NATO chính thức rút quân khỏi Afghanistan

16:55 13/01/2015
Chủ nhật 28/12/2014, lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu đã chính thức làm lễ "hạ cờ" chấm dứt 13 năm cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan. Việc bảo đảm an ninh, chống khủng bố đã chính thức được bàn giao lại hoàn toàn cho quân đội và cảnh sát Afghanistan. Nhưng một bộ phận quân đội Mỹ và NATO vẫn tiếp tục duy trì để hỗ trợ cuộc chiến chống Taliban khi cần thiết.

Buổi lễ tượng trưng diễn ra trong sân bóng rổ của Tổng hành dinh NATO tại Kabul, với sự có mặt của vài chục quan chức Afghanistan lẫn ngoại quốc. Buổi lễ đánh dấu việc NATO chuyển từ sứ mệnh chiến đấu sang sứ mệnh nhỏ hơn là trợ giúp và huấn luyện. Phát biểu tại buổi lễ, tướng John Campell - Chỉ huy trưởng Lực lượng Trợ giúp An ninh Quốc tế (ISAF) - tuyên bố: “Sự cam kết của chúng tôi với Afghanistan vẫn bền chặt… Chúng tôi sẽ không bỏ đi".

Trong một tuyên bố bằng văn bản hôm 28/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khen ngợi một "kết cục có trách nhiệm" của cuộc chiến Afghanistan. Tuy nhiên, ông Obama cũng thừa nhận nước này vẫn còn là một "nơi nguy hiểm".

Tướng Campell và một số quan chức NATO khác nhấn mạnh rằng, chức năng chủ yếu của quân đội NATO trong sứ mệnh mới - Kiên quyết Hỗ trợ (Resolute Support) - sẽ là cố vấn, huấn luyện và hỗ trợ các lực lượng an ninh Afghanistan. Tuy nhiên, có một chút khác biệt là, một lực lượng nhỏ quân Mỹ tách khỏi lực lượng NATO có thể tham gia công tác bảo vệ an ninh, hỗ trợ hậu cần và các hoạt động quân sự chống khủng bố.

Theo số liệu thống kê, tổng quân số NATO có mặt tại Afghanistan lúc đỉnh điểm năm 2009 là vào khoảng 142.000, sau đó đã thu hẹp dần cho đến nay còn 17.000. Từ năm 2001 đến nay, đã có khoảng 3.500 binh sĩ quốc tế tử trận, hàng chục ngàn binh sĩ khác bị thương tại Afghanistan.

Theo chương trình Resolute Support, khoảng 12.500 đến 13.500 quân NATO, trong đó có 5.000 quân Mỹ, sẽ tiếp tục duy trì ở lại Afghanistan vào năm 2015. 28 nước thành viên NATO và 14 quốc gia đối tác sẽ đóng góp theo cách khác nhau. Các quan chức NATO cho biết, khoảng 5.500 quân Mỹ sẽ tham gia đội quân thứ hai đóng ở Kabul.
Quân đội NATO làm thủ tục "hạ cờ", chính thức rút quân khỏi Afghanistan.

Ở phía chủ nhà, lực lượng an ninh và quân đội Afghanistan hiện có quân số khoảng 350.000. Với lực lượng này, Afghanistan hoàn toàn có thể tiếp tục duy trì một cuộc chiến mạnh mẽ chống các phiến quân Taliban và Al-Qaeda.

Tướng Hans-Lothar Domrose, một quan chức cấp cao của NATO ở Brussels đánh giá rằng, các lực lượng Afghanistan đã thể hiện "năng lực, ý chí và niềm tin đánh bại kẻ thù". Các thăm dò ý kiến cho thấy, có đến 88% dân chúng Afghanistan tin tưởng vào quân đội quốc gia và 72% tin tưởng vào cảnh sát quốc gia.

Nhưng việc rút các lực lượng chiến đấu quốc tế ra khỏi Afghanistan, dù đã được thỏa thuận và lên kế hoạch từ trước, diễn ra vào thời điểm này cũng để lại một số vấn đề khó khăn nhất định. Thời điểm hiện tại được xem là đặc biệt căng thẳng cho Afghanistan, với việc Taliban đang thử thách ý chí của chính phủ đoàn kết dân tộc mới hình thành của đất nước.

Trong một tuyên bố khá dài phát đi hôm 28-12, Taliban đã hả hê "ăn mừng" sự ra đi của lực lượng NATO, cho rằng "đã giành chiến thắng trong cuộc chiến, và "Mujaheddin sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc chiến". Taliban cho rằng, sự rút quân của NATO là bằng chứng "các cường quốc không đáng tin" đã "bị đẩy đến bờ vực thất bại".

Từ tháng 11/2014, các lực lượng Taliban đã tung một chiến dịch khủng bố chưa từng có ở thủ đô Kabul và từng bước lấn sâu vào một số tỉnh như Helmand, nơi lực lượng Mỹ và Anh từng đóng quân. Taliban cũng tuyên bố đã chiếm giữ và "giải phóng" một phần lớn tỉnh Musa Kala, chiếm đóng 40 chốt quân sự ở tỉnh Greshj và đang tiến vào trung tâm tỉnh này, đồng thời lấy lại các khu vực trọng yếu của tỉnh Marja đã bị liên quân NATO đánh chiếm thời gian qua.

Ở phía ngược lại, cuộc bố ráp vào một ngôi trường do phiến quân Taliban kiểm soát ở vùng Tây Bắc Pakistan hôm 16/12 vừa qua đã bộc lộ một loạt hành động của các lực lượng phối hợp giữa Afghanistan, Pakistan và lực lượng nước ngoài, bao gồm các cuộc tiêm kích từ máy bay không người lái của Mỹ vào phiến quân Taliban ở vùng biên giới nhạy cảm giữa Afghanistan và Pakistan.

Đầu tháng 12/2014, chính quyền Mỹ ra tuyên bố sẽ để lại thêm 1.000 binh sĩ tại Afghanistan sau năm 2014. Một sự thay đổi trong Thỏa thuận An ninh Song phương đã được các quan chức Afghanistan ký kết hồi tháng 9 và Quốc hội nước này phê chuẩn vào tháng 11/2014, cho phép binh sĩ quân đội Mỹ tham gia các chiến dịch chống khủng bố Taliban và các nhóm phiến quân khác.

Một vấn đề nữa là, 3 tháng sau khi chính phủ chia sẻ quyền lực được thành lập ở Kabul, bao gồm Tổng thống Ashraf Ghani và các đối thủ hàng đầu khác như Abdullah Abdullah, một nội các điều hành đất nước vẫn chưa được hình thành, tạo nên tình hình rất đáng lo ngại là các cơ quan sức mạnh trọng yếu như Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Cục tình báo cảnh sát không có ban lãnh đạo, từ đó bộ máy điều hành, kiểm soát an ninh quốc phòng của đất nước không có người cầm trịch.

Phát biểu tại lễ chuyển giao hôm 28/12, Cố vấn An ninh Quốc gia Afghanistan Mohammad Hanif Atmar đã bày tỏ mối lo ngại về khả năng tự thân chiến đấu của quân đội Afghanistan. Ông Atmar nhìn nhận, các lực lượng Afghanistan hiện tại đã sẵn sàng để bảo vệ đất nước, nhưng lại không thể tự mình làm điều đó nếu không có sự hỗ trợ của nước ngoài.

Atmar cho rằng, sự trợ giúp của quân đội Mỹ và NATO vào lúc này là cần thiết hơn bao giờ hết, vì đây là thời điểm rất nhạy cảm về an ninh. Một số quan chức an ninh khác của Afghanistan cũng bày tỏ mối lo ngại tương tự. Họ phân tích, bộ binh Afghanistan tuy đã sẵn sàng chiến đấu nhưng lại thiếu trang bị và phụ thuộc quá nhiều vào hỗ trợ ném bom của không quân nước ngoài (Mỹ và NATO) trong các cuộc đụng độ lớn.

Năm nay đã xác lập một kỷ lục đáng lo ngại về số thương vong binh sĩ Afghanistan, với tổng cộng 5.000 quân nhân và cảnh sát tử thương. Số đào ngũ ngày càng tăng cũng là vấn đề đáng ngại. Giới chức an ninh Afghanistan đặt vấn đề giảm số thương vong và đào ngũ có vai trò quyết định việc duy trì quân số cho Afghanistan.

Văn Trương (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文