đó có Tây Ban Nha, đã ra khỏi thành phần liên quân. Hiện chỉ có 29 nước (13,6% dân số thế giới) có binh lính trong liên quân ở Iraq.

Số binh lính Mỹ ở Iraq tính ở thời điểm tháng 10/2004 là 138 nghìn người. Các nước còn lại gửi tới đây 25.392 quân, trong đó Anh có 8,3 nghìn quân; Hàn Quốc: 2,8 nghìn quân; Italia: 2,7 nghìn quân; Ba Lan: 2,3 nghìn quân; Ukraina: 1,4 nghìn quân; Hà Lan: 1,3 nghìn quân... Trong giai đoạn chiến sự diễn ra ác liệt, trung bình mỗi tháng đã có tới 482 quân nhân Mỹ thương vong và hiện nay, con số này là 415 quân nhân.

Người nước ngoài ở Iraq

Hiện ở Iraq có khoảng 20 nghìn nhân viên hợp đồng tư nhân. Tính tới ngày 22/9/2004 đã có 154 người bị sát hại. Phần lớn họ là nhân viên các công ty nước ngoài hay các tổ chức nhân đạo. 54 người trong số đó là công dân Mỹ. Cũng tại Iraq đã có  44 phóng viên người nước ngoài tử nạn. Tính tới ngày 2/11, tại đây có 157 người nước ngoài bị bắt cóc; 32 người trong số này đã bị hành quyết...

Dân thường bị nạn

Theo tạp chí Lancet, vì cuộc chiến Iraq mà đã có tới gần 100 nghìn dân thường bị chết tại nước này. Số liệu này được đưa ra trên cơ sở so sánh mức tử vong trước và sau khi chiến tranh bùng nổ. Trong giai đoạn này, tỉ lệ tử vong ở Iraq đã tăng từ 5% lên tới 7%. Khoảng 84% số trường hợp tử vong là kết quả gián tiếp hoặc trực tiếp của các hoạt động vũ trang mà liên quân quốc tế tiến hành. Theo số liệu của Bộ Bảo vệ Sức khoẻ Iraq, tính tới ngày 10/9 năm nay đã có khoảng 1 - 14 nghìn xác dân thường được đưa vào nhà xác...

Những vấn đề của người dân Iraq

Theo công trình nghiên cứu mà Tổ chức Cộng hòa quốc tế tiến hành, những vấn đề mà người dân Iraq coi là cấp thiết nhất đối với họ là: nạn thất nghiệp, tội phạm, hạ tầng cơ sở bị phá huỷ, an ninh và sự có mặt của binh lính nước ngoài ở đây. Chỉ có 37% số dân Iraq ủng hộ chính quyền hiện nay, số còn lại có thái độ chống đối.

Uy tín của nước Mỹ

Các cuộc thăm dò dư luận tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, sau khi cuộc chiến tranh Iraq được Washington phát động, uy tín của siêu cường duy nhất còn lại trên hành tinh chúng ta đã bị suy giảm nghiêm trọng.

Theo kết quả điều tra của tổ chức Pew Research Center for People and the Press, tiến hành mùa xuân năm nay, số lượng những người trở nên ác cảm với Mỹ tại châu Âu và Trung Đông đã tăng từ 30 lên 200%. Nếu năm 2002 chỉ có khoảng 4% số người Đức và Anh coi mình là những nhân vật chống đối Mỹ thì năm 2004, con số này đã tăng lên tới 10%. Tại Pháp, số lượng người chống lại Washington đã tăng từ 8% lên tới 20%, còn tại Nga, từ 6% lên 15%. Hiện nay, có tới 46% số người Morocco, 67% số người Jordan, 50% số người Pakistan và 45% số người Thổ Nhĩ Kỳ coi mình là những phần tử nhất quán chống lại Mỹ

Hạnh Phong (theo mạng Wasington Profile)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文