Nghề "cướp biển"

16:00 15/06/2007

Đêm. Giữa đại dương mênh mông, những con sóng hung dữ như muốn nhấn chìm tất cả. Thế nhưng, dân hành nghề đâm cá trên mặt biển, được mệnh danh là "cướp biển", một mình "tác nghiệp" trong mọi điều kiện thời tiết. Chỉ cần cái ngàm, vợt... với trình độ thiện nghệ, họ bắt tất cả các loại cá... khi mới nhô đầu lên mặt nước.

TRUY KÍCH ĐẾN CÙNG

Năn nỉ mãi, anh Dương Bửu Hải, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa mới cho tôi đi theo “cao tốc cướp biển” chuyên hoạt động vào ban đêm. Dù trời nắng chang chang, nhưng Hải vẫn căn dặn: “Khi đi nhớ phải mang áo ấm, áo mưa.

“Cao tốc” nhỏ, sóng đập văng nước lên ướt suốt đêm rét thấu xương”.

3 giờ chiều, Hải ôm đồ nghề, gồm: một cái ngàm (xỉa) 12 mũi và bình ắcquy, đèn pha... ngoắc tôi xuống chiếc “cao tốc” vỏ nhôm, chạy bằng xăng, nhổ neo rời bờ. Sau 15 phút tăng tốc, chiếc  “cao tốc” bắt đầu bị sóng biển “hành hạ”.

Hải ngồi lái trước mũi hét to: “Anh vịn chặt, để em “cắt sóng” tiến nhanh, kẻo mặt trời lặn gió sẽ thổi mạnh, mình ra không kịp”.

Gần 4 giờ, chiếc “cao tốc” nổ khét rẹt, xé nước lao vun vút đến “tọa độ hành nghề”. Hải về số đứng, buộc sợi dây dài vào đầu cái cán  ngàm.

Tôi thắc mắc: “Đêm hôm giữa biển móc cái của nợ này vào làm gì cho thêm vướng chân?”.

Hải “hừ” tôi một tiếng, rồi giải thích: “Tất cả thiết bị trên chiếc thuyền nhôm này đều phải gọn. Từ cần số, cần ga đặt dưới chân như ôtô, vô lăng, ngàm, nút đèn... đều nằm tại phía mũi, để mình vừa lái, vừa lao ngàm phát nào “dính đòn” phát đó. Buộc dây ở đầu cán ngàm, đề phòng khi gặp những con cá to, từ 50 đến 100kg, mình lao ngàm cắm sâu  vào mình nó, nó sẽ vùng vẫy và bỏ chạy rất mạnh. Lúc này mình phải thả ngàm, thả dây tăng ga chạy theo đuôi cá đến khi nào nó kiệt sức “đầu hàng”. Khi đó mới dùng dây kéo cá lên thuyền”.

Chuẩn bị đâu vào đấy, Hải đội một chiếc đèn pha sáng quắc trên đầu, đứng hẳn lên mũi, một tay lái, mắt cứ nhìn chằm chằm dưới mặt biển.

Quần đảo khoảng 30 phút mà chưa phát hiện ra mục tiêu  nào. Bất ngờ, Hải tăng ga chạy nhanh đeo bám mục tiêu đang bơi dưới biển. Tay phải cầm ngàm đưa cao tư thế sẵn sàng “bấm nút” phóng.

Bất ngờ nghe một tiếng “chũm”, nhanh như chớp, Hải đã bắt gọn con cá nhái nặng khoảng 2 kg, hất ngược lên khoang thuyền. “Cá loại này chỉ là “em út”, nó không thể nào chạy thoát được trước bàn ngàm 12 mũi của tui. Gặp mấy ông nội cá cờ chạy nhanh như tên lửa, mình hơi “chờn” một chút. Đụng đầu với thứ dữ này, cần phải xử lý nhanh, đón đầu mới túm cổ nó được.

Đang say sưa, Hải lại bất ngờ tăng ga, ôm cua, chiếc “cao tốc” nghiêng qua một bên nước ào vào, tôi bị ngã vào mạn đau điếng. Chiếc “cao tốc” cứ chạy quần đảo, vòng vèo, ánh đèn pha quét loang loáng.

Sau một hồi truy kích quyết liệt, người Hải hơi ngả về phía sau lấy thế, dồn sức, tay phải cầm ngàm đưa cao, rồi phóng thẳng ngàm bay khỏi tay khoảng 10m. Con cá to vật vã bị “dính đòn”, đuôi vùng vẫy ầm, ầm. Hải thả dây và cho “cao tốc” chạy theo.

Tiếng Hải hét to trong màn đêm mịt mù của biển cả: “Nó quỵ rồi, quỵ rồi...”. Hải đến gần đầu “cao tốc”, thu dây lại và hai tay cầm ngàm kéo cá sát vào mạn thuyền. Nhưng con cá to bằng cả người lớn đâu có chịu chết một cách dễ dàng, cứ vùng vẫy kháng cự đến cùng. Hải dùng cái cần móc câu dự phòng đưa xuống, lừa vào mang cắm sâu vào, rồi hì hục kéo lên. Con cá cờ dài và to nằm trọn trên khoang, đuôi vẫn đập vào thành nhôm “cao tốc” nghe cộp, cộp...

Hải khoái chí: “Con này nặng khoảng 80 kg đấy. Giống cá này rất lạ, ánh đèn pha chiếu thẳng vào mắt, nó không bao giờ “đóng đèn” đứng lại một chỗ, buộc mình phải vừa tăng ga chạy nhanh, vừa đón đầu nhằm đâm mạnh vào “điểm huyệt”.

Tui đã nhiều lần gặp cá cả tạ, nghe tiếng động mạnh, nó sợ lao nhanh trên mặt nước, mình tăng ga truy kích theo đến 2 - 3 cây số mới đâm được. Dân Cầu Bóng (TP Nha Trang - PV) mới “chơi độc”, là dùng bộ kích điện để trên thuyền, dây dẫn xuống dưới lưỡi ngàm. Mỗi khi đâm trúng cá to, họ đạp nút điện, cá đờ ra, không phải truy kích - Hải “bật mí” với tôi.

NGHỀ MẠO HIỂM

Qua nhiều năm hành nghề đâm cá trên biển, những tay thợ lão luyện đã nắm chắc quy luật, đặc tính di chuyển của các loại cá thường hay nổi lên mặt nước kiếm ăn vào ban đêm, để đón đầu đánh chặn.

Nghề này chỉ hoạt động từ tháng 8 đến tháng 1 âm lịch năm sau, nếu có “đánh vét” thì kéo qua tháng mùa gió nam. Nhưng mùa mưa bão là thời gian hưng thịnh nhất của nghề này.

“Đầu tháng 8, cá từ biển Thái Bình Dương di chuyển vào bờ. Lúc này bọn mình chạy máy ra ngoài biển xa “chặn đánh”. Đến tháng 10, 11 gió to, biển động mạnh cá thường “sơ tán” vào ở các đầm, eo biển, vịnh. Mình phải chịu đựng cái khắc nhiệt của biển cả, mới may ra trúng đậm” - Hải tiết lộ bí quyết.

Cường độ hoạt động của dân “cướp biển” rất căng thẳng, suốt cả đêm, đến khi trời sáng, mới chịu quay thuyền vào bờ bán cá. Lên bờ uống cà phê, “nạp năng lượng” xạc lại bình ắcqui... chợp mắt nghỉ ngơi rồi 2 giờ chiều phải dậy chuẩn bị đồ nghề, để xuất kích. Gặp đợt “cá chạy” nhiều họ đi đến 15 ngày liên tục không nghỉ.

Vì nhiều đêm thức trắng nên họ chịu không nổi, vừa lái, vừa ngủ. Hậu quả là “cao tốc” đâm vào vách núi, tàu đánh cá giã cào. Năm ngoái có người còn phóng “cao tốc” lên nằm trên bè tôm hùm, may mà không xảy ra thương vong.

Làm nghề này cũng bấp bênh, đêm nào gặp may thì trúng 1 - 2,5 triệu đồng. Nếu xui xẻo chỉ kiếm được mấy chục ngàn đồng. Chi phí cho một chuyến đi từ 250.000 đến 300.000 đồng/đêm. 

Tìm hiểu nguồn gốc của nghề, được biết dân hành nghề ở làng Xuân Tự chỉ là những người đi học lỏm dân Cầu Bóng.

Lúc đầu chỉ một vài người làm nghề lặn bắn cá dưới đáy biển vào ban đêm. Lặn biển rất nguy hiểm đến tính mạnh, nên họ “lên đời” đâm cá trên mặt nước.

Hiện nay, vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ chỉ có Khánh Hòa mới có nghề đâm cá “độc nhất vô nhị” này. Vì cuộc sống mưu sinh, nhiều người đã lần mò đến các tỉnh khác lập “lãnh địa” mới, tha hồ hành nghề trên biển, mà không “đụng hàng” với ai.

“Trước tết, thằng con tui chạy ra Sông Cầu, Phú Yên đánh “no” lắm. Cá bán không hết, phải thuê xe chở vào đây bán cho được giá” - ông Quang, một người có thâm niên trong nghề "cướp biển" khoe với tôi ngay tại bến cá Xuân Tự

Hải Luận

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文