Nhiều bệnh nhân ung thư tại viện quân y 175 cần được giúp đỡ

13:30 08/07/2008
Có dịp đến thăm bệnh nân hiện đang điều trị Khoa A3 Tiêu hóa - Khoa A17 bệnh nghề nghiệp tại Viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng TP HCM mới thấm hết nỗi đau quá sức chịu đựng về thể xác của họ khi đang điều trị hóa chất trị ung thư: gan, máu, thận, vú, xương... Đã vậy họ còn phải gồng lưng chịu nợ tiền hàng chục triệu đồng.

Như anh Phan Chiến, 33 tuổi, quê xã Mỹ Triệu Hòa, Triệu Phong, Quảng Trị. Anh bị ung thư thận đã di căn vào xương. Từ năm 2006 đến nay, anh đã vay nợ ngân hàng và bạn bè gần 200 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Thanh, 46 tuổi, độc thân, quê Thanh Chương, Nghệ An - CNVQP vùng 5 Hải quân, ung thư vú đã phẫu thuật. Để trang trải tiền thuốc men sau điều trị, chị đã phải vay mượn trên 100 triệu đồng.

Chị Dương Thị Minh Cảnh, 48 tuổi, công tác ở Viện Quân y 13 (QK5), chuẩn bị nghỉ hưu, phát hiện có ung thư vú giai đoạn cuối. Chồng chị là thương binh 2/4 trong đánh Mỹ, có 2 con còn nhỏ, chị là trụ cột trong gia đình, lo nuôi hai con, nuôi chồng với đồng lương của một quân y sĩ nghỉ hưu chuyên nghiệp. Từ đầu năm 2007 đến nay, sau nhiều lần xạ trị, chị cũng phải vay mượn của đồng đội với số tiền trên 100 triệu đồng.

Chị Dương Thị Minh Cảnh nói: “Những bệnh nhân ung thư như chúng tôi đã phải bán nhà, bán tất cả những gì hiện có, phải chịu cảnh đi xin đồng đội, vay nợ chồng chất cũng chẳng đủ cho 1-2 lần xạ trị tại Viện ung bướu TP HCM. Mà đâu chỉ 1-2 lần, có bệnh nhân phải theo 8-12 lần xạ trị vẫn thoi thóp sống, chết từng giờ, tiền nợ cao như núi".

Mong các bạn đọc có lòng hảo tâm hãy chia sẻ với nỗi đau quá lớn của các anh chị đang điều trị tại Khoa A3 Tiêu hóa, Khoa A17 Bệnh nghề nghiệp Viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) TP HCM

Trang Xuân Chi

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文