Nam Phi: Thanh niên đốt tiền khẳng định đẳng cấp

18:25 25/09/2013

Họ đốt tiền, xé rách nát tươm quần áo xa xỉ và đổ những chai rượu thượng hạng lênh láng trên mặt đất. Dù trào lưu sống Izikhothane vượt quá giới hạn chi tiêu, nhưng thanh niên Nam Phi ngày càng tiêu tiền nhiều hơn và cha mẹ của họ thật sự thấy "lạnh gáy". Sự điên rồ này hiện đang khiến cả Nam Phi sốc và bất bình.

Càng đốt nhiều tiền, đập nhiều đồ dùng xa xỉ càng được "nể trọng"

Một số quận ở Johanesburg, chủ yếu là Soweto và Diepsloot được cho là nơi sinh ra Izikhothane - một trào lưu văn hóa của giới trẻ Nam Phi, ở các khu vực khác nó còn có tên gọi là Ukukhothana" và Skhotan.

Những thành viên của Izikhothane rất dễ nhận biết vì lối ăn mặc màu mè, lập dị, tóc nhuộm, thường ở độ tuổi từ 12-25 và chủ yếu đến từ tầng lớp trung lưu da đen. Họ thường tổ chức các cuộc tranh tài có tên gọi "pantsula", một phong cách hiphop được sinh ra và phát triển từ các khu ổ chuột trên mạng xã hội Facebook.  Đây là cơ hội để họ thể hiện "đẳng cấp" và "độ" giàu có, chẳng hạn đập vỡ điện thoại đắt tiền ở nơi đông người qua lại, điện thoại càng đắt tiền và đập nhiều lần họ càng được các thành viên trong nhóm "nể phục."

Hiện tượng này nổi lên từ năm 2012, khi đó có nhiều đài truyền hình địa phương đã đưa tin. Đài  eNCA từng phát sóng phóng sự về một thành viên Izikhothane đã tự tử sau khi bị "chiến hữu" ép phải tiêu tiền cho bằng anh, bằng em trong nhóm.

Sau khi báo chí Nam Phi phê bình và Cảnh sát Johannesburg ra thông báo cho biết hành vi đốt tiền dù ở nhà riêng hay nơi công cộng đều phạm tội hình sự, ngay lập tức các nhóm Izikhothane chuyển sang hoạt động ngầm. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc gặp mặt qua Facebook hoặc Twitter để giúp phong trào phát triển.  Một số tổ chức phi chính phủ đã cố thuyết phục những thanh niên này ra khỏi phong trào bằng cách tổ chức các hoạt động miễn phí, chẳng hạn hội thảo phim truyền hình. Nhưng Izikhothane vẫn ngày càng kết nạp nhiều thành viên "đẳng cấp" hơn so với trước đây.

Nam Phi đang loay hoay tìm cách giải quyết vấn nạn Izikhothane.

Cha mẹ sẵn lòng vay nợ để cho con thỏa mãn thú "đập phá”

Muzi Kingpin, 23 tuổi, là thành viên của  Izikhothane cho rằng, không ai có thể cấm anh ta đốt tiền: "Người ta không ưa chúng tôi vì họ ghen tị với sự giàu có của chúng tôi.  Tôi rất mệt mỏi khi nghe những lập luận tương tự nói rằng chúng tôi không có ý thức khi đốt tiền, hoặc chúng tôi có thể đưa tiền cho người ngoài thay vì đốt đi…Nếu tôi muốn đốt tiền, ai có thể ngăn cản tôi?".

Cédrain Wambe, đến từ Cameroon, hiện theo học Đại học Wits ở Johannesburg, là thành viên của một nhóm Izikhothane cho biết: Phong trào Izikhothane đã bắt đầu manh nha từ những năm 2000, nhưng nó thật sự bắt đầu cuốn hút ngày càng nhiều người từ năm 2011-2012, khi đó có một số thành viên bắt đầu có hành vi thách đố nhau.

"Tôi đã gặp nhiều sinh viên ở đại học, họ có xu hướng không bạo lực và hiện tượng này hoàn toàn tự nhiên. Phần lớn thành viên Izikhothane là những người trẻ tuổi thuộc các gia đình một cha, một mẹ, họ lớn lên trong sự nuông chiều. Tôi đã gặp một người phụ nữ, bà kể tôi nghe bà đã phải vay tiền để chu cấp tài chính cho đam mê của cậu con trai và mua sắm những bộ quần áo đắt tiền. Bà thà mang công, mắc nợ còn hơn thấy con trai mình theo những đám du thủ, du thực và trở thành một tên côn đồ", Cédrain Wambe chia sẻ.

Vấn đề cần phải lên án đối với phong trào này là nó chỉ là một cuộc chạy đua rồ dại. Rất nhiều người không theo kịp điều này và sau khi "đốt" hết tiền, gia đình lâm nợ, không còn có thể chu cấp, dẫn đến hậu quả: một số thanh niên đã phải sống trong cảnh nghèo khó. Chỉ có một số ít thành viên Izikhothane có cha, mẹ giàu có, còn lại đều thuộc tầng lớp bình dân.

Xế hộp càng sang, thành viên Izikhothane càng được bạn bè "nể phục".

Nguồn gốc của phong trào dường như không có bất kỳ cơ sở chính trị nào. Nhưng hãy tìm hiểu cốt lõi của nó - khi bạn lắng nghe họ - họ muốn hành động để phản đối các chính trị gia vì cho rằng giới chính trị không làm gì để giúp đỡ thanh niên, và chống lại các sản phẩm tượng trưng cho xã hội phương Tây.

Phong trào này khởi nguồn như một điều gì đó mang tính tích cực: họ là những người trẻ vui vẻ, yêu đời, không ưa bạo lực, chỉ muốn chứng minh sự thoải mái, tự do. Nhưng nhìn vào cách thức nó đang được thực hiện, thì phong trào này phải bị cấm. Hiện nay, các thành viên Izikhothane sẵn sàng chửi cha, mắng mẹ, thậm chí có hành vi bất hiếu như sử dụng bạo lực để ép cha mẹ cho tiền nhằm thỏa mãn thói ăn chơi đua đòi hư đốn của mình.

Hiện Chính phủ Nam Phi đang tìm cách để giải quyết vấn nạn xã hội này, nhưng xem chừng rất khó khăn và phải mất một thời gian dài

Khôi Nguyên (tổng hợp)

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文