Phụ nữ Pakistan lập hội đồng ngăn chặn tội ác giết người vì danh dự

19:05 28/06/2016
Đó là một vụ giết người dã man diễn ra ngày 29-4-2016: khoảng một chục chức sắc trong một ngôi làng hẻo lánh ở Pakistan lôi xềnh xệch một cô gái vị thành viên tên là Ambreen Riasat ra khỏi căn nhà, trói gô lại rồi phóng hỏa thiêu cháy cô gái trong một chiếc xe tải. Tội lỗi của cô gái là gì?

Giúp đỡ một cặp đôi yêu nhau chạy trốn. Thẩm phán và hội đồng xét xử trong vụ án này là những ai? Không ai ngoài một hội đồng làng gọi là jirga.

Ở Pakistan và quốc gia láng giềng Afghanistan, các jirga rất phổ biến trong những vùng nông thôn hẻo lánh giống như Abbottabad thuộc tỉnh Pakhtunkhwa (Pakistan) nơi mà Ambreen Riasat được tìm thấy bị thiêu cháy thành than. Hành động không khác gì hội đồng địa phương và tòa án, tuyên bố của những tổ chức như thế này được coi là luật pháp và thành viên của jirga chỉ toàn đàn ông. 

Tabassum Adnan (ngồi giữa) lãnh đạo Khwendo Jirga ở Thung lũng Swat miền bắc Pakistan.

Nhưng hiện nay tất cả đã đổi khác. Tại vùng Thung lũng Swat hẻo lánh miền bắc Pakistan, nữ cư dân tên là Tabassum Adnan muốn thay đổi vai trò giới tính truyền thống trong khu vực với sự thành lập tổ chức jirga mà thành viên gồm toàn phụ nữ. Đây chính là vùng đất mà Taliban từng cai quản chặt chẽ và vào năm 2012 nhà hoạt động trẻ tuổi Malala Yousafzai đi đầu trong chiến dịch kêu gọi mọi cô gái đến trường học.

Tabassum Adnan, 39 tuổi, thành lập Khwendo Jirga - hay hội đồng "các chị em gái" - năm 2013 sau khi chứng kiến sự thất bại của hệ thống bảo vệ phụ nữ địa phương. Adnan nhớ lại một vụ việc đau lòng: "Một cô gái trẻ bị tấn công bằng acid. Khi vụ án của nạn nhân được đưa ra trước hội đồng jirga gồm toàn đàn ông, họ hứa hẹn sẽ ủng hộ hoàn toàn nhưng cuối cùng họ đã chẳng làm gì cả".

Adnan cho rằng phụ nữ bị tấn công do dám chống lại uy quyền của nam giới. Do đó, Khwendo Jirga bao gồm 25 thành viên nữ của Adnan ra đời với mong muốn ngăn chặn những vụ án - như của Ambreen Riasat - tiếp tục xảy ra. Adnan phát biểu: "Mặc dù, những vụ giết người nhân danh danh dự gia đình đã trở nên phổ biến trong xã hội chúng tôi, song cái chết của Riasat quả là quá đau xót. Chính quyền và các cơ quan hành pháp chẳng làm gì được cả".

Thực tế, các tòa án Pakistan đặt mạng lưới jirga ra ngoài vòng pháp luật và tuyên bố những quyết định của tòa án chính phủ đều  "vô tác dụng" từ năm 2004. Năm 2012, Tòa án Tối cao Pakistan ra tuyên bố các jirga mới là tổ chức bất hợp pháp và vi phạm hiến pháp nước này. Tuy nhiên, những quy định luật pháp Pakistan không có hiệu lực trong những vùng đất bộ tộc và chính quyền cũng đành nhắm mắt làm ngơ. Tại những vùng nông thôn ở Pakistan và Afghanistan, những hội đồng gồm toàn nam giới vẫn còn có quyền giải quyết những tranh chấp địa phương.

Tahira Abdullah, thành viên tổ chức phi lợi nhuận Ủy ban Nhân quyền Pakistan (HRCP), cho biết chính quyền đã có hành động nhằm dẹp bỏ những hội đồng jirga không chính thức cùng với những bản án tử hình của họ. Nhưng Abdullah nhận định: "Khi mà các jirga còn chưa bị luật pháp triệt tiêu thì Pakistan vẫn chưa nhìn thấy những vụ giết người vì danh dự cũng như những tội ác bạo lực dã man khác chống phụ nữ chấm dứt". Đó là lý do mà Tabassum Adnan không còn niềm tin vào chính quyền.

Mới đây, nhóm liên minh các đảng phái chính trị Hồi giáo bao gồm 40 chức sắc tôn giáo rất có ảnh hưởng ở Pakistan - gọi là Hội đồng Sunni Ittehad (SIC) - phát đi sắc lệnh chống lại tội ác giết người vì danh dự gia đình. Tổng thư ký SIC ở tỉnh Punjab miền Đông Pakistan Mufti Saeed Rizvi phát biểu với Hãng tin Pháp AFP rằng những vụ giết người như thế là hành vi "bất hợp pháp, vi phạm hiến pháp, phi dân chủ, vô đạo đức và bất công phải được chính quyền chấm dứt ngay lập tức bằng bất cứ giá nào".

Abdullah Khan, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu xung đột và An ninh Pakistan (PICSS), cho rằng vụ sát hại cô gái Ambreen Riasat là cách để các jirga địa phương bắt buộc cộng đồng trung thành với truyền thống. Với sáng kiến tạo lập một jirga gồm toàn phụ nữ trong vùng đất từng là thành trì của Taliban, Tabassum Adnan biết rõ bà đang thách thức truyền thống và tự gây nguy hiểm cho bản thân.

Theo Tabassum Adnan, gần 1.000 cô gái trẻ và phụ nữ nhận được sự giúp đỡ từ Khwendo Jirga trong những năm qua. Một trong số đó là Tahira - cô gái đến từ Thung lũng Swat - mặc dù đã chết sau vụ tấn công bằng acid nhưng vụ án của cô được Khwendo Jirga cố gắng thông tin rộng rãi trong giới truyền thông trong nước và quốc tế. Một vụ khác liên quan đến cô gái 13 tuổi bị cưỡng bức hôn nhân. Adnan nhanh chóng ngăn chặn sự việc xảy ra đồng thời báo với cảnh sát. Hiện nay, cô gái đang được tiếp tục học hành bình thường. Một phần lý do khiến Adnan quyết tâm bảo vệ phụ nữ bởi vì bản thân bà từng là cô dâu lúc còn trẻ con.

Mới lên 14 tuổi, Adnan bị ép buộc lấy người đàn ông hơn mình đến 20 tuổi. Sau 20 năm chung sống trong đau khổ, Adnan ly hôn. Hành động của Adnan đã gây sốc cho gia đình và cộng đồng địa phương bởi vì ly hôn là đi ngược lại truyền thống địa phương. Tuy nhiên, Adnan nói chung vẫn ủng hộ cơ cấu jirga: "Người dân vẫn cần một cơ cấu để giải quyết các vấn đề. Chúng ta cần cải tổ các jirga và nếu như chính quyền ủng hộ kiểu sáng kiến giống như Khwendo Jirga thì lúc đó sẽ có thêm nhiều phụ nữ gia nhập".

Duy Ân (tổng hợp)

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文