Pakistan: Liệu Tổng thống Pervez Musharraf có vị Quốc hội phế truất?

08:30 18/08/2008
Pakistan lại bùng nổ một cuộc khủng hoảng chính trị khá nghiêm trọng, sau khi thủ lĩnh hai đảng phái lớn nhất đang nắm đa số ghế tại Quốc hội nước này đã thỏa thuận trong thời gian gần nhất sẽ hoàn thành thủ tục luận tội và phế truất Tổng thống Pervez Musharraf. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi đã xuất hiện những tin đồn về việc cả quân đội cũng sẵn sàng can thiệp.

Quyết định tham gia vào nỗ lực chung chống lại Tổng thống Musharraf đã được thủ lĩnh hai đảng lớn nhất trong Quốc hội thống nhất vào chiều tối hôm 5/8/2008 - sau khi đồng hủ tịch phe đa số trong Quốc hội Asif Ali Zardari (thủ lĩnh đảng Nhân dân Pakistan - PPP) và cựu Thủ tướng Nawaz Sharif (thủ lĩnh Liên đoàn Hồi giáo Pakistan - PML-N) đã có cuộc gặp riêng kéo dài gần 6 tiếng đồng hồ tại dinh thự của Zardari.

Hai bên đã thảo luận hai vấn đề về nguyên tắc đang cản trở quá trình hợp tác bình thường của các đối tác trong liên minh cầm quyền.

Đầu tiên là việc phục hồi lại cương vị cho các thành viên trong Tòa án Tối cao Pakistan, đứng đầu là quan tòa Iftikhar Mohammed Chaudhry, những người đã bị Tổng thống Pervez Musharraf cách chức vào năm 2007 vì cho rằng họ có âm mưu cướp chính quyền của ông.

Vấn đề thứ hai và cũng là quan trọng nhất chính là việc bắt đầu thủ tục luận tội tổng thống. Theo tuyên bố chính thức của đại diện Farhatullah Babar của PPP, cả hai bên đã thống nhất giải quyết được nhiều vấn đề gây tranh cãi và đã đạt được nhiều thỏa thuận mang tính đột phá.

Hai thủ lĩnh trong liên minh cầm quyền Ali Zardari và Sharif Nawaz trong cuộc gặp riêng hôm 5/8.

Ông Babar còn công khai tuyên bố rằng, các thủ lĩnh trong liên minh cầm quyền đều nhận thấy rằng, Tổng thống Musharraf “không còn được nhân dân Pakistan chấp nhận nữa”. 

“Chúng tôi cùng với ông Nawaz Sharif đã thống nhất rằng, đã đến lúc phải chuyển đổi hoàn toàn sang một nền dân chủ thực sự, và phải công kích trực tiếp vào Tổng thống Musharraf” – thủ lĩnh Zardari của PPP ngay sau đó cũng phát biểu trước các nhà báo như vậy.

Sau cuộc gặp trên, các bên còn tiếp tục tham gia vào một cuộc gặp tư vấn liên đảng phái được kéo dài tới đêm, với sự tham gia của đại diện những đối tác nhỏ hơn của PPP và PML-N trong liên minh, cũng như các nghị sĩ ủng hộ họ trong số các đại diện bộ lạc Pakistan.

Đại diện của cả hai đảng lớn nhất này đều tuyên bố, những kịch bản nhằm phế truất ông Musharraf sẽ được hoàn tất trong thời gian sớm nhất, trước khi liên minh cầm quyền có thể trình thủ tục luận tội Tổng thống trước Quốc hội.

Đại diện Khwaja Asif của PML-N còn cho biết thêm, tất cả các đảng phái có mặt trong liên minh đang chuẩn bị một danh sách những đòi hỏi đối với tổng thống, thực chất là nguyên nhân cho quá trình luận tội. Trong quá trình này, tổng thống được quyền đưa ra những lời phản biện. Có điều, theo như những nguồn tin thân cận với liên minh cầm quyền, chưa chắc có ai sẽ nghiêm túc lắng nghe những lời tường trình này.

Nhiều nhà quan sát tại Islamabad đánh giá, nguyên nhân sâu xa từ chiến dịch công kích Tổng thống Musharraf do Ali Zardari và Nawaz Sharif khởi xướng bắt nguồn từ cuộc tranh giành quyền lực tại Pakistan sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 2 vừa qua.

“Sau khi Musharraf phải cởi bỏ quân hàm và không còn là Tư lệnh tối cao của quân đội, khó có thể xác định ai là người đang thực sự điều hành đất nước. Tại Pakistan trên thực tế đã diễn ra một tình trạng chân không về quyền lực” – một nhà bình luận đã đánh giá như vậy.

Tất nhiên là Ali Zardari và Nawaz Sharif đã quyết định hợp tác nhân thời cơ này để có thể loại bỏ một đối thủ là Tổng thống Musharraf, người mà cả hai đều có không ít ân oán từ trước đó. Trong kịch bản này, việc khôi phục lại quyền hành cho các quan tòa chỉ là tiền đề để bắt đầu quá trình công kích thực sự nhằm vào ông Musharraf. Đó là lý do khiến không ít những người đang đấu tranh cho việc phục chức của các quan tòa tỏ ý nghi ngờ.

“Nawaz Sharif và Ali Zardari có thể triển khai nhiều nỗ lực khác nhau để nhanh chóng phế truất Tổng thống Musharraf, nhưng liên quan đến việc phục chức cho các quan tòa thì chẳng có gì thay đổi thực sự diễn ra cả” – Thủ lĩnh Tarik Mahmud của Phong trào xã hội đòi phục chức cho các quan tòa tại Pakistan đã phát biểu như vậy.

Xét từ nhiều khía cạnh, ông Pervez Musharraf đã nhìn nhận đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chiếc ghế Tổng thống của mình. Ông đã bãi bỏ nhiều cuộc gặp đã hẹn trước, tập hợp những chiến hữu thân cận nhất để bàn bạc biện pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Bộ Ngoại giao Pakistan còn thông báo, Tổng thống thậm chí còn quyết định hoãn chuyến đi tới Bắc Kinh để tham dự lễ khai mạc Olympic (tuy nhiên chỉ sau đó một ngày, đại diện Bộ Ngoại giao đã khẳng định ông Musharraf vẫn sẽ có mặt tại Bắc Kinh theo đúng kế hoạch).

Cần biết là theo dự kiến từ trước đó, Tổng thống Musharraf sẽ cùng đối thủ chính trị của mình là Ali Zardari bay tới Bắc Kinh. Hiện vẫn chưa rõ ông Zardari có quyết định tiếp tục cùng với Tổng thống sang Trung Quốc hay không, khi mà thủ lĩnh PPP đang rất bận rộn tư vấn với các đối tác trong liên minh cầm quyền.

Theo các nhà quan sát, nếu như cuộc khủng hoảng này có nguy cơ làm tê liệt chính quyền trung ương, quân đội Pakistan - lúc này vẫn đang án binh bất động - rất có thể sẽ can thiệp vào chính trường. Trả lời câu hỏi về khả năng này, một chỉ huy quân sự cao cấp của Pakistan (đề nghị giấu tên) đã trả lời: “Chúng tôi sẽ hành động tùy theo tình hình. Chúng tôi cần có một nền dân chủ thực sự, nhưng không phải loại tương tự như ở Iraq

Đinh Linh (Tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文