Palestine: Tiến trình hòa giải dân tộc có chuyển biến quan trọng

04:45 22/05/2009
Những cuộc đàm phán căng thẳng giữa phong trào Fatah, đảng của Tổng thống Mahmoud Abbas và phe Hamas, bắt đầu từ ngày 10/3 vừa qua dưới sự bảo trợ của Ai Cập đã đạt được kết quả tốt đẹp, đánh dấu bước khởi đầu thành công cho tiến trình hòa giải dân tộc Palestine trước tình hình đang có nhiều chuyển biến quan trọng tại khu vực vốn không ngớt tiếng súng từ nhiều năm nay.

Hãng thông tấn Mena của Ai Cập, ngày 17/5 vừa qua, dẫn nguồn tin của một quan chức cấp cao của phong trào Fatah trong đoàn đàm phán khẳng định Fatah và phong trào Hồi giáo Hamas đã ký thỏa ước thành lập một lực lượng an ninh chung tại Dải Gaza.

Theo đó, lực lượng này sẽ hoạt động tới tháng 1/2010, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội tiếp theo tại tất cả các lãnh thổ của Palestine.

Thỏa ước này sẽ đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giữa hai đảng phái tại Palestine từ tháng 6/2007 cho đến nay.

Thỏa ước này, hiện vẫn chưa được Hamas khẳng định, sẽ cho phép quân đội của Tổng thống Mahmoud Abbas trở lại Dải Gaza sau khi bị lực lượng Hamas đẩy lui bằng vũ lực tháng 6/2007.

"Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận khung về việc thành lập một lực lượng hỗn hợp gồm cả hai phía để cùng làm việc tại Dải Gaza từ nay cho đến ngày 5/1 năm sau"- Nabil Chaath, quan chức cấp cao của Fatah tuyên bố. Ngoài ra, ông Chaath còn nói rõ về nguyên tắc một thỏa ước cuối cùng sẽ được ký kết vào đầu tháng 7 tới.

Theo đó, 5 ủy ban để giải quyết những điểm bất đồng liên quan tới việc cải cách Tổ chức giải phóng Palestin (PLO), các cơ quan an ninh, việc thành lập một chính phủ quốc gia thống nhất, thủ tục bầu cử và hòa hợp dân tộc sẽ nhóm họp trong 7 tuần với sự hiện diện của tất cả các bên liên quan để thảo luận về quan điểm cuối cùng đi tới thỏa ước hòa giải dân tộc. Văn bản này sẽ được hai bên ký kết 2 ngày sau đó.

Cũng theo ông Chaath, khi bản thỏa ước được công bố, một lực lượng quân sự của Ai Cập và Arập sẽ được điều động tới Dải Gaza để giám sát việc hai bên Fatah và Hamas thực thi thỏa ước này, đồng thời tham gia hỗ trợ việc thành lập và huấn luyện lực lượng an ninh chung giữa Fatah và Hamas tại dải đất này.

Hamas và Fatah bắt đầu xảy ra xung đột từ tháng 6/2007. Tháng 2/2006, Hamas khiến cả thế giới kinh ngạc với chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử Quốc hội Palestine. Một trong những nhà lãnh đạo của Hamas là Ismail Haniyeh trở thành Thủ tướng của Palestine.

Cuộc “hôn nhân” chóng vánh giữa Hamas và Fatah tại Quốc hội đã tan vỡ tháng 6/2007 dẫn đến việc Palestine bị chia làm đôi, Hamas kiểm soát Dải Gaza bằng sức mạnh quân sự, Fatah kiểm soát bờ Tây. Từ đó đến nay, hai bên đã nhiều lần tiến hành đàm phán thông qua trung gian nhiều nước nhưng Hamas và Fatah vẫn không thể đi tới chung sống hòa bình.

Mâu thuẫn chủ yếu nằm ở chỗ Tổng thống Mahmoud Abbas yêu cầu Hamas quay lại tình trạng trước đây, tức là trả quyền kiểm soát Dải Gaza cho chính quyền trung ương. Yêu sách này bị phía Hamas từ chối nhưng ông Abbas vẫn không xem xét lại điều kiện nên tình thế hoàn toàn rơi vào bế tắc. Trước tình hình này, ông Abbas đã truất quyền lãnh đạo Chính phủ của Hamas và bổ nhiệm một chính phủ lâm thời ở bờ Tây.

Về đối ngoại, người đứng đầu chính quyền Palestine được cộng đồng quốc tế công nhận này cũng tiến hành đàm phán hòa bình với Israel. Điều này thì Hamas không hề muốn.

Lần đàm phán gần đây nhất giữa Fatah và Hamas đáng lẽ được diễn ra vào ngày 10/11/2008 tại Cairo, Ai Cập, nhưng rốt cuộc bị Hamas đơn phương hủy bỏ vì cho rằng phía Fatah chưa chịu thả hơn 600 thành viên của tổ chức này đang bị giam giữ tại các nhà tù ở bờ Tây.

Cuối năm 2008 đầu năm 2009, Trung Đông diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong đó đáng chú ý là cuộc chiến của Israel tại Dải Gaza và cuộc bầu cử Quốc hội Israel dẫn tới thắng lợi của phe cực hữu.

Trước tình thế này, ngày 25/2 vừa qua, giới lãnh đạo của Fatah và Hamas đã tiến hành nối lại đàm phán tại Cairo dưới sự bảo trợ của Ai Cập. Cuộc gặp gỡ này diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nhóm họp tại Sharm el-Sheikh, Ai Cập, để xem xét cấp 2,8 tỉ USD cho việc tái thiết Dải Gaza.

Phái đoàn của Fatah do Ahmad Qurei, thành viên Ủy ban trung ương của Tổng thống Abbas, còn phía bên Hamas do Moussa Abou Marzouk, nhân vật số hai của bộ phận chính trị, làm trưởng đoàn.

Trước khi ngồi vào bàn đàm phán lần này, Hamas đã có nhiều nhượng bộ. Đại diện trung gian hòa giải, Ngoại trưởng Ai Cập Hossam Zaki, kêu gọi hai bên cần gác những hiềm khích nội bộ qua một bên, đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu để chuẩn bị đối phó với một tình hình mới.

Vài tuần gần đây, Ai Cập liên tiếp gây sức ép lên cả hai phía Fatah và Hamas nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình trước cuối tháng 6. Giới quan chức Ai Cập còn khẳng định trong trường hợp thỏa ước đạt được, nước này sẽ cho mở cửa biên giới với Dải Gaza. Hòa bình giữa hai phe Hamas và Fatah được cho là vấn đề sống còn đối với việc tái thiết Dải Gaza, vốn bị tàn phá nặng nề trong đợt tấn công của Israel vừa qua. Cộng đồng quốc tế từ chối giúp đỡ tài chính tái thiết Gaza chừng nào Hamas không công nhận nhà nước Israel và từ bỏ vũ trang.

Chính vì vậy, tiến trình đàm phán lần này đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Trong cuộc đàm phán ngày 16/5 vừa qua, ông Souleimane Giám đốc Cơ quan tình báo Ai Cập, trưởng đại diện phái đoàn hòa giải Ai Cập đề nghị hai phía Fatah và Hamas rằng cuộc họp lần tới sẽ dành cho việc thông báo thỏa ước giữa Fatah và Hamas về chấm dứt xung đột. Về phần mình, Chủ tịch Quốc hội Fatah, Azzam al-Ahmad, khẳng định vòng đàm phán lần này là vòng áp chót.

Thỏa ước khung vừa đạt được giữa Fatah và Hamas thực sự có một ý nghĩa quan trọng trong tình hình hiện nay tại Trung Đông

Quốc Hùng (tổng hợp)

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Sáng 27/4, ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người dân vẫn tiếp tục rời Hà Nội đi du lịch và về quê qua cửa ngõ phía Nam Thủ đô khiến mật độ phương tiện trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ tăng cao, ùn tắc kéo dài đã xảy ra trước trạm thu phí.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文