Dùng “người chết” để lừa tiền ở Anh

07:12 25/01/2005
Cục Cảnh sát hình sự Anh cho biết, trong 4 năm qua, đã có tới 180.000 vụ án lớn nhỏ mà bọn tội phạm đã sử dụng giấy tờ giả của người chết để gây ra các vụ án lừa tiền ngân hàng.

Tháng 11/2004, Ameobi Snack, một tên tội phạm gốc Nigeria đã bị Tòa án thành phố Birmingham, Anh, kết án 30 năm tù vì tội mạo danh người chết lừa đảo một số ngân hàng tư nhân số tiền 1,3 triệu bảng Anh.

Không biết bằng cách nào Ameobi Snack có được giấy chứng minh thư của Kevin Alton, đã chết năm 1964 khi bốn tuổi. Ameobi Snack đã dùng chứng minh này, xin được một thẻ bảo hiểm nhà nước và một bằng lái xe. Như vậy, tên tội phạm đã hoàn toàn thay tên đổi họ, và có một thẻ căn cước hợp lệ dưới cái tên Kevin Alton 44 tuổi.

Ủy ban Phòng chống tội phạm tín dụng Anh thống kê từ tháng 11/2000 đến tháng 11/2004, thiệt hại kinh tế từ các ngân hàng tư nhân cũng như quốc doanh ở Anh lên tới 400 triệu bảng.

Sau khi hợp pháp hóa nhân thân, Ameobi Snack đã dùng thẻ bảo hiểm nhà nước và một bằng lái xe để tiến hành những vụ lừa đảo số tiền hàng trăm ngàn bảng, trước khi bị cảnh sát bắt.

Theo Cảnh sát Anh, cách thức bọn tội phạm tìm kiếm, chiếm đoạt giấy tờ của người chết khá đơn giản. Chúng thường chú ý theo dõi các thông tin cáo phó, thuê dọn phòng, thanh lý, bán đấu giá đồ đạc mà gia đình người chết đăng trên các báo hằng ngày.

Qua các thông tin này, bọn tội phạm lập tức biết được địa chỉ nhà người chết ở đâu, sau đó đóng giả thành những người nhặt rác, tìm đến các thùng rác công cộng gần gia đình người quá cố để “tác nghiệp”, thu thập những thông tin, giấy tờ như danh thiếp, thẻ tín dụng, hóa đơn điện thoại, hóa đơn thuế, hóa đơn điện nước, thẻ truyền hình cáp... của người chết mà người nhà vô tình vứt đi.

Các giấy tờ này có thể không quan trọng với người chết và gia đình họ nhưng là những món đồ quý giá với những kẻ có ý đồ bất lương. Bọn tội phạm cũng thường lùng sục tại các cửa hàng bán đồ cũ hoặc các điểm quyên góp từ thiện để tìm kiếm thông tin từ trong túi quần, áo của người đã chết.

Một thủ đoạn tìm kiếm thông tin và giấy tờ mà bọn tội phạm thường xuyên áp dụng đó là chúng thường tìm đến những người là trung gian nhà đất để tìm địa chỉ những ngôi nhà có chủ nhân vừa chết đang cần bán. Tiếp đó, chúng sẽ đóng giả thành những người đi mua nhà đến xem và thừa cơ "thó" luôn những giấy tờ, vật dụng cần thiết của người chết.

Diaz Floyce là một trong những nạn nhân gần đây nhất.

Ngày 10/12/2004, trong khi còn chưa nguôi ngoai nỗi buồn vì người cha 82 tuổi qua đời thì Diaz Floyce hốt hoảng nhận được giấy thông báo nợ kèm hóa đơn các khoản chi phí “từ trên trời rơi xuống” của ngân hàng ghi đích danh tên người cha quá cố của cô.

Điều kinh ngạc là các hóa đơn trị giá 188.000 bảng đều được lập sau khi cha cô qua đời và càng đáng ngờ là số tiền được chi để mua những món hàng xa xỉ mà một ông lão bệnh tật như cha cô không bao giờ dùng tới. Diaz Floyce lập tức báo cảnh sát và được biết rằng cha cô đã bị kẻ xấu lợi dụng.

Lỗ hổng lớn từ các cơ quan chức năng

Trước đây “đạo cụ” được bọn tội phạm săn lùng nhiều nhất là các thẻ tín dụng của người chết. Về sau này, do mỗi thẻ đều có mật mã cá nhân nên nhiều khi bọn tội phạm đánh cắp được cũng không thể sử dụng vì chúng không biết giải mã. Tuy nhiên, nếu có được những thông tin cá nhân của người chết, bọn tội phạm có thể thực hiện dần dần các vụ lừa đảo.

Dựa vào các thông tin cá nhân nào đó, chúng sẽ xin mở thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng thông qua mạng Internet hoặc dịch vụ điện thoại tự động phục vụ khách hàng của ngân hàng. Trong trường hợp này, mật mã của thẻ tín dụng sẽ tự động xác lập.

Khi đã có thẻ tín dụng và tài khoản, chúng sẽ dễ dàng thực hiện lừa đảo bằng cách mua hàng trên mạng. Phần lớn mục tiêu mà bọn tội phạm nhắm tới là các ngân hàng tư nhân vừa và nhỏ vì hệ thống an ninh kiểm soát có hạn chế hơn các ngân hàng nhà nước.

Mặt khác, sở dĩ bọn tội phạm có thể thực hiện trót lọt các vụ lừa đảo tài chính còn do một nguyên nhân quan trọng đó là chế độ khai tử cho người chết ở Anh còn có lỗ hổng lớn. Chính quyền hầu như không hề quan tâm đến việc thông báo về người chết trừ khi gia đình họ không ngại phiền phức tự đi khai báo

Quốc Long (theo Cảnh sát hiện đại)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文