Phong tục kỳ lạ của một số bộ lạc trên thế giới

13:53 29/12/2005
Trên hành tinh của chúng ta vẫn còn có những nơi mà ở đó, cho đến nay vẫn còn những bộ lạc với các phong tục kỳ lạ đối với thế giới văn minh.

CHÚ RỂ MẶC ÁO... NỊT NGỰC

Trên một hòn đảo nhỏ nằm cách New Zealand không xa là nơi ngự trị của vương quốc Tong. Du khách đến đây sẽ được làm quen với những phong tục rất lạ lùng. Chú rể mặc áo... nịt ngực. Họ ăn mặc hệt như phụ nữ: phía trên là áo ngực, phía dưới là váy, trên đầu cài hoa. Họ hoàn toàn không phải là các gã pêđê như du khách lầm tưởng ban đầu mà bởi vì cha mẹ thụ thai họ vào ngày mà theo thầy phù thủy, các chúa chính - chúa Số phận và Trái đất chỉ có thiện cảm với việc thụ thai các bé gái. Và họ ra đời khi mà theo lịch địa phương, cái chết nhanh chóng và sự nguyền rủa đang chờ đợi những bé trai mới sinh.

Bởi vậy để đánh lừa số phận, cha mẹ những đứa bé này sẽ giáo dục chúng như  những bé gái: từ nhỏ chúng đã được mặc quần áo nữ, còn khi lớn lên sẽ được dạy làm các công việc của phụ nữ. Những chàng trai không cảm thấy tức giận vì họ tin rằng bằng cách đó họ thực sự đánh lừa được số phận.

Độ tuổi bước vào hôn nhân trên đảo Tong không hạn chế. Đám cưới bắt buộc chỉ trong trường hợp khi cặp tình nhân có con. Khi đó nếu cha mẹ là những người theo đạo Tin Lành, họ sẽ làm lễ kết hôn tại nhà thờ. Còn nếu theo đa thần thì họ sẽ đến thầy phù thủy địa phương để nghe dự đoán số phận và mưu cầu hạnh phúc.

LẤY VỢ ĐÃI KHÁCH

Cho đến ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có một phong tục kỳ lạ: Đãi khách bằng chính vợ chủ nhân. Phong tục này có liên quan đến những kiểu “mê tín” khác nhau. Ở miền Bắc Kamchatka (vùng Viễn Đông của Nga), trong nhiều thế kỷ, một dân tộc thiểu số vùng ven biển vẫn quan niệm rằng để khách quan hệ với vợ chủ nhà là vinh dự lớn. Với mục đích này chủ nhà luôn mong muốn vợ mình tỏ ra hấp dẫn trước người khách để người đó không thể cưỡng lại được sự quyến rũ.

9 tháng sau, nếu nữ chủ nhà sinh được con từ người lạ, thì cả làng ăn mừng sự kiện này như một ngày lễ lớn đã được trông đợi từ rất lâu. Tại sao lại có chuyện lạ đời như vậy? Đó là do những vấn đề tự nhiên của một cộng đồng dân cư khép kín. Những đứa trẻ sinh ra ở đây thường ốm yếu, bệnh tật và chết yểu. Do vậy, việc kéo một người, thậm chí chỉ là tình cờ, vào chuyện tình ái được coi là một cách cứu vãn thực sự và được xếp vào loại chuyện kỳ diệu.

Còn người Eskimo ở vùng lục địa Alaska và những người Chukchi nuôi hươu từ xưa vẫn có phong tục cho thuê vợ ngắn hạn. Khi người đàn ông của một bộ lạc mạnh mẽ hơn chuẩn bị đi săn bắn, anh ta luôn có quyền đem theo vợ của ai đó đã được người ta giới thiệu cho. Trong thời gian đi săn, người phụ nữ cố gắng hết sức để tỏ ra không chỉ là một người nội trợ tuyệt vời, mà còn là một người tình cuồng nhiệt. Vấn đề hoàn toàn không phải là sự suy đồi đạo đức của các dân tộc miền Bắc, mà là, cũng như đối với dân vùng duyên hải, sự lo lắng cho sức khỏe của những thế hệ tương lai.

PHONG TỤC SỐNG TRONG HÔN NHÂN GIẢ

Dân tộc Orichi (vùng Sibéri - Nga) có không quá 5.000 người. Dân chúng phân tán ở vùng Tây Sibéri. Ở đây người ta vẫn duy trì những phong tục cũ, ví dụ như hôn nhân giả. Vào đêm đầu năm mới, những người có gia đình trao đổi vợ chồng với nhau. Người ta cho rằng khi đó thần linh sẽ xác định số phận của gia đình trong suốt năm mới. Hôn nhân giả giúp xua tan những bất hạnh có thể gặp.

Các cặp hôn nhân giả do hội đồng các bà góa lựa chọn: đó là những phụ nữ nhiều tuổi, không có cả chồng lẫn con. Họ đưa cho người đàn ông tờ giấy ghi tên người vợ giả của người đó. Vào tối ngày cuối cùng của năm, người đàn ông báo cho bà vợ thực của mình là anh ta sẽ đón năm mới với ai. Còn vợ của anh ta, cho đến tận đêm, vẫn không biết người chồng giả của mình. Vào ngày trước năm mới, người vợ trang hoàng nhà, chuẩn bị các món ăn ngày lễ, mặc đồ đẹp và chờ đợi khi nào người chồng giả đến và đưa cô về nhà mình. Trong thời gian đó chồng cô đi đón người vợ giả và đưa cô ấy về nhà. Nói chung, trong ngày lễ đầu năm mới cả vợ và chồng thật đều sống với vợ chồng giả.

Việc gần gũi tình dục với vợ chồng giả không phải là nhất thiết, nhưng theo luật bất thành văn việc đó được hoan nghênh. Vào buổi sáng hôm sau người phụ nữ cần dọn dẹp lại nhà cửa - nơi cô ngủ qua đêm. Sau đó cô quay về với người chồng hợp pháp của mình. Ở đó cũng sạch sẽ và ngăn nắp: người vợ giả của chồng đã lo trước cho việc này.

Orichi là dân tộc theo Hồi giáo và đa thần. Việc tôn trọng hôn nhân hợp pháp, phán xét những quan hệ bên ngoài được họ kết hợp với nghi lễ đa thần giáo dưới dạng hôn nhân giả: trong khi đánh lừa ác quỷ, những người này vẫn giữ gìn tình yêu trong gia đình.

TRINH TRẮNG LÀ THẢM HỌA

Phong tục tương tự cũng tồn tại ở những thung lũng trong vùng núi Tibet. Tại đó người ta cũng có quan niệm rằng nếu người khách để ý đến vợ của người khác, thì đó là ý chí cao nhất của thần thánh, và đó là một điềm tốt, hứa hẹn đem đến cho dân chúng những điều tốt lành. Người Tibet nói chung cho rằng người phụ nữ chỉ xứng đáng được khâm phục nếu như vẫn có ai đó mong muốn người đó. Không phải tự nhiên mà ở đó người ta cho rằng việc lấy gái còn trinh trắng làm vợ là chuyện chẳng có gì hay ho. Nếu như yếu tố này bị lộ ra, thì cặp vợ chồng đó bị đuổi khỏi làng

Hoàng Thương (Theo Thanh niên Moskva, Nga)

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文