Quan hệ Nga-Trung-Ấn: Vết rạn nứt lớn dần

19:54 24/03/2020
Dẫu rằng nhóm 3 cường quốc Âu - Á (RIC) tồn tại là có ý đồ và mục tiêu của từng thành viên nhưng nó không chắc chắn có thể gắn kết 3 quốc gia này “cùng hội cùng thuyền”. Có nhiều mục tiêu chiến lược của Ấn Độ ngày càng khác biệt với những gì mà Nga và Trung Quốc ưu tiên.

Chung ý đồ, cùng mục tiêu

Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar dự kiến tới Nga vào cuối tháng này để tham dự hội nghị ba bên cấp bộ trưởng giữa 3 cường quốc Âu-Á trong nhóm RIC gồm Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Hội nghị theo kế hoạch được tổ chức từ ngày 22 đến 24-3 tại Sochi nhằm thảo luận về các diễn biến địa chính trị lớn đang ảnh hưởng tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thỏa thuận hòa bình sơ bộ tại Afghanistan, hoạt động của nhóm Bộ tứ (diễn đàn an ninh có sự tham gia của Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ), khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tác động từ việc Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bị hủy bỏ,... được xem là những vấn đề ba bên sẽ đem ra thảo luận trong dịp này.

Hội nghị RIC gần đây nhất được tổ chức bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Osaka hồi tháng 7-2019, ngay sau hội nghị ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Ấn Độ (JAI). Khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, nước này cùng với Trung Quốc và Ấn Độ có lập trường tương đồng về hầu hết các vấn đề toàn cầu và đang cùng nỗ lực để tăng cường sự ổn định chiến lược.

"Điều quan trọng là cả Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chung lập trường về hầu hết các vấn đề thuộc chương trình nghị sự chính trị và kinh tế toàn cầu. Cả ba nước đều ủng hộ việc bảo vệ hệ thống các mối quan hệ quốc tế dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như quy tắc luật pháp quốc tế”. Tổng thống Putin còn hoan nghênh sự hợp tác Nga-Trung-Ấn, nhấn mạnh sự hợp tác này đóng góp đáng kể cho việc giải quyết các vấn đề hóc búa của khu vực và toàn cầu.

RIC trở thành một tam giác chiến lược vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX theo đề xuất của Thủ tướng Nga Yevgeny Primakov (1998-1999) nhằm trở thành “đối trọng với liên minh phương Tây”. Mục tiêu của Nga là “chấm dứt việc bị Mỹ chi phối về chính sách đối ngoại” và tái thiết mối quan hệ với các bè bạn cũ như Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy ngoại giao mới như với Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có những nguyện vọng riêng gửi gắm vào RIC. Trung Quốc đang lôi kéo Nga, Ấn Độ và các đối tác tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để thiết lập hệ thống thương mại đa phương mới nhằm tạo đối trọng với Mỹ. Trước sức ép từ Washington, Bắc Kinh muốn có sự hợp lực từ phía New Delhi và Moscow. Mỹ đã đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các quốc gia được ưu đãi theo chương trình thương mại đặc biệt, điều này cũng không khỏi làm New Delhi bất mãn.

RIC tồn tại vì 3 bên vẫn có những ý đồ và mục tiêu của mình.

Chưa chắc “cùng hội cùng thuyền”

Dẫu rằng RIC tồn tại là có ý đồ và mục tiêu của từng thành viên nhưng nó không thể chắc chắn có thể gắn kết 3 quốc gia này “cùng hội cùng thuyền” trong bối cảnh Ấn Độ thúc đẩy nhiều hoạt động chiến lược với Mỹ và các đồng minh của Washington. Trên thực tế, mối quan hệ đối tác chiến lược ngày càng lớn mạnh giữa Ấn Độ và Mỹ, Nhật Bản, cùng Australia mâu thuẫn với các mục tiêu của RIC, đặc biệt là việc kiềm chế vai trò của Washington tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mỹ ủng hộ Ấn Độ trong nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là khi Trung Quốc nêu vấn đề Kashmir tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, là điều đáng lưu ý. Thực tế, chính sự trỗi dậy của Trung Quốc mới là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nhiều tính toán chiến lược của Ấn Độ.

Ấn Độ có truyền thống tránh lựa chọn đứng về bên nào trong các vấn đề chính trị quốc tế, đặc biệt là những gì diễn ra giữa các siêu cường và có xu hướng thực hiện chính sách không can thiệp. Tuy nhiên, những gì Trung Quốc đang làm lại khiến Ấn Độ phải suy tính. Mặc dù 2 bên vẫn có những hoạt động hợp tác thông qua những nền tảng như RIC, BRICS hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), song khó có thể tác động tới bản chất mối quan hệ Trung - Ấn.

Về phía Nga, dù Nga vẫn là “người bạn cũ” của Ấn Độ, New Delhi dường như nhận ra rằng Moscow ngày càng gánh chịu nhiều áp lực trong mối quan hệ với Trung Quốc. Tháng 1 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã công khai phản đối khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Đối thoại Raisina, một hội nghị địa chính trị do Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Quỹ Nghiên cứu Giám sát (ORF), một viện nghiên cứu chính sách uy tín của Ấn Độ, tổ chức.

Trả lời câu hỏi về quan điểm và vai trò của Nga tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Lavrov cho rằng khái niệm này không có ý nghĩa gì ngoài việc là một sáng kiến “nhằm kiềm chế Trung Quốc” và có nhiều mâu thuẫn ở bản chất.

Thậm chí, ngay cả trong những vấn đề như Jammu hay Kashmir mà Trung Quốc nêu lên ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga cũng thường tỏ thái độ trung lập. Có vẻ như đối với Moscow, dù mối quan hệ với New Delhi quan trọng song tình hữu nghị với Bắc Kinh thậm chí còn có ý nghĩa nhiều hơn và đáng được ưu tiên hơn hẳn mọi quan hệ khác.

Một ví dụ tiêu biểu khác cho thấy thực tế là dù Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiến hành hội nghị thảo luận về thỏa thuận hòa bình Afghanistan tới đây, tuy vậy, Moscow không hề mời New Delhi tham sự hội nghị gần đây mà họ chủ trì tại quốc gia Nam Á này. Việc Ấn Độ dường như đã bị gạt ra ngoài lề trong các nỗ lực khu vực nhằm tìm kiếm một giải pháp cho Afghanistan rất có thể xuất phát từ đề nghị của Pakistan và Trung Quốc.

Như vậy, việc hợp tác với Nga và Trung Quốc đem lại nhiều ý nghĩa cho Ấn Độ, song thực tế ấy cũng không thể phủ nhận những căng thẳng ngày càng gia tăng trong nhóm RIC. Có thể thấy rõ, có nhiều mục tiêu chiến lược của Ấn Độ ngày càng khác biệt với những gì mà Nga và Trung Quốc ưu tiên.

Hà Phương (Tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文