Khói bụi độc hại ám ảnh Indonesia

13:40 07/10/2019
Tính đến ngày 20-9 vừa qua đã có 5.086 điểm cháy được ghi nhận ở Indonesia và 328.724 ha rừng bị đốt. Nhiều gia đình đang sống trong bầu không khí đỏ rực lửa và những đám mây chứa chất độc hại…

Hạt bụi nhỏ, hậu quả lớn

Hằng năm, một số vùng rộng lớn của Kalimantan và Sumatra thường bị nhấn chìm trong khói bụi độc hại do nạn cháy rừng gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu người dân sống ở những khu vực này. Các vụ hỏa hoạn bắt nguồn từ việc chặt đốt các đồn điền dầu cọ để giải phóng mặt bằng hoặc chế biến bột giấy.

Theo Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai quốc gia (BNPB), tính đến ngày 20-9 vừa qua đã có 5.086 điểm cháy được ghi nhận ở Indonesia và 328.724 ha rừng bị đốt. Nhiều gia đình đang sống trong bầu không khí đỏ rực lửa và những đám mây chứa chất độc hại.

Theo Air Visual, ngày 16-9, tại thành phố Palangkaraya (miền Trung Kalimantan), chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức nguy hiểm 452. Hiện có hàng trăm nghìn người tiếp xúc với các hạt vật chất không lành mạnh ở mức cao với đường kính 2,5 micron (PM2,5) trở xuống.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các hạt có đường kính từ 10 micron trở xuống có thể xâm nhập và ẩn sâu trong phổi, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe hơn là những hạt có đường kính 2,5 micron trở xuống, có thể xuyên qua phổi và xâm nhập hệ thống máu.

Theo Bộ Y tế Indonesia, số ca mắc hội chứng hô hấp cấp tính ở Tây Kalimantan lên tới hơn 15.000 trường hợp trong tháng 7, trong khi tại Riau, con số này lên tới 15.346 trong 2 tuần đầu tháng 9.

Một nghiên cứu của Viện Chính sách năng lượng thuộc Trường đại học Chicago ước tính, cư dân Sumatra và Kalimantan có nguy cơ bị giảm tuổi thọ trung bình 4 năm do tiếp xúc với hạt vật chất nguy hiểm do khói mù gây ra. Chính quyền địa phương ở Sumatra và Kalimantan đã hướng dẫn các gia đình, đặc biệt là trẻ em, ở trong nhà để tránh không khí độc hại, trong khi một số tổ chức xã hội dân sự đang phân phối mặt nạ N95.

BNPB cho biết, các nhà chức trách đã triển khai hàng chục máy bay trực thăng với hơn 200 triệu lít nước để dập tắt đám cháy. Bộ Xã hội và các cơ quan chính phủ khác cũng đã thiết lập hàng chục ngôi nhà an toàn, được đóng kín không gian với các bộ lọc không khí và bình oxy có thể lọc không khí trong nhà.

Người biểu tình tại tỉnh Trung Kalimantan, Indonesia, ngày 20-9 kêu gọi chính phủ nhanh chóng giải quyết các đám cháy đang phát tán khói bụi quy mô lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, hạt vật chất vẫn có thể xâm nhập vào nhà thông qua các khoảng trống như lưới thông gió, đôi khi làm cho không khí trong nhà cũng độc hại như không khí ngoài trời. Trong khi đó, nhà an toàn của chính phủ thường được đặt trong các không gian công cộng như tòa nhà chính phủ và trường học. Máy lọc không khí thường quá đắt đối với các hộ gia đình nghèo và không dễ dàng có sẵn, đặc biệt là trong trường hợp khẩn cấp.

Trong trường hợp không có máy lọc không khí, nghiên cứu của Kopernik tại Palangkaraya, miền Trung Kalimantan, chỉ ra cách đặt những miếng đệm polyester ướt lên cửa sổ và dùng chiếc áo phông ướt để trước quạt điện đang chạy. Tuy nhiên, phương pháp tạm thời này vẫn khiến các gia đình tiếp xúc với các hạt vật chất trong nhà vì polyester ướt chỉ làm giảm 33% PM 2,5 từ mức nguy hiểm 500 AQI và áo phông ướt chỉ giảm 7%.

Một giải pháp tiềm năng có thể là hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng với một bộ lọc không khí tự lắp ráp. Ví dụ, bộ lọc quạt tạm thời (FFU) có thể được lắp ráp bằng quạt đứng ngắn hoặc quạt sàn, được gắn với bộ lọc không khí hạt hiệu quả cao có thể tìm thấy trong các cửa hàng dịch vụ xe hơi. Dựa trên các thử nghiệm hồi năm 2016, đơn vị FFU tự lắp ráp này có thể giảm 93% PM2,5 từ mức 500 AQI, giảm gần 3 lần hạt vật chất so với áo phông ướt.

Đối phó với khói bụi là một cuộc chạy đua với thời gian. Điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng và xác định các giải pháp trong một thời gian ngắn để bảo vệ các gia đình dễ bị tổn thương. Bằng cách kết hợp các vật liệu có sẵn tại địa phương và FFU để triển khai ngay tại những vùng đang bị ảnh hưởng.

Nhà nước có thể trợ cấp để tất cả các gia đình bị ảnh hưởng có thể tiếp cận sự bảo vệ cần thiết. Các thiết bị này cũng có thể được cài đặt trong nhiều trường học hơn để bảo vệ trẻ em - một sáng kiến mà Kopernik đang tiến hành với Wahana Visi Indonesia, một tổ chức phi chính phủ ở Pontianak, Tây Kalimantan.

Hành động khẩn cấp

Indonesia là một trong những quốc gia cam kết từ năm 2015 cho Chương trình nghị sự 2030 và các cam kết quốc tế liên quan như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Với tình trạng ô nhiễm khói bụi như hiện nay, việc thực hiện các cam kết quốc tế của Indonesia quả thực là một thách thức.

Liên Hiệp Quốc vừa qua cũng đã cảnh báo cháy rừng ở Indonesia đe dọa sức khỏe của 10 triệu trẻ em ở khu vực Đông Nam Á do gây ô nhiễm không khí, phát thải nhiều khí nhà kính vào khí quyển. Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), gần 10 triệu người dưới 18 tuổi, trong đó khoảng 1/4 dưới 5 tuổi, đang sống trong các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề vì tình trạng đốt rừng trên đảo Sumatra và một phần trên đảo Borneo của Indonesia.

Trẻ nhỏ là nhóm đặc biệt dễ tổn thương trước ô nhiễm không khí do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Chưa kể, con của các thai phụ bị ảnh hưởng vì ô nhiễm môi trường khi sinh ra có nguy cơ thiếu cân hoặc sinh non cao hơn.

Bà Debora Comini, đại diện của UNICEF, nói: “Chất lượng không khí xấu là thách thức nghiêm trọng và ngày càng lớn với Indonesia”. Bà cho biết, mỗi năm, hàng triệu trẻ em đang phải hít vào không khí độc hại đe dọa sức khỏe của chúng cũng như buộc chúng phải nghỉ học, điều này gây ra những tổn hại cả về thể chất lẫn nhận thức của các em.

Nguồn gốc của khói bụi cần được giải quyết không chỉ một lần mà về lâu dài. Tuy nhiên, việc giải quyết hoàn toàn thách thức phức tạp này có thể mất thời gian. Gần đây, Bộ trưởng Y tế Indonesia Nila Moeloek đã lên tiếng ủng hộ việc sử dụng các giải pháp công nghệ đơn giản để bảo vệ các cộng đồng chống lại khói bụi. Đối mặt với mùa khói bụi hiện nay, các tổ chức xã hội dân sự và chính phủ có thể phối hợp chặt chẽ để đáp ứng khẩn cấp các nhu cầu sức khỏe cộng đồng bằng các công cụ như các đơn vị FFU tự lắp ráp cũng như các giải pháp phù hợp và sẵn có khác.

Khi một bầu trời đầy khói bụi tiếp tục treo lơ lửng trên Sumatra và Kalimantan, hàng trăm nghìn người sẽ tiếp tục tiếp xúc với không khí độc hại. Hiện là lúc Indonesia hành động để đưa ra biện pháp bảo vệ những người bị ảnh hưởng.

Hà Phương (tổng hợp)

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文