Cổ vật tiếp tục bị "chảy máu" ở Iraq

07:07 25/01/2005
Theo kết quả điều tra gần đây, nhiều người từ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... đến Iraq để lùng sục cổ vật. Những cổ vật có giá trị sẽ chỉ “tạm trú” trong một số bộ sưu tập cá nhân. Việc thu hồi chúng chỉ có thể thực hiện trong vòng một hay hai thế hệ nữa.

Khi quân Mỹ tiến vào thành phố Baghdad ngày 8/4/2003, Viện Bảo tàng quốc gia Iraq đã bị cướp phá không thương tiếc. Cuộc cướp phá kéo dài suốt ba ngày và kết thúc vào ngày 12/4/2003, sau khi quân đội Mỹ đóng quân tại chỗ và tuyên bố sẽ bắn hạ bất cứ  ai xâm nhập Viện Bảo tàng.

Theo nhận định của nhà khảo cổ học Francis Deblauwe, một số tên cướp có những hiểu biết khá vững về cổ vật, chúng chọn lấy món đồ cao giá nhất, sử dụng cả xe nâng để đưa đi những cổ vật nặng. Có ít nhất 42 cổ vật có giá trị ở phòng trưng bày công cộng bị lấy đi, trong đó có một tượng sư tử bằng đất nung và một tượng phụ nữ bị cắt đầu bằng những dụng cụ không sắc bén.

Tuy nhiên, không chỉ Viện Bảo tàng quốc gia Iraq là nạn nhân của bọn cướp, mà cả Thư viện và Văn khố quốc gia (NLA) và Thư viện Korans (LK) cũng bị chúng vừa cướp vừa đốt phá. Hầu hết trong 12 triệu quyển sách của NLA  đã biến thành tro trong những đám cháy!

Bên cạnh tổn thất về sinh mạng và tài sản, những diễn biến trên được đánh giá là tổn thất văn hóa lớn nhất kể từ sau Thế chiến II và không chỉ diễn ra trong thời điểm tranh tối tranh sáng, mà kéo dài suốt gần hai năm nay, khi chính quyền lâm thời đã hình thành tại Iraq. Nay nạn cướp phá đã tạm chấm dứt nhưng tình trạng lấy cắp cổ vật vẫn tiếp diễn với mức độ nghiêm trọng.

Theo những số liệu do ông Donny George Youkhanna, Giám đốc Viện Bảo tàng quốc gia Iraq, công bố, đến nay đã có khoảng 15.000 cổ vật bị lấy khỏi bảo tàng cùng nhiều di tích văn hóa khác.

Với nỗ lực của ngành bảo tồn bảo tàng Iraq và sự hỗ trợ quốc tế, đã có hàng ngàn cổ vật được thu hồi hoặc do cảnh sát quốc tế bắt giữ. Tuy nhiên, hình thức đánh cắp cổ vật còn đáng sợ hơn trước. Bọn tội phạm đột nhập cả những kho chứa cổ vật rộng thênh thang và tối như hũ nút, lấy đi những món đồ có giá trị nhất

Minh Chiếm (theo báo nước ngoài)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文