Nạn tham nhũng hoành hành tại Mỹ Latinh

16:10 09/09/2005

Chính phủ nhiều nước Mỹ Latinh tiếp tục “bó tay” (một cách... cố tình) với tham nhũng. Và người ta có khuynh hướng chấp nhận “sống chung với tham nhũng” hơn là thực hiện cuộc chiến tiêu diệt loại sâu mọt chính trị cực độc này.

Phiên tòa xử cựu Tùy viên Andres Manuel Lopez Obrador của Thị trưởng Mexico City, kết luận đương sự không phạm tội rửa tiền và nhận hối lộ, bất chấp cuộn băng hình bí mật được tiết lộ và trình chiếu trên truyền hình cho thấy rõ mười mươi là đương sự bị bắt quả tang nhận hàng trăm ngàn USD từ một nhà thầu (có cảnh Obrador cho tiền vào túi quần và nhét tiền vào cặp da).

Không chỉ vụ Obrador. Tháng 6/2005, một chánh án đã bác bỏ đề nghị của công tố viên buộc tội con trai của Joaquin “El Chapo” Guzman, trùm ma túy số 1 Mexico (cũng chính vị chánh án này từ chối luận tội Nahum Acosta Lugo - nguyên Điều phối viên du lịch của Tổng thống Fox, bị quy kết tội tuồn thông tin cho giới ma túy).

Còn tại Ecuador, chính sự cáo buộc tham nhũng đã làm đổ chiếc ghế Tổng thống của Lucio Gutiérrez vào tháng 4/2005. Ở Nicaragua, cựu Tổng thống Arnoldo Alemán đang bị buộc tội đục khoét ngân sách nhà nước thời ông ta tại vị và bị đề nghị mức án 20 năm tù.

Trong khi đó, công tố viên Costa Rica đang quy kết hai cựu tổng thống nhận hối lộ từ các hợp đồng chính phủ. Chưa hết, ở Guatemala, người ta hiện tìm cách dẫn độ cựu Tổng thống Alfonso Portillo (lưu vong tại Mexico) với bản án biển thủ 15,7 triệu USD.

Biểu tình chống tham nhũng tại Brazil.

Nghiêm trọng nhất vẫn là Brazil. Mấy tháng gần đây, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva phải đương đầu với loạt cáo buộc rằng, đảng Công nhân đương quyền của ông từng hối lộ nghị sĩ để được ủng hộ các chính sách đề xuất trong Quốc hội. Vụ bê bối ầm ĩ đến mức thủ lĩnh đảng đương quyền (cánh tay phải của Lula da Silva) buộc phải từ chức. Tiến trình điều tra còn xoáy vào nhiều câu hỏi, chẳng hạn làm thế nào mà Lula da Silva (trong chiến dịch tranh cử năm 2002) nhận được nhiều phiếu hơn bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào trong lịch sử Brazil.

Cuộc khủng hoảng chính trị ở Brazil bùng nổ khi một tạp chí tiếp cận được cuộn băng quay cảnh một giám đốc bưu điện nhận hối lộ từ một doanh nghiệp đang chạy hợp đồng đấu thầu cho dự án cấp chính phủ. Trong cuộn băng, vị giám đốc bưu điện “trấn an” nhà doanh nghiệp rằng chuyện hối lộ chẳng có gì đáng sợ vì nhiều nghị sĩ cũng nhận đút lót, cụ thể là dân biểu Roberto Jefferson - Chủ tịch Công đảng.

Thoạt đầu, Tổng thống Lula da Silva tỏ ra bênh vực Jefferson; nhưng khi cố biện hộ cho mình, Jefferson lại vô tình xì ra rằng đảng Công nhân của Lula da Silva từng dúi cho mỗi thành viên Công đảng 12.500 USD/tháng với điều kiện ủng hộ chính sách của Lula da Silva. Mức độ ảnh hưởng của vụ việc không chỉ giới hạn trong phạm vi chính trường Brazil, bởi nước này đang vận động xin một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ mở rộng (dự kiến sẽ bàn thảo vào tháng 9-2005).

Theo New York Times, tham nhũng ngốn 15% tỉ lệ phát triển hàng năm tại Mỹ Latinh. Dân Mỹ Latinh xem tham nhũng là vấn đề nghiêm trọng nhất, theo cuộc thăm dò tại 18 quốc gia được Công ty Latinobarómetro tiến hành vào năm 2004. 80% đối tượng phỏng vấn khẳng định tham nhũng ngày càng lan rộng “và ảnh hưởng của tham nhũng đối với kinh tế chúng tôi là kinh khủng, rất kinh khủng” - nhận xét của José Ugaz (Peru), người từng điều tra tội phạm tham nhũng thời Fujimori và hiện làm việc cho Ngân hàng Thế giới (WB) - “Và còn nhiều hậu quả nữa không thể dễ dàng tính được. Công chúng mất niềm tin vào nhà nước. Họ nghĩ rằng viên chức nhà nước đang ăn cắp. Mà khi dân chúng đã mất niềm tin vào những người lãnh đạo quốc gia thì hậu quả tức thời kéo theo sẽ là sự chống đối dẫn đến nổi loạn...”.

Phản ứng dữ dội của công chúng thật ra đã xảy ra tại một số nước. Trong trường hợp Brazil, nạn hối lộ bắt đầu trở thành “thói quen” đối với các doanh nghiệp. Quà hối lộ có khi là chiếc Land Rover hoặc có lúc là cặp vé du lịch nước ngoài. Tương tự gia đình Tổng thống Peru Alejandro Toledo, người nhà Tổng thống Lula da Silva cũng được nhiều ưu đãi.

Một người con của Lula da Silva hiện là chủ một công ty quảng cáo và một công ty điện thoại mà cổ phần gồm nhiều ngân hàng nhà nước! Tại Peru, con út của Tổng thống Alejandro Toledo Pedro - đang bị cáo buộc dùng ảnh hưởng để “sang tay” một công ty điện thoại với giá tượng trưng 1.500 USD! Người anh Pedro Luis - đang bị điều tra tội dùng quyền lực của bố để chiếm đất công. Theo nhà báo nổi tiếng Fernando Rospigliosi (từng ngồi ghế Bộ trưởng Nội vụ trong nội các Toledo), ngay khi Toledo đắc cử, thân nhân ông đã lập tức ùn ùn kéo đến “xin việc” (trong đó có cả anh, chị, em ruột)

Lê Thảo Chi (tổng hợp)

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文