Nhật Bản: Tại sao ngày càng nhiều người già phạm tội?

19:30 17/09/2013

Theo "Sách trắng" về tội phạm vừa được công bố, năm 2012, có đến gần 50.000 người Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên là đối tượng trong các cuộc điều tra hình sự, chiếm 16% số đối tượng bị điều tra. Đây cũng là tỉ lệ cao nhất kể từ khi các số liệu được thu thập lần đầu vào năm 1986 và cao gấp 6 lần so với con số của 20 năm trước.

Cảnh sát Nhật Bản cách đây không lâu đã đệ trình thêm một cáo buộc giết người đối với một người phụ nữ 64 tuổi, tên Miyoko Sumida. Theo hồ sơ của cảnh sát, Sumida và 6 người khác trong gia đình đã còng tay, nhốt một người đàn ông ở trên ban công nhà bà ta rồi bỏ đói nạn nhân cho đến chết.

Những đối tượng này sau đó đã đặt thi thể của người đàn ông vào một chiếc hòm, đổ đầy xi măng vào đó và đem vứt xuống một cảng ở gần nhà của họ ở thành phố Amagasaki, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Cách thức phi tang này khá giống với thủ đoạn của các băng nhóm mafia người Italia.

Cảnh sát cho rằng, người đàn bà nói trên chính là chủ mưu của ít nhất 6 vụ giết người nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc lương hưu khác. Một trong các nạn nhân chính là chồng của Sumida - người đã "vô tình" trượt chân ngã khi đang đứng trên một vách núi cao khoảng 30m. Cảnh sát cho biết, họ đã phát hiện những bằng chứng cho thấy, người đàn ông này có thể đã bị vợ ép phải tự tử.

Sau vụ "tai nạn" này, Sumida và gia đình đã nhận được 90 triệu yên tiền bảo hiểm. Ngoài ra, cảnh sát cũng đã tìm thấy thi thể của nhiều người trong những chiếc thùng bằng thép đổ đầy xi măng hoặc bọc trong chăn và chôn dưới nền căn nhà của họ. Sumida chính là người được thụ hưởng tài sản của những người nói trên sau cái chết bất thường của họ.

Theo thống kê, số người già bị truy tố về tội cố ý gây thương tích đã tăng lên gấp 9 lần so với năm 1992, số vụ hành hung do người già thực hiện cũng đã tăng đến 49 lần so với cùng thời điểm.

Theo ông Kanematsu Nobuyuki Kanematsu - người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Chống phân biệt đối xử với người có tuổi - một phần nguyên nhân của thực trạng trên là do nhiều người già đang gặp khó khăn về tài chính, bởi khoản lương hưu của họ thì không tăng lên nhưng chi phí sinh hoạt lại tăng quá nhanh.

Ngoài ra,  sự thay đổi truyền thống gia đình cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội trong người già. Theo ông Kanematsu, sự quan tâm, chia sẻ của con cháu với những người già dần mất đi, đẩy nhiều cụ ông, cụ bà vào cảnh cô đơn, khiến họ càng thêm túng thiếu và quẫn trí.

Để giải quyết thực trạng này, Chính phủ Nhật Bản đang chi đến 8,3 tỉ yên để xây 3 nhà tù mới được thiết kế đặc biệt cho các tù nhân là người già, để họ có được điều kiện sống phù hợp với sức khỏe của họ

V.Nguyễn - L.Thùy (tổng hợp)

Chiều 26/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp Ban Chủ nhiệm Đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng CAND, nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân thời kỳ đổi mới”.

Chiều 26/9 tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp Trưởng Đại diện Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương Masood Karimipour. Cùng dự có bà Nguyễn Nguyệt Minh, Phụ trách Văn phòng UNODC Việt Nam.

RIA Novosti ngày 26/9 dẫn lời ông Denis Pushilin, lãnh đạo thân Nga ở vùng ly khai Donetsk cho hay, quân đội nước này đang tiến sâu vào thành trì chiến lược Ugledar vốn bất khả xâm phạm kể từ khi xung đột bùng nổ năm 2022 và khiến Ukraine phải tìm cách rút các đơn vị xung kích chủ lực khỏi khu vực này. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文