Khẳng định vị thế đối tác trong thế giới đa cực

11:00 17/12/2014
Ngày 11/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến thăm lần thứ sáu tới Ấn Độ và đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Narenda Modi trong khuôn khổ cuộc gặp cấp cao thường niên lần thứ 15 giữa hai nước diễn ra cùng ngày tại thủ đô New Delhi.

Tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của hai nhà lãnh đạo Nga – Ấn kể từ khi Chính phủ mới của Ấn Độ do Thủ tướng Modi đứng đầu được thành lập, hai bên đã thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác đối tác chiến lược mạnh mẽ hơn nữa trong các lĩnh vực quốc phòng, năng lượng và thương mại. Tổng thống Putin và Thủ tướng Modi đã chứng kiến lễ ký kết 20 thỏa thuận hợp tác, liên quan tới đào tạo quân sự, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, dầu khí, tài chính, đầu tư, công nghệ thông tin…

Về lĩnh vực năng lượng nguyên tử – điểm nhấn chính trong chương trình nghị sự tại New Delhi, sau khi thỏa thuận “Tầm nhìn chiến lược hợp tác trong sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình” được hai bên ký kết, Tập đoàn Rosatom của Nga tuyên bố sẽ cung cấp 12 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ trong vòng 20 năm; 6 lò phản ứng sẽ được xây dựng ở Kudankulam, tỉnh Tamil Nadu của nước này trong khi 6 lò phản ứng còn lại sẽ được xây dựng sau đó tại một địa điểm vẫn chưa được xác định.

Hiện một lò phản ứng công suất 1.000 megawatt đang hoạt động tại nhà máy điện Kudankulam với sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Nga, lò phản ứng thứ 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015. Trước đó, Tổng thống Putin từng hối thúc Rosatom tăng số lượng các lò phản ứng mà tập đoàn này có thể cung cấp cho Ấn Độ lên 25 lò.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi.

Ở lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Putin cho biết, Nga sẽ tiếp tục phát triển dự án xây dựng một đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Ấn Độ để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dự kiến “lô hàng” đầu tiên sẽ tới Ấn Độ vào đầu năm 2017. Ông nhấn mạnh, Nga muốn duy trì “vai trò là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cho các thị trường châu Á” trong bối cảnh sức tiêu thụ “mặt hàng” này tại châu Âu tăng trưởng chậm, nhiều rủi ro về chính trị, thể chế cũng như pháp luật. Bên cạnh đó, Tổng thống Putin và các nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận và nhất trí các chi tiết cũng như việc triển khai hiệp định thương mại tự do giữa New Delhi và Liên minh Hải quan (LMHQ) Nga, Belarus và Kazakhstan.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định, Ấn Độ là một nền kinh tế quan trọng, và sự tham gia của họ vào LMHQ sẽ làm tăng đáng kể sự hấp dẫn kinh tế của liên minh này. Thêm vào đó, trong bối cảnh Ấn Độ đang nỗ lực xin gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (OCS), Tổng thống Putin khẳng định Moskva sẽ làm mọi việc có thể để Ấn Độ có mặt tại hội nghị thượng đỉnh OCS dự kiến tổ chức vào tháng 7 năm sau.

Trong lĩnh vực quốc phòng, mục tiêu của hai bên là tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự và công nghệ. Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước được xây dựng và kéo dài từ thời Liên bang Xôviết tới nay. Hồi tháng 6 vừa qua, tàu sân bay Vikramaditya (trước đó là tàu Admiral Gorshkov của Nga) đã chính thức gia nhập biên chế lực lượng vũ trang Ấn Độ. Ngoài ra, New Delhi đang quan tâm đến hệ thống định vị GLONASS và máy bay chở khách tầm trung MS-21.

Tuyên bố trước báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, Thủ tướng Modi nêu rõ tính chất quan hệ chính trị và quốc tế toàn cầu đang thay đổi, nhưng quan hệ Nga - Ấn và vị trí “độc nhất vô nhị” của Nga trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn không thay đổi. Hai bên đã tiến hành các cuộc tập trận chung của tất cả ba quân chủng vũ trang trong 6 tháng qua.

Theo trang Tin tức Tài chính Vesti Finance (vestifinance.ru) của Nga, đối với Ấn Độ, quan hệ đối tác chiến lược với Nga là rất quan trọng, vì Nga là một nước sản xuất vũ khí khổng lồ và có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Giới chức Ấn Độ hiểu rõ các rủi ro khi phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ trong các vấn đề chiến lược và kinh tế. Nếu hiểu theo nghĩa này, Ấn Độ sẽ không quên sự trợ giúp của Nga trong cuộc xung đột với Pakistan tại Kashmir, một sự trợ giúp vượt lên trên những mối quan hệ chính trị truyền thống được coi là chặt chẽ giữa Washington và Islamabad.

Theo giới phân tích, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga lần này là rất “đúng lúc”, bởi có thể nói chưa bao giờ Nga và Ấn Độ, hai nước có chung quan điểm phản đối mạnh mẽ mọi tư tưởng nhằm thiết lập một trật tự thế giới đa cực, lại cần nhau như lúc này. Bên cạnh đó, theo Nhật báo “Vzgliad” (Quan điểm) của Nga, chuyến thăm Ấn Độ của ông Putin được hy vọng sẽ xóa hết những vướng mắc trong quan hệ hai nước, nổi lên sau sự kiện hồi tháng 11 vừa qua, khi Nga ký thỏa thuận hợp tác an ninh - quốc phòng với Pakistan, một quốc gia láng giềng song lại có thể coi là đối thủ của Ấn Độ trong khu vực, để quan hệ đối tác chiến lược Ấn – Nga luôn vững chắc, tạo nên một động lực mới trong quan hệ “Đối tác đặc biệt và ưu tiên” Nga - Ấn.

Tờ báo cũng đưa ra quan điểm rằng, tình hình hiện nay trên thế giới đã tạo ra một cơ hội duy nhất cho sự hình thành một thực tế toàn cầu mới, trong đó “không có thầy giáo và học sinh, chủ nhân và đầy tớ, mà chỉ là những mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi giữa các đối tác bình đẳng”. Từ đó, chuyến thăm này sẽ là cơ hội để hai nước nâng quan hệ lên tầm cao mới, đồng thời tạo ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành trung tâm quyền lực mới, liên minh năng lượng tại châu Á, góp phần cân bằng quyền lực và lợi ích giữa các nước trong xu thế hình thành một thế giới đa cực.

Khổng Hà (tổng hợp)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文