Sri Lanka: Cuộc bầu cử gây sốc

13:55 15/01/2015
Cuộc bầu cử tổng thống Sri Lanka ngày 8/1/2015 đã khép lại với một cú sốc dành cho những người ủng hộ đương kim Tổng thống Mahinda Rajapaksa vì không ai nghĩ rằng ông sẽ thất bại trước đối thủ cùng đảng Maithripala Sirisena.

Ngày 9/1 vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Sri Lanka Vijayananda Herath thông báo Tổng thống Mahinda Rajapaksa đã chính thức tuyên bố nhận thất bại trong cuộc bầu cử dù kết quả chính thức chưa được công bố. Thông báo cho biết, hôm 8/1, Tổng thống Rajapaksa đã tiếp xúc trực tiếp với Ranil Wickremesinghe, thủ lĩnh phe đối lập trong Quốc hội, để thừa nhận thất bại.

Cú sốc chính trị đến với người dân Sri Lanka một cách không thể bất ngờ hơn, và sự thất bại của Tổng thống Rajapaksa dường như là biểu hiện rõ nhất của một tính toán sai lầm về chính trị, thậm chí có thể gọi là “tự sát chính trị” vì sự bất cẩn của chính Tổng thống Rajapaksa. Ngày 20/11, Tổng thống Rajapaksa tràn đầy tự tin tuyên bố tiến hành bầu cử sớm với hy vọng dễ dàng giành chiến thắng trước các đối thủ đối lập đang “rệu rã”, mất đoàn kết.

Tổng thống Rajapaksa hoàn toàn có cơ sở để tin rằng mình sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm vào thời điểm nhiệm kỳ hiện tại còn 2 năm nữa. Với thành tích đánh bại lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil Elam (LETTE) chấm dứt nội chiến vào năm 2009, đưa đất nước đi đến hòa bình lâu dài, Rajapaksa được tung hô như người hùng và dễ dàng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2010, tiếp tục làm Tổng thống thêm một nhiệm kỳ.
Hai ứng cử viên Rajapaksa (trái) và Sirisena.

Trong quá trình làm Tổng thống gần 2 nhiệm kỳ, để thu phục người sắc tộc Tamil, ông Rajapaksa đã mạnh dạn đầu tư vào các dự án đường sá và nhiều dự án hạ tầng khác. Dựa vào những thành tựu đó, Tổng thống Rajapaksa tin rằng nền tảng ủng hộ của mình vẫn còn nhiều và không chú ý đến những vấn đề khác quan trọng hơn, trong đó có vấn đề quyền lợi của những người Tamil vô tội, những nạn nhân dân thường Tamil trong cuộc nội chiến chưa được bù đắp thỏa đáng.

Đã có nhiều tiếng nói phản đối ông Rajapaksa vì những điều ông làm đối với người Tamil trong chiến tranh cùng những đòi hỏi ông phải xem xét, đền bù thỏa đáng cho những tổn thất, thiệt hại về con người. Cộng đồng quốc tế, như Ấn Độ, Anh, Canada và một số quốc gia châu Âu, châu Phi đã thể hiện quan điểm bằng cách tẩy chay một số sự kiện do Sri Lanka tổ chức, như Hội nghị Khối Thịnh vượng chung.

Đặc biệt gần đây, ngay chính những người từng ủng hộ ông Rajapaksa đã bắt đầu tỏ ra chán và chỉ trích cách thức cầm quyền của ông. Giá cả sinh hoạt tăng cộng với tệ nạn tham nhũng tràn lan không được giải quyết là những vấn đề góp phần làm xói mòn niềm tin của cử tri đối với ông Rajapaksa. Tháng 11/2014, một bộ trưởng nội các chính phủ đã từ chức để phản đối Rajapaksa thâu tóm quyền hành.

Với những vấn đề như đã nêu, rõ ràng quyết định tổ chức bầu cử sớm là một tính toán sai lầm của Tổng thống Rajapaksa. Trong câu chuyện này, mọi người đã không ngờ rằng Bộ trưởng Y tế Sirisena có thể ra ứng cử. Đây cũng là điều ông Rajapaksa không ngờ tới.
Người ủng hộ Tổng thống Mahinda Rajapaksa thẫn thờ khi hay tin ông thất bại.

Ngay sau khi Tổng thống Rajapaksa tuyên bố bầu cử, ông Sirisena lập tức bỏ ra khỏi phòng họp nội các chính phủ để phản đối việc ông Rajapaksa muốn lợi dụng cuộc bầu cử này để kéo dài thêm nhiệm kỳ Tổng thống vốn chỉ được 2 nhiệm kỳ theo luật Sri Lanka. Và khi ông Sirisena tuyên bố ra ứng cử, tất cả các đảng phái đối lập tưởng như chia rẽ, không có sự liên kết nào đã đồng loạt liên kết lại, đứng sau lưng ủng hộ ứng cử viên Sirisena.

Thực ra, các đảng phái đối lập ở Sri Lanka thoạt nhìn thì không liên kết với nhau, nhưng tất cả đều có chung một quan điểm là chống Rajapaksa. Thậm chí, đảng Hồi giáo lớn nhất Sri Lanka và nhóm chính trị Tamil lớn nhất nước, kể cả một bộ phận trong cộng đồng Sinhal, đã quay sang ủng hộ Sirisena như một cách trừng phạt Rajapaksa.

Cho đến trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, tình hình thăm dò cử tri vẫn cho kết quả so kè, ngang ngửa, nhưng ngay khi cử tri đi bỏ phiếu với số lượng đông đảo ngoài dự đoán, người ta bắt đầu quan  sát thấy một chiều hướng bất lợi cho ông Rajapaksa. Cho đến chiều tối ngày 8/1, sau khi có một số kết quả thăm dò từ phòng phiếu, mọi đều đã biết người chiến thắng là Maithripala Sirisena.

V.Trương (tổng hợp)

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文