Nạn buôn bán vũ khí trái phép ở một số nước Đông Nam Á

11:42 24/11/2004
Tại  Campuchia, cứ khoảng 20 người dân thì có 1 khẩu súng và 10 viên đạn. Tại Thái Lan, số lượng súng hợp pháp trong tay tư nhân là hơn 3 triệu. Tại Philippines có trên 800.000 khẩu súng hợp pháp và 400.000 khẩu súng bất hợp pháp trong dân chúng. Với số vũ khí lớn như vậy, số vụ tội phạm sử dụng vũ khí hoạt động cướp bóc tăng lên nhanh chóng.

Việc buôn bán vũ khí trái phép tại khu vực Đông Nam Á đã và đang diễn ra ở mức khó có thể kiểm soát được với nhiều lý do cả về lịch sử lẫn về chính trị. Tại Campuchia, do chiến tranh diễn ra trong một thời gian khá dài (1978-1990) đã biến nước này thành một nơi chứa vũ khí nguy hiểm. Sau khi chiến tranh kết thúc, việc thu hồi và quản lý vũ khí trở nên hết sức khó khăn.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ năm 1992 đến 1993, số lượng súng thu được tại Campuchia là 320.000 khẩu và 80 triệu viên đạn. Trong thời gian qua, Chính phủ Campuchia vẫn đang tiếp tục thực hiện biện pháp thu hồi một số vũ khí trái phép. Nhưng ước tính vẫn còn khoảng 900.000 khẩu súng đang lưu thông ở chợ đen. Còn đối với một số nước như Thái Lan, Myanmar, Lào, Malaysia, do vùng biên giới các nước này có một số tổ chức tội phạm hoạt động nên việc mua bán vũ khí diễn ra khá phổ biến.

Việc buôn bán vũ khí trái phép tại khu vực Đông Nam Á đã đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh và ổn định tại khu vực. Trước hết, tình trạng buôn bán tràn lan vũ khí nhỏ đã gia tăng đáng kể năng lực phá hoại của các thế lực ly khai, tổ chức khủng bố, tội phạm. Ở Campuchia, Myanmar và Nam Philippines, các tổ chức phản loạn có đầy đủ các loại vũ khí tấn công, tập kích tiên tiến như súng tiểu liên, tên lửa vác vai, súng chống tăng B.41... Chính nhờ có vũ khí này mà các tổ chức ly khai tại các nước trở nên ngoan cố hơn. Các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ và bọn chúng thường không đạt kết quả. Sau đó xung đột tăng lên gây thiệt hại lớn cho cả hai bên. Mặt khác, tình trạng buôn bán vũ khí trái phép cũng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với trật tự an ninh xã hội.

Bên cạnh đó, việc buôn bán vũ khí trái phép còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Sự phát triển của “kinh tế đen” liên quan đến buôn bán vũ khí trái phép và ma túy ảnh hưởng đến ổn định và quản lý tài chính. Năm 1997, “kinh tế đen” chủ yếu dựa vào buôn bán vũ khí trái phép của Thái Lan lên đến 9,4 tỉ USD, chiếm khoảng 1/10 toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Số tiền khổng lồ đó được đưa ra thị trường cổ phiếu và nhà đất, đã đẩy nhanh sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế của Thái Lan.

Ở một số vùng thuộc Indonesia, Philippines và biên giới Campuchia, biên giới Myanmar, bọn ly khai có tổ chức đã sử dụng tài nguyên để đổi lấy vũ khí, làm gia tăng tình trạng nghèo khó, khiến cho kinh tế phát triển không lành mạnh. Do môi trường an ninh xã hội không được đảm bảo, tội phạm và khủng bố xảy ra đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài ngần ngại, ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng.

Những biện pháp xoá bỏ nạn buôn lậu vũ khí

Đứng trước thực trạng buôn lậu vũ khí trái phép tràn lan, nhiều nước Đông Nam Á đã kiên quyết thực hiện các giải pháp trọng điểm nhằm xóa bỏ tình trạng buôn lậu vũ khí tại nước mình, và đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng để ngăn chặn. Từ năm 1999, Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu thực hiện chương trình “kiểm soát vũ khí nhỏ và vũ khí hạng nhẹ” tại Campuchia. EU đã dành một khoản ngân sách viện trợ cho chính phủ, ngành cảnh sát, an ninh và tổ chức phi chính phủ Campuchia để thực hiện việc kiểm soát, thu thập, tiêu hủy các loại vũ khí này.

Năm 2003, EU tiếp tục viện trợ cho Campuchia 1,567 triệu euro để thực hiện chương trình này. Cho đến nay, Chính phủ Campuchia đã đạt được một số thành tích trong việc chống phổ biến và ngăn chặn việc buôn bán vũ khí trái phép. Hai quân khu đã thiết lập chế độ lưu trữ và đăng ký an ninh vũ khí. Dự kiến Luật Vũ khí cũng sẽ được Quốc hội Campuchia sớm thông qua.

Tháng 10/2003, Thái Lan cũng đã tuyên chiến với buôn lậu vũ khí, mục tiêu là trong vòng 5 năm biến Thái Lan thành “nước không có súng”. Chính phủ Thái Lan quy định: Những ai giữ súng phi pháp trong vòng 60 ngày từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm phải tự động giao nộp. Hiện nay, có ít nhất hơn 2.000 khẩu súng được giao nộp cho Chính phủ.

Ngoài ra, nhằm đối phó với bọn tội phạm buôn lậu vũ khí, các nước đã tiến hành ký kết một số hiệp định hợp tác, tiến hành bao vây và tấn công từ các khâu cung ứng, vận chuyển và buôn bán vũ khí trái phép. “Tuyên bố Colombo” và “Tuyên bố chung Manila” đã đặt cơ sở cho các thành viên ASEAN hợp tác tấn công bọn buôn lậu vũ khí trái phép. Bắt đầu từ năm 1997, cứ hai năm một lần, các nước ASEAN lại tổ chức hội nghị cấp bộ trưởng về tấn công tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có cả tội buôn lậu vũ khí

VP Interpol.

Một vụ va quệt xe dẫn đến đánh nhau giữa đường, một vụ tai nạn giao thông do vi phạm quy định về an toàn giao thông, một chiếc xe "quá đát" hư hỏng "nằm" trên đường… đều có thể gây nên kẹt xe vài giờ liền là chuyện xảy ra tương đối nhiều ở TP Hồ Chí Minh. Nó thể hiện một văn hóa giao thông kém bởi văn hóa giao thông là sự tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, người tàn tật, trẻ em… để hướng tới một xã hội giao thông thân thiện, an toàn.

Tổng thống MỹDonald Trump ngày 6/7 đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch thành lập một đảng chính trị mới của tỷ phú Elon Musk, gọi đây là ý tưởng “nực cười” và cảnh báo rằng điều này sẽ gây rối loạn hệ thống chính trị hai đảng truyền thống của nước này.

Trong những năm gần đây, nhu cầu du học và tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của giới trẻ Việt Nam không ngừng tăng cao. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng lừa đảo đã làm giả con dấu, thư mời… của các tổ chức giáo dục quốc tế hoặc tự xưng là đối tác chương trình trao đổi sinh viên để lừa đảo du học sinh Việt Nam.

Tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn (Nghệ An) có chiều dài khoảng 30km, được xây dựng cách đây 60 năm về trước, đã ngừng hoạt động từ năm 2012. Tuy nhiên, từ đó đến nay, để duy trì, ngành chức năng vẫn phải bỏ ra số tiền khoảng 1,4 tỷ đồng để trì, bảo trì và trả lương cho công nhân.

Tối 6/7, show biểu diễn thực cảnh “Sử thi Âu Lạc” ánh sáng nhạc nước tại công viên văn hóa Delight Park Đà Lạt (Lâm Đồng) đã chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách nhân sự kiện thành lập tỉnh Lâm Đồng mới trên cơ sở sáp nhập đơn vị hành chính tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận.

Sốt đất không phải là hiện tượng lạ ở Việt Nam. Từ thời điểm sau Đổi mới, khi thị trường bất động sản (BĐS) được hình thành, đã có những cơn sốt đất tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Và trong khoảng 10 năm trở lại đây, sóng đất lại bùng lên mạnh mẽ ở các vùng ven đô, vùng trung du, miền núi, nơi từng rất ít ai quan tâm tới.

Đề án phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 được Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương ký quyết định phê duyệt. Một trong những nội dung chủ chốt là mục tiêu World Cup của ĐT Việt Nam. Nhưng thay vì việc tham dự World Cup 2030, “Những chiến binh sao Vàng” được hoạch định giành vé ở giải thế giới 4 năm sau đó. 

Đây là một nội dung đáng chú ý tại Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.