EU với những thách thức hiện hữu

11:32 20/09/2018
Mặc dù thời gian qua Liên mình châu Âu (EU) đã tích cực, nỗ lực xây dựng một hình mẫu tiêu biểu, song, trên thực tế EU đang phải đối mặt với không ít thách thức. Theo một nhận định mới đây được đăng tải trên website của Hội đồng Quan hệ đối ngoại châu Âu (ECFR) thuộc Viện Nghiên cứu về châu Âu (trụ sở tại London, Anh), sự an toàn của EU đang bị thách thức hơn bao giờ hết.

Trong một thời gian dài, ở phía Đông, EU và Nga luôn ở trạng thái “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” khi những hiềm khích giữa EU với Nga ngày một gia tăng. Châu Âu luôn cáo buộc Nga can thiệp có chủ ý trong các cuộc bầu cử tại các nước thành viên EU cho đến tấn công mạng các công ty, hệ thống của châu Âu. Hơn nữa, ở phía Đông còn là một Trung Quốc nhiều tham vọng với những nỗ lực tiếp tục làm sâu sắc thêm ảnh hưởng đối với các quốc gia thành viên EU thông qua thương mại và đầu tư khiến EU phải lo lắng.

Trong khi đó, ở phía Nam các quốc gia châu Âu đang phải dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ - một đối tác không dễ chiều trong nhiều vấn đề mà nổi bật là di cư và chống khủng bố. Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở vị trí quan trong, một mặt là bàn đạp, cầu nối để các nước EU gia tăng ảnh hưởng, tăng cường hiện diện ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, mặt khác là tường thành vững chắc hỗ trợ châu Âu ngăn chặn dòng người tị nạn đến từ các nước bị chiến tranh tàn phá tràn sang miền đất hứa ở châu Âu. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng mặc cả, làm mình làm mẩy với EU khi mà tham vọng gia nhập EU của nước này luôn bị EU nâng lên đặt xuống.

Một khi vấn đề khủng hoảng người di cư không được giải quyết dứt điểm, làn sóng người di cư đến từ các vùng đất bất ổn với xung đột và nghèo đói từ Trung Đông và từ phía bên kia Địa Trung Hải sẽ ngày càng thách thức an ninh, thậm chí cả sự đoàn kết của EU. Trong cuộc chiến này, Thổ Nhĩ Kỳ có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo sự bình yên của lục địa già.

Do đó, EU đã có nhượng bộ nhất định đối với đất nước Hồi giáo này, thể hiện rõ ở việc đầu năm nay EU thông báo giải ngân thêm 3,7 tỷ USD viện trợ tài chính cho Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận để ngăn chặn dòng người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu.

Tuy nhiên, đáng lo hơn cả là ở phía Tây, nơi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thế hiện sự coi thường đối với các thỏa thuận quốc tế và các giá trị châu Âu luôn theo đuổi. Bằng việc rút khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris, Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) về chương trình hạt nhân Iran và tấn công hệ thống thương mại quốc tế thông qua việc áp đặt thuế quan, ông Trump đã làm lung lay niềm tin bấy lâu nay của châu Âu về cách thức giải quyết bất đồng, bảo vệ lợi ích thông qua ngoại giao.

Những thách thức đối với Liên minh châu Âu vẫn luôn hiện hữu.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang lo sợ việc bảo đảm an ninh xuyên Đại Tây Dương sẽ không còn dựa trên sự hợp tác của các liên minh, lợi ích chung mà dựa vào việc mua công nghệ, tài sản Mỹ và tuân theo một vị tổng thống không thể đoán trước. Để thoát khỏi cái bóng của Mỹ, EU giờ đây phải tự nắm lấy vận mệnh của mình. Điều này thể hiện rõ khi các nhà lãnh đạo chủ chốt của EU đã có mặt ở Trung Đông, Nhật Bản và cả Trung Quốc trong thời gian qua để tìm kiếm sự hợp tác.

Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đức Norbert Roettgen, đối với ông Trump, các khái niệm về bạn bè, đồng minh, đối tác, đối thủ hay kẻ thù không tồn tại một cách rõ ràng, vì vậy không ngạc nhiên khi EU đã hướng đến những bạn bè ở nơi khác.

Các nước EU là thành viên của NATO xem ra đứng ngồi không yên khi sự chi phối ngày càng lớn hơn của Mỹ cũng như áp lực của Washington lên các nước thành viên về gia tăng đóng góp ngân sách cho NATO hằng năm ngày càng gia tăng. Mỹ luôn phàn nàn rằng, nước này không có lý do phải đóng góp đế bảo vệ châu Âu nhiều hơn so với các nước châu Âu khác khi Mỹ phải chi hơn 3,1% GDP cho ngân sách quốc phòng của NATO, trong khi Đức chỉ đóng góp 1,2% GDP và các thành viên khác của EU chỉ đóng 1,5%.

Tuy  nhiên, EU cũng lập luận rằng, trên thực tế cam kết bảo vệ đồng minh và vai trò của Washington không được thế hiện rõ rằng trong thời gian qua, thậm chí là những động thái bất định của Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn khiến cho châu Âu phải lo lắng.

Bức tranh toàn cảnh trên khiến châu Âu lo lắng là điều dễ hiểu. Thế nhưng, điều đáng lo ngại là châu Âu bị chia rẽ trong việc xử lý các thách thức trên. Cuộc khủng hoảng chính trị xung quanh vấn đề di cư từ năm 2015 đến nay đã phơi bày sự thiếu đoàn kết của các thành viên trong khối, khiến nhiều quốc gia thành viên EU nghi ngờ về khả năng bảo vệ họ của EU.

Nguy hiểm hơn, không chỉ dừng lại ở sự chia rẽ giữa những quốc gia thành viên, các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia châu Âu đã chứng kiến nhiều cuộc chiến khốc liệt giữa một bên là đảng phái chính trị ủng hộ chương trình nghị sự mở, tiến bộ, hội nhập toàn cầu với một bên là phong trào chính trị mang hơi hướng chủ nghĩa dân tộc, hướng nội và chống EU.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc lập luận rằng, các chính phủ ủng hộ đa phương hóa của EU hiện không bảo vệ, đảm bảo được cuộc sống của công dân mình. Điều này đặt ra thêm một thách thức cho EU đó là sự cần thiết đảm bảo an toàn cho công dân - vốn là trách nhiệm của quốc gia - phải được đẩy mạnh hơn nữa.

Ngoài ra, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ vẫn mang đến những rủi ro đối với kinh tế châu Âu. Quyết định áp thuế và đe dọa áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng nhôm và thép từ các nước như Trung Quốc, Mexico, EU... của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa qua đã khiến cho thương mại quốc tế trở nên rối bời, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Động thái của ông Donald Trump được xem là chỉ bảo vệ lợi ích quốc gia, đặt các quy tắc thương mại quốc tế ra bên ngoài. Theo Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, trong bối cảnh đó, EU cần trở thành một hình mẫu tiêu biểu bằng việc mở cửa kinh tế và cải cách các thể chế.

Có thể thấy, trong môi trường chính trị nhiều biến động hiện nay, EU đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đe dọa đối với an ninh châu Âu và ảnh hưởng đến sự gắn kết, phát triển của Liên minh này. Đứng trước những thách thức, nguy cơ đe dọa luôn hiện hữu như vậy, thời gian tới EU sẽ phải có những điều chỉnh để củng cố nội khối, gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.

Kông Anh

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc từ ngày 16-17/5 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Putin nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 5 vào ngày 7/5 vừa qua, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang phát triển ổn định, gắn bó.

Sáng 16/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do 3 đối tượng quê Thanh Hóa thực hiện; đồng thời đề nghị những ai từng vay tiền hoặc bị 3 đối tượng này cưỡng đoạt tài sản thì khẩn trương liên hệ với Công an huyện Duy Xuyên để giải quyết.

Liên quan sự cố tai nạn xảy ra tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, thuộc dự án đường cao tốc Bắc – Nam bắc qua hạ lưu sông Ba, kết nối huyện Phú Hòa và Tây Hòa (Phú Yên) như Báo CAND đã thông tin, đến 8h30 sáng nay 16/5, các lực lượng cứu hộ vẫn còn đang nỗ lực tìm kiếm dấu tích 2 nạn nhân còn lại.

Qua 10 năm thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (từ năm 2013 đến 2023), công tác phòng, chống tội phạm mua bán người của Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần hạn chế tội phạm mua bán người ở Việt Nam. Và một trong những kết quả đạt được, chính là tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có các vaccine mới được đặc biệt chờ đợi là vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, zona thần kinh và phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới. 

Thời gian qua, lực lượng Công an các xã miền núi thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện nhiều mô hình nhằm lan tỏa phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ). Đặc biệt, các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Công an xã đã tích cực học tiếng dân tộc Pa Cô để giao tiếp và thực hiện “4 cùng” với đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần giữ vững ANTT vùng biên giới.

Theo số liệu thống kê từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, từ ngày 16/12/2023 đến hết tháng 4/2024, cơ quan chức năng phát hiện 28 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, tổng thiệt hại hơn 9 tỷ đồng.

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra vào chiều tối qua (15/5) tại công trình thi công xây dựng cầu Đà Rằng, nằm trong dự án thi công đường cao tốc Bắc - Nam, bắc qua hạ lưu sông Đà Rằng nối liền địa phận xã Hòa An, huyện Phú Hòa với xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa (Phú Yên).

Trong trận đấu bù vòng 34 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra vào sáng 16/5, CLB Manchester United (MU) đã giành chiến thắng với tỷ số 3-2 trước các vị khách New Castle. Chiến thắng giúp Quỷ Đỏ chấm dứt chuỗi trận không thắng tại giải Ngoại hạng Anh.

Khi tháng 5 đã trôi qua nửa, số lượng vé dự Olympic Paris 2024 (Olympic 2024) của thể thao Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 10. Khi những cơ hội giành vé ngày càng thu hẹp cũng là lúc các đội thể thao còn cơ hội tranh vé dự Olympic 2024 đang phải căng mình để giúp thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu tối thiểu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文