Gia tăng căng thẳng vùng Vịnh: Con giun xéo mãi cũng quằn…

10:31 20/05/2019
Ngày 12-5, 4 tàu vận tải thương mại treo cờ UAE trở thành mục tiêu của hành vi phá hoại ở khu vực phía Đông cảng Fujairah. Trong thông báo của mình, Bộ Ngoại giao UAE không nêu rõ thủ phạm thực hiện các vụ phá hoại, chỉ gọi đó là những diễn biến nguy hiểm và kêu gọi quốc tế ngăn chặn những hành động tương tự trong tương lai.

Một ngày sau, đến lượt Saudi Arabia lên tiếng, cho biết 2 tàu chở dầu của họ đã bị tấn công phá hoại ngoài khơi cảng Fujairah. Theo hãng thông tấn SPA, các vụ tấn công không gây thương vong hay làm thất thoát dầu nhưng đã làm hư hại nặng nề cấu trúc của 2 chiếc tàu dầu. Riyad cũng không nói rõ ai là thủ phạm các vụ tấn công.

Theo hãng tin Mỹ AP, một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 13-5 đã tiết lộ rằng các chuyên viên điều tra của quân đội Mỹ nhận định rằng đây là hậu quả từ cuộc tấn công bằng thuốc nổ do Iran hoặc lực lượng ủy nhiệm của nước này tiến hành. Có điều là phía Mỹ không cung cấp bằng chứng cho thấy Iran có liên can đến vụ việc. Phản ứng từ phía Iran cũng rất nhanh chóng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran đã gọi các sự cố ngoài khơi Fujirah là điều “đáng tiếc và đáng báo động”, đồng thời cảnh báo về những “âm mưu của những phần tử có ác ý muốn khuấy động an ninh khu vực”.

Hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln.

Chưa đầy 24 giờ sau đó, 2 cơ sở dầu khí của Saudi Arabia bị các máy bay không người lái tấn công, làm hư hại nhẹ nhưng cũng khiến phải tạm ngưng các cơ sở này để sửa chữa. Phiến quân Houthis ở Yemen lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Các cuộc tấn công trong những ngày gần đây ảnh hưởng đến các mục tiêu “chiến lược” của UEA và Saudi Arabia, Olivier Jakob, một nhà phân tích tại Petromatrix nói. “Các mục tiêu là đường ống dẫn dầu cho phép Saudi Arabia xuất khẩu dầu mà không cần sử dụng eo biển Hormuz (qua Biển Đỏ) và cảng Fujairah, cửa ra đường ống dẫn dầu của UEA không đi qua eo biển Hormuz”, Jakob giải thích.

Phản ứng trước các vụ việc trên, ngày 14 và 15-5, Bộ Ngoại giao Pháp lên tiếng bày tỏ lo ngại sâu sắc và cho rằng hành động tấn công 2 cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia là “không thể chấp nhận”.

Những vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Iran đang rất căng thẳng. Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Mỹ đã tái lập toàn bộ các lệnh cấm vận trước đó và còn áp thêm các trừng phạt mới với mong muốn buộc Tehran phải đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và đòi Iran ngừng can thiệp vào các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực.

Những hành động này khiến Iran phản ứng dữ dội. Tổng thống Iran Hassan Rouhani hồi tuần trước cảnh báo rằng Tehran có thể sẽ nối lại hoạt động làm giàu uranium ở một cấp độ cao hơn nếu các cường quốc châu Âu, Trung Quốc và Nga không đưa ra được kế hoạch để đẩy lùi các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với khu vực ngân hàng và năng lượng của Iran.

Anh, Pháp và Đức ngày 13-5 một lần nữa bày tỏ ủng hộ thỏa thuận hạt nhân nhằm ngăn chặn tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran và cảnh báo Mỹ không nên gia tăng sức ép ở khu vực Vùng Vịnh với sự thể hiện sức mạnh quân sự cũng như các nỗ lực nhằm làm suy sụp nền kinh tế của Iran.

Ngày 15-5, Tổng thống Nga Putin khuyên Tehran không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, dù Mỹ là bên khơi mào việc từ bỏ các cam kết đã ký. Ông Putin nói thêm rằng: “Nga không phải là một đội cứu hỏa, chúng tôi không thể đi khắp nơi để cứu những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình”.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đến Brussels gặp các người đồng nhiệm châu Âu, ngày 13-5.

Hồi đầu tháng 5, Lầu Năm Góc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln, một phi đội oanh tạc cơ B-52, tàu vận tải đổ bộ USS Arlington và một tổ hợp phòng không Patriot đến khu vực vịnh Persic sau khi tình báo Mỹ phát hiện Iran chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn lên các tàu chiến ở vịnh Ba Tư.

Phó Đô đốc Jim Malloy, Tư lệnh Hạm đội 5 hải quân Mỹ, ngày 10-5 khẳng định sẵn sàng điều tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới eo biển Hormuz, khu vực chiến lược ở phía nam Iran, phân cách vịnh Ba Tư và vịnh Oman.

Tư lệnh không quân Vệ binh Cách mạng Iran Amirali Hajizadeh sau đó cảnh báo Tehran sẽ đánh phủ đầu nhằm vào lực lượng của Washington nếu tàu sân bay Mỹ có bất cứ động thái nào. Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNBC rằng Mỹ thực hiện các biện pháp cần thiết để tăng cường càng nhiều càng tốt mức độ an ninh trong khu vực Trung Đông.

Ngày 15-5, Washington ra lệnh cho các nhân viên không khẩn cấp của Mỹ phải rời khỏi các phái bộ ngoại giao tại Iraq trong một hành động rõ ràng cho thấy sự lo ngại về điều mà họ mô tả là những mối đe dọa từ Iran.

Về khả năng xảy ra xung đột giữa hải quân Mỹ và Iran tại eo biển Hormuz, các chuyên gia được AFP dẫn lời cho rằng sẽ không có cuộc đối đầu trực diện giữa hải quân hai nước. “Đó sẽ là một loại chiến tranh du kích của hải quân. Rõ ràng là các phương tiện quân sự của Iran không thể đối trọng với quân đội Mỹ. Mục tiêu của Iran sẽ là khiến Mỹ tốn chi phí quân sự, vật chất và tạo tâm lý xấu cho hành động của Washington ở Vùng Vịnh”, Jean-Sylvestre Mongrenier, chuyên gia tại Viện Thomas More cho biết.

Theo ông, Iran sẽ huy động các phương tiện chi phí thấp đe dọa các thiết bị rất đắt tiền của Mỹ. “Các phương thức hành động của Iran bao gồm đặt mìn ở eo biển Hormuz, quấy rối các đơn vị hải quân Hoa Kỳ bằng tàu cao tốc (được trang bị ống phóng tên lửa và tên lửa tầm ngắn) cũng như việc sử dụng tên lửa chống hạm”, ông Mongrenier giải thích.

Môi trường đặc biệt của eo biển Hormuz cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Lực lượng Iran “sẽ tập trung hỏa lực và các nỗ lực bất đối xứng của họ tại chỗ hẹp nhất của eo biển, mục tiêu dễ dàng trong tầm ngắm và khó trốn thoát”, James Holmes, thuộc trường Hải quân Mỹ, nói với tạp chí National Interest. Eo biển Hormuz vẫn được chính quyền Mỹ đánh giá là “điểm trung chuyển dầu lửa quan trọng nhất thế giới”. Trung bình 17,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương gần 20% nguồn cung của thế giới đi qua eo biển này, theo Bloomberg.

Tuy nhiên nhiều nhà phân tích cho rằng không có khả năng nổ ra chiến tranh tại Vùng Vịnh. “Về cơ bản, chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến với Iran”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hôm 14-5, trong khi lãnh đạo tinh thần tối cao của Iran Ali Khamenei cũng nói rằng “sẽ không có chiến tranh” với Mỹ.

Ngày 16-5, Reuters dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump yêu cầu các cố vấn không để căng thẳng với Tehran vượt quá kiểm soát nhưng sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Washington tại Trung Đông.

Mộc Thạch (tổng hợp)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文