Pakistan: Thách thức lớn với tân Thủ tướng Nawaz Sharif

18:45 23/05/2013

Chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 11/5 vừa qua đã đưa ông Nawaz Sharif trở lại lần thứ ba làm Thủ tướng Pakistan. Một số vấn đề lớn ông Sharif phải giải quyết được trên cương vị Thủ tướng, trong đó an ninh trong nước là vấn đề quan trọng, còn việc xây dựng quan hệ tốt với quân đội là yếu tố quyết định thành bại của mọi vấn đề.

Vấn đề trước tiên của ông Nawaz Sharif là xử lý nạn thiếu hụt điện và khôi phục nền kinh tế. Nhiệm vụ này xem ra không mấy khó khăn đối với ông Sharif. Các phụ tá của ông cho rằng, chuyện phục hồi cung cấp điện và chấn hưng nền kinh tế là "bài tủ" của Sharif, bởi lẽ ông là người chủ trương kinh tế thị trường tự do. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề cung cấp điện chính là tư nhân hóa ngành năng lượng và cho phép giới doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

Việc xử lý vấn đề khủng bố trong nước - vấn đề Taliban của Pakistan - được xem là một thách thức quan trọng đối với khả năng cầm quyền của ông Sharif. Sharif chưa bao giờ thể hiện rõ quan điểm của mình đối với vấn đề này, mặc dù trong quá khứ ông từng là một trong những người quyết liệt chống các "mullah" (thủ lĩnh Hồi giáo). Tuy nhiên, sau cuộc gặp riêng với Tổng tư lệnh quân đội, tướng Ashfaq Parvez Kayani, ngày 20/5, ông Sharif đã lên tiếng kêu gọi "đối thoại hòa bình" với lực lượng Taliban.

Trong phát biểu của mình, ông Sharif khẳng định, "súng đạn không giải quyết được vấn đề". Lời kêu gọi "đối thoại hòa bình" của ông Sharif được đưa ra đã gây chú ý mạnh mẽ trong dư luận giới quan sát về an ninh Pakistan. Vào tháng 4/2013, tướng Kayani đã đưa ra những điều kiện rất khắt khe để tiến hành đàm phán và đi đến thỏa thuận với Taliban: tất cả những tay súng Taliban phải tự giác hạ vũ khí và quay về với quốc gia, quay về với khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp quốc gia. Và liệu kế hoạch "đối thoại hòa bình" của ông Sharif có nằm trong khuôn khổ các điều kiện của quân đội hay không vẫn đang là một dấu hỏi.

Vấn đề khủng bố trong nước Pakistan cũng phần nào có liên quan đến các mối quan hệ giữa Pakistan với Mỹ và việc duy trì mối quan hệ cân bằng sẽ giúp xoa dịu tình cảm chống Mỹ bên trong Pakistan. Quan điểm bảo thủ về tôn giáo của ông Sharif từng là vấn đề khiến người Mỹ e ngại nhất. Nhưng sau đó, khi Sharif thể hiện thái độ sẵn sàng hợp tác và có những động thái chống lại các "mullah" (thủ lĩnh Hồi giáo), người Mỹ bắt đầu tin tưởng ông "có thể hợp tác tốt".

Nhưng sự hợp tác ấy sẽ phải được điều chỉnh cho phù hợp với nguyện vọng của người dân Pakistan. Cuộc chiến chống khủng bố Al-Qaeda và lực lượng Taliban của Mỹ ở Pakistan đã tạo nên làn sóng chống Mỹ, khiến cho bất kỳ chính phủ nào ở Pakistan cũng đều gặp nhiều khó khăn nếu xây dựng mối quan hệ tốt với Mỹ.

Từ thời ông Musharraf rồi đến chính phủ do đảng Nhân dân Pakistan lãnh đạo, mối quan hệ đó đã trở nên mất cân bằng nghiêm trọng, với việc người Mỹ "chơi ép" Pakistan trong nhiều vấn đề, thực hiện các chuyến bay không người lái bắn giết hàng ngày người Pakistan, trong đó có nhiều dân thường, điệp viên CIA tự do tung hoành bên trong lãnh thổ Pakistan mà đỉnh điểm là vụ đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở thị trấn Abbottabad tháng 5/2011 đã làm bùng phát làn sóng chống Mỹ trong dân chúng Pakistan và cả trong quân đội cũng như giới tình báo nước này.

Trong bối cảnh như vậy, ông Sharif phải xử lý khéo léo mối quan hệ này; để mất một đồng minh quan trọng là điều không hay, nhưng cũng không thể lặp lại những sai lầm cũ. Nhưng điều chỉnh mối quan hệ này như thế nào đang là điều ông Sharif phải cân nhắc, tính toán.

Đối với Sharif, lịch sử quan hệ giữa ông với quân đội cho thấy rằng, nếu không có được mối quan hệ tốt với quân đội sẽ rất khó khăn, thậm chí là thất bại. Từng là hậu nhân của tướng Mohammed Zia ul-Haq, cựu độc tài quân phiệt lãnh đạo Pakistan lâu nhất, nhưng Sharif sau đó lại quay sang đối đầu với liên tiếp 5 đời Tổng tư lệnh quân đội.

Người cuối cùng, cũng là một kỷ niệm đau đớn đối với Sharif, chính là tướng Pervez Musharraf, được ông bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội vào năm 1998, thì năm sau (1999), chính tướng Musharraf quay lại lật đổ ông để thâu tóm quyền hành. Sharif bị đày đi lưu vong nhiều năm. Từ đó, Sharif có quan điểm rất gay gắt đối với vấn đề "quân đội can dự vào chính trị". Tuy nhiên, khi tướng Ashfaq Parvez Kayani lên thay tướng Musharraf lãnh đạo quân đội, mối quan hệ giữa Sharif với quân đội đã dần dần được khôi phục.

Trong những năm gần đây, các phụ tá của ông Sharif và của tướng Kayani đã có nhiều cuộc tiếp xúc làm việc với nhau và đã có những tiến triển tốt đẹp. Ngày 17/5 vừa qua, tướng Kayani đã đích thân đến thăm và có cuộc nói chuyện kéo dài 3 giờ với tân Thủ tướng Sharif tại khu dinh thự riêng ở thành phố Lahore, tỉnh Punjab. Một cử chỉ không chính thức nhưng lại phát đi thông điệp vô cùng quan trọng: biểu hiện của sự ủng hộ quân đội dành cho ông Sharif.

Chưa từng có vị chỉ huy tối cao nào của quân đội đích thân đến thăm Thủ tướng Pakistan, ngay cả khi ông Sharif chưa chính thức nhậm chức. Các phụ tá của ông Sharif cho biết, Sharif và tướng Kayani đồng cảm với nhau trong nhiều vấn đề, kể cả đối nội lẫn đối ngoại, như cả hai cùng mong muốn cải thiện quan hệ ngoại giao và thương mại với láng giềng Ấn Độ,...

Sau cuộc bầu cử ngày 11/5, phe cánh của Sharif nắm đa số trong Quốc hội, trở thành một thế lực mạnh trên chính trường. Giới phân tích cho rằng, với quyền lực mạnh Sharif có được hiện nay, không mấy ai trong hàng ngũ quân đội dám nghĩ đến việc phải đối đầu với ông. Đây có lẽ là lý do để tướng Kayani đích thân đến thăm Sharif

Trương Hùng (tổng hợp)

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文