Cuộc chiến tranh dầu mỏ mới sắp bùng nổ?

17:00 15/12/2014
Trong tháng 11 này, Tại phiên họp cuối cùng của năm diễn ra giữa các Bộ trưởng Dầu mỏ thuộc các quốc gia thành viên Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), được tổ chức ở Vienna (Áo) cần phải đi đến một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, nếu không muốn dẫn đến “cuộc chiến dầu mỏ” mới. Đứng trước đà sụt giá thê thảm của giá dầu trong thời gian gần đây, vấn đề nan giải hiện nay là cần duy trì việc cắt giảm sản lượng để giá dầu không đi xuống thêm nữa; hay là cứ sản xuất “thả phanh”, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn nhất ở Bắc bán cầu trong mùa đông này.

Quan điểm đối chọi

OPEC bao gồm 11 quốc gia thành viên gồm: Iran, Iraq, Kuwait, Arập Xêút, Qatar, Venezuela, Indonesia, Libya, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Algeria và Nigeria. Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa hàng năm của thế giới, cũng như nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu mỏ trên hành tinh.

Việc "xuống dốc" của giá dầu thô bắt đầu từ mối rạn nứt sâu sắc trong Tổ chức OPEC. Trong khi một nhóm các nước thuộc OPEC do Iran đứng đầu yêu cầu cần hành động ngay lập tức, để ngăn chặn đà suy giảm của giá cả; nhóm còn lại do Arập Xêút chủ trương nên kiên nhẫn chờ đợi thêm khoảng 3 tháng nữa, xem nền kinh tế thế giới có buộc phải "chựng lại" hay không.

Ai cũng biết dầu mỏ là "mạch máu" của nền kinh tế toàn cầu, bởi nó luôn tác động trực tiếp đến đà lạm phát và giá cả của các mặt hàng khác. Đầu tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên trong nhiều thập niên, giá dầu thô Brent khai thác tại biển Bắc đã tụt xuống 92 USD mỗi thùng (1 thùng = 158,9873 lít), còn  hiện thời là trên dưới 85 USD/thùng. Tại thị trường Mỹ cũng là nơi tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, giá dầu thô đầu tháng 11 đã giảm xuống dưới "rào cản tâm lý" là 90 USD/thùng. Điều này dấy lên mối lo ngại, rằng sự suy giảm kéo dài có thể gây tác động tiêu cực đối với nhiều công ty Mỹ đang đầu tư vào lĩnh vực này. Dầu mỏ khai thác trong nội địa Mỹ chủ yếu từ nguồn khí đá phiến, với giá thành sản xuất là 80 USD/thùng. Hệ quả giá dầu rẻ ở Mỹ, song song với việc Tổng thống Barack Obama bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô, từng được áp dụng suốt 70 năm qua để bảo đảm vấn đề an ninh năng lượng, do kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ đang tồn đọng quá mức cần thiết, vô hình trung đã trở thành mối đe dọa cho các nhà sản xuất ở Trung Đông.

Tình hình tại Anh cũng không khả quan hơn, giá dầu giảm đã trở thành "con dao 2 lưỡi" đối với nền kinh tế xứ sương mù, cũng như tác động tiêu cực đến giới đầu tư khai thác dầu Brent trên biển Bắc. Ngược lại, ông George Osborne - Bộ trưởng Tài chính Anh - lại đánh giá rằng "sự sụt giảm giá dầu sẽ khiến giữ được mức lạm phát thấp".
Bộ trưởng Dầu mỏ Arập Xêút Ali al-Naimi là người có tiếng nói quan trọng tại OPEC.

Mọi con mắt đều đổ dồn về Vienna, trông chờ kết quả cuộc họp vào ngày 27/11 của các bộ trưởng OPEC. Hiện tổ chức này đang hứng chịu sự chỉ trích kịch liệt từ giới ủng hộ cho xu hướng thị trường tự do, nếp áp dụng hạn ngạch sản xuất khống chế qua mức trần là hành động thao túng giá cả, đi ngược với các nguyên tắc kinh điển của nền kinh tế thị trường. Đáp lại, Ban lãnh đạo OPEC đã bác bỏ thẳng thừng lời buộc tội nêu trên, khẳng định chính sách mềm dẻo đối với ngành công nghiệp năng lượng toàn cầu mà OPEC áp dụng, cũng tương tự như cách thức mà các ngân hàng phương Tây thực hiện để kiểm soát tiền tệ và tỷ giá hối đoái.

Trong chục năm gần đây, quan điểm của các nước OPEC luôn tạo ra sự đồng thuận, khi giá dầu đạt trên ngưỡng 100 USD/thùng song hành với việc khuyến khích việc tuân thủ hạn ngạch sản xuất, bởi ít nhiều nền kinh tế của tất cả các quốc gia thành viên đều được hưởng lợi. Tuy nhiên, đứng trước sự kiện giá dầu ngày càng sụt giảm, từ sự đồng thuận đã trở thành sự đối kháng tạo khả năng gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu. Để tránh sự bất hòa nội bộ không đáng có, Iran đã rút lại lời đề nghị khẩn thiết triệu tập phiên họp bất thường của OPEC, để thảo luận về việc cắt giảm sản lượng và tìm biện pháp để duy trì giá dầu. Điều này đồng nghĩa với quan điểm sẽ không có bất kỳ sự thay đổi nào về sản lượng khai thác hiện nay, cho đến khi phiên họp thường niên cuối cùng trong năm của OPEC kết thúc.

Nhưng cuộc họp vừa qua được đánh giá là căng thẳng hơn bao giờ hết so với những năm trước, kể từ lúc mùa xuân Arập bùng phát trong năm 2010, khi đại diện của người Hồi giáo Shiite ở Iran và Iraq đã ra mặt phản kháng lại người Hồi giáo Sunni tại Arập Xêút và UAE. Ông Bijan Namdar Zangeneh - Bộ trưởng Dầu mỏ Iran - quyết định "chơi bài ngửa",  ra lời kêu gọi OPEC cắt giảm ngay lập tức sản lượng khai thác để ngăn chặn sự sụt giảm mạnh của giá dầu, đe dọa nền kinh tế của nước Cộng hòa Hồi giáo này đang bị phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt hà khắc.

Viễn cảnh sắp tới

Theo kết quả nghiên cứu của Deutsche Bank AG, tổ chức tài chính hàng đầu nước Đức cũng là đại lý ngoại hối lớn nhất chiếm tới 21% thị phần thế giới, thì chiến lược phát triển kinh tế của Iran muốn giữ giá dầu ở mức 130 USD/thùng, trong khi Arập Xêút là 90 USD/thùng và UAE là 70 USD/thùng. Ngoài ra, các quốc gia vùng Vịnh Persic vẫn có khoản tiền khổng lồ được gửi ở nước ngoài, qua các quỹ tài sản cũng như ngoại tệ. Họ có thể dựa vào lợi thế này khi có sự sụt giảm doanh thu từ việc xuất khẩu dầu.

Còn đại diện Hiệp hội Thương mại Oil & Gas UK của Vương quốc Anh lại khẳng định, cho dù giá dầu có giảm theo chiều hướng "thẳng đứng" đi chăng nữa, thì Arập Xêút vẫn kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ, bởi giá thành khai thác của họ chỉ vào khoảng 2 USD/thùng. Để so sánh, chi phí sản xuất cho một thùng dầu Brent ở biển Bắc là 50 USD, còn khai thác dầu đá phiến tại Mỹ lên tới 80 USD/thùng. Tuy Arập Xêút đã đơn phương giảm sản lượng đến 400.000 thùng mỗi ngày kể từ cuối năm 2008 để giữ giá dầu ổn định ở mức cao, nhưng số dầu bán ra trên thị trường của nước này vẫn đứng đầu khối OPEC và nhiều gấp 3 lần so với Iran.

Trước viễn cảnh Iran đạt được tiến bộ trong nhóm P5 +1 về vấn đề giải trừ hạt nhân của mình, tiến tới việc phương Tây dỡ bỏ cấm vận toàn phần, nên Tehran dễ bề tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất. Điều mà các nước OPEC lo ngại là Iran sẽ bất chấp mức hạn ngạch đã được thỏa thuận trong khối, thay vì giảm sản lượng lại đi khai thác hết công suất nhằm đáp ứng nhu cầu của bất kể thị trường nào, góp phần làm giá dầu tụt xuống thê thảm hơn.

Lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, sản lượng khai thác dầu thô ở Mỹ đã lên tới 8,5 triệu thùng/ngày, bảo đảm nguồn cung dồi dào trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Còn nguồn thu ngoại tệ của Liên bang Nga chủ yếu dựa vào việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, nếu giá dầu tiếp tục đi xuống sẽ gây tác hại không nhỏ cho nền kinh tế của nước này. Riêng kinh tế Trung Quốc đã có sự suy giảm bất ngờ vào nửa cuối năm nay, trong khi hầu hết các nhà sản xuất dầu lửa ở vùng Vịnh Persic đều coi Bắc Kinh như là đối tác thương mại quan trọng hơn Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Nếu kinh tế Trung Quốc "chựng lại", đồng nghĩa với việc OPEC mất đi một bạn hàng tiềm năng.

Vấn đề nan giải nữa là sự xuất hiện của IS, đang cát cứ một vùng lãnh thổ không nhỏ thuộc Iraq và Syria. Mùa hè vừa qua, quân IS đã toàn quyền kiểm soát Nhà máy lọc hóa dầu Baiji ở phía bắc Baghdad, cũng là cơ sở lọc dầu lớn nhất của Iraq. Từ đó trở đi, IS mặc sức bán dầu mỏ thành phẩm với "giá bèo" cho bất kỳ ai muốn mua, đem lại nguồn thu nhập tới 2 triệu USD mỗi ngày đe dọa trầm trọng nguồn cung của OPEC.

Trần Quang Long (tổng hợp)

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文