Những hồi ký bịa đặt bị độc giả lên án

09:00 14/03/2008
Chỉ riêng trong tháng 2 vừa qua, các độc giả trên thế giới đã phải chứng kiến hai vụ bê bối lớn về văn học tại Mỹ và Bỉ, khi cả hai tác giả đều bị buộc tội lừa dối và gian lận trong những cuốn hồi ký nổi tiếng của họ...

Đáng chú ý là trong một thời gian dài trước đó sau khi được xuất bản, hai cuốn hồi ký này đã thu hút được sự quan tâm và chú ý đặc biệt của các nhà phê bình cũng như độc giả. Chính vì vậy sau khi bị lộ tẩy, các tác giả đã bị rất nhiều người hâm mộ lên án.

"Gian lận và... hậu quả"

Trường hợp gian lận hồi ký mới nhất tại Mỹ vừa được phát hiện bởi tờ báo có uy tín The New York Times, cũng chính là nhà xuất bản đã từng quảng bá rầm rộ cho cuốn sách “Love and Consequences” (Tình yêu và hậu quả) của tác giả Margaret Jones.

Nội dung cuốn sách là một câu chuyện dài về một cô gái lai, người đã được bà mẹ nuôi da đen giúp thoát khỏi một băng nhóm xã hội đen trên đường phố. Về sau, khi đã trở thành một công dân thuộc tầng lớp trung lưu của nước Mỹ, Jones vẫn thường xuyên nhớ lại về quá khứ của mình, đồng thời đóng góp tiền bạc từ thiện để giúp đỡ các khu phố nghèo tại Los Angeles.

Michiko Kakutani, một trong hai chuyên gia phê bình văn học nổi tiếng của tờ The New York Times (người được đánh giá là rất “tiết kiệm” lời khen đối với các tác giả) trước đó đã bày tỏ cảm tình thực sự với cuốn hồi ký, cho dù bà vẫn thận trọng nhận xét có vài đoạn vẫn mang nặng “tính chất tiểu thuyết”. Nhưng tựu trung, nhà phê bình này vẫn ca ngợi đây là “một cuốn hồi ký đầy tính nhân văn, gây xúc động một cách sâu sắc”.

Mọi chuyện chỉ thực sự đổ bể sau khi một phụ nữ có tên Cyndi Hoffman đã liên hệ với tòa soạn The New York Times. Bà này khẳng định mình là chị ruột của tác giả cuốn hồi ký, người có tên thật lại là Margaret Seltzer.

Theo tiết lộ của Hoffman, tuổi thơ của tác giả hồi ký hoàn toàn không phải giống như cô bé trong sách. Margaret Seltzer là một người có dòng máu thuần da trắng, sinh ra tại một khu ngoại ô giàu có của Los Angeles và học tại ngôi trường tốt nhất ở đây.

Khi các quan chức The New York Times nổi giận liên lạc với Seltzer, họ đã nhận được lời thú nhận và những giọt nước mắt muộn màng. Dù thừa nhận đã bịa ra câu chuyện trong cuốn sách, Seltzer vẫn chống chế khi nói rằng, trong cuốn hồi ký vẫn có nhiều đoạn mô tả trung thực được cô ta rút ra từ những cuộc trò chuyện với những thành viên của các băng nhóm xã hội đen tại phía nam California.

“Tôi đã hành động không đúng. Nhưng tôi có cảm tưởng rằng, qua cuốn sách này, tôi sẽ có thể bắt buộc mọi người hiểu rõ về điều kiện sống của các nhân vật, cũng như nguyên nhân họ phải lựa chọn cách sống ở nơi thực sự chẳng có quyền chọn lựa” – Seltzer biện minh.

Hậu quả là Riverhead Books – nơi xuất bản “Love and Consequences” – đã phải quyết định thu hồi lại toàn bộ những cuốn sách đã phát hành cũng như từ bỏ các kế hoạch quảng bá cuốn sách của Seltzer, khiến nhiều người đã mỉa mai đây là cuốn sách “Gian lận và... hậu quả”.

Hồi ký diệt chủng hư cấu tại Bỉ

Chuyện bê bối về hồi ký ở nước Bỉ lại liên quan đến nhà văn lão làng có bút danh Misha Defonseca.

Cuốn sách lâm ly của bà có tên “Misha: A Memoire of the Holocaust Years” kể về năm tháng sống lang bạt của cô gái nhỏ người Do Thái đã trở nên hết sức nổi tiếng, được xuất bản bằng 18 thứ tiếng, thậm chí còn được chuyển thể sang điện ảnh với bộ phim “Sống sót với bầy sói”.

Phần cảm động nhất trong cuốn sách có kể về tình bạn của cô bé với những con sói, tìm cách bảo vệ cô khỏi sự săn đuổi của những tên phát xít. Trên thực tế, tác giả đã bịa ra câu chuyện cảm động trên từ đầu đến cuối, khiến độc giả đã hết sức bất ngờ và phẫn nộ.

Defonseca hồi cuối tháng 2 vừa qua đã phải thừa nhận mình không hề mang trong mình dòng máu Do Thái, cũng như chưa bao giờ rời khỏi nhà ở Brussels để đi tìm bố mẹ như nội dung trong cuốn hồi ký. Hậu quả là uy tín của nhà văn này đã bị tiêu tan ngay tại quê hương mình.

Trong quá khứ, chuyện giả mạo hồi ký của những người từng sống trong các trại tập trung không phải là chuyện quá hiếm.

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, nhiều người vẫn nhớ về vụ bê bối của Jerzy Kosinski, một nhà văn tài năng người Ba Lan với cuốn sách “The Painted Bird” được xuất bản tại Mỹ – mà theo tác giả đó là hồi ký về những năm tháng sống tại Ba Lan của tác giả trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng khi được tái bản tại quê hương, cuốn sách đã bị vạch trần là giả mạo, khiến Kosinski buộc phải thừa nhận đây chỉ là “một tác phẩm văn học nghệ thuật”.

Những năm 90, đến lượt cuốn hồi ký “Fragments” của Binjamin Wilkomirski kể về cuộc sống trong trại tập trung phát xít (đã từng đoạt giải Văn học quốc gia Do Thái) cũng được phát hiện chỉ là chuyện... tưởng tượng. Wilkomirski hóa ra chỉ là một công dân Thụy Sĩ sống với cha mẹ nuôi của mình trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II.

Một trường hợp gần hơn là vào năm 2006 bộ mặt thật của nhà văn Jeremiah LeRoy, tác giả của 3 cuốn hồi ký thuộc loại best-seller về cuộc đời mình trước đây trong vai trò của một cậu bé làm nghề mại dâm và nghiện ma túy đã bị vạch trần. Về sau, người ta mới biết được LeRoy là một “sản phẩm” của 3 nhân vật – nữ nhà văn Laura Albert, chồng cô ta  Geoffrey Knoop và người cháu gái Savannah Knoop.

Albert ngoài đời thật ra là một phụ nữ da trắng thành đạt, chẳng phải chịu bất cứ một quá khứ cay đắng nào như đã mô tả trong những cuốn sách của LeRoy. Điều trớ trêu là Albert đã thừa nhận nghĩ ra nhân vật Jeremiah LeRoy, ngay sau khi cuốn sách nổi tiếng “A Million Little Pieces” của tác giả James Frey ra mắt độc giả.

Cuốn sách được giới thiệu là hồi ký của một nhân vật từng nghiện rượu và ma túy bị tống vào tù này còn được ngôi sao truyền hình Oprah Winfrey lăng xê trong một chương trình truyền hình của mình. Mãi tới đầu năm 2006, Frey mới thú nhận đã “bịa” ra một phần lớn nội dung cuốn sách của mình

Quỳnh Lai (tổng hợp)

Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quý I/2024 của UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực còn chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát nội bộ chưa thường xuyên…

Bằng chiêu trò ủy quyền qua nhiều đầu mối trung gian, các đối tượng đã tạo lòng tin cho nhà đầu tư mua những mảnh đất giá rẻ, sau đó âm thầm khởi kiện hoặc đưa ra kịch bản đang tranh chấp để lấy lại đất từ chính người được ủy quyền mà không hề thông báo cho người mua cuối cùng được biết.

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文