Sau vụ tấn công khủng bố Paris, kinh tế châu Âu bị tác động nặng nề

11:35 15/12/2015
Vụ tấn công khủng bố liên hoàn ở thủ đô Paris nước Pháp trong thời gian qua là bi kịch của con người, nó để lại những sang chấn tâm lý và những vết thương khó lành trong tâm hồn. Nhưng còn có phương diện khác bị tác động lớn hơn - đó là chính sách đối ngoại và an ninh nội địa của châu Âu.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự tổn hại về kinh tế cho Pháp, Bỉ và phần còn lại của châu Âu. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là các doanh nghiệp phụ thuộc mạnh vào ngành du lịch. Đây là ngành cực kỳ quan trọng đối với Pháp, nhất là Paris, đặc biệt vào mùa Giáng sinh đang đến gần.

Rất nhiều tour du lịch và các du khách tiềm năng đã hủy bỏ kế hoạch đến Paris hay thủ đô Brussels của Bỉ đón Giáng sinh. Tại Brussels, 40% hợp đồng đăng ký giữ chỗ trước tại các khách sạn đã bị hủy vì lý do an ninh - theo số liệu từ Olivier Willocx, lãnh đạo Phòng Thương mại Brussels.

Karen Arkelyan, chủ cửa hiệu kinh doanh mặt hàng da thuộc ở Brussels, than phiền tình hình an ninh xấu đi khiến cho du khách ngần ngại không dám ra đường mua sắm và rất nhiều cửa hiệu phải đóng cửa vì không có khách. Paris cũng lâm vào tình cảnh tương tự, du khách thưa thớt gây thất thu nặng cho các nhà hàng, cửa hiệu, điểm du lịch và xe taxi. Ví dụ như hệ thống khách sạn Accor của Pháp và Công ty Hàng không Air France KLM.

Thủ đô Paris trở nên thưa thớt du khách sau vụ tấn công khủng bố.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định tác hại về kinh tế có lẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn, họ viện dẫn có một số sự kiện khủng bố xảy ra trước đó ở New York (Mỹ), London (Anh), Madrid (Tây Ban Nha) và Boston (Mỹ) chỉ tác động tiêu cực trong thời gian ngắn. Peter Praet, thành viên Ban lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), phát biểu với Hãng thông tấn Bloomberg của Mỹ rằng thông thường những vụ khủng bố như thế chỉ tác động trong thời gian ngắn đến nền kinh tế và không thể làm suy sụp sự tiến hóa của kinh tế châu Âu.

Ví dụ, Hãng Hàng không vận tải Đức Lufthansa tuột dốc ngay lập tức sau những vụ tấn công ở Paris nhưng nay đã dần hồi phục. Hay như IAG - công ty nắm giữ cổ phần đa quốc gia 2 hãng hàng không British Airways (Anh) và Iberia (Tây Ban Nha) - chỉ bị suy thoái ở mức vừa phải.

Mặc dù vậy, giới đầu tư tài chính vẫn bày tỏ mối lo ngại đối với ngành du lịch châu Âu. Bởi lẽ có một số dấu hiệu cho thấy khả năng về sự tác động kinh tế rộng hơn và kéo dài hơn vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Khu vực đồng euro (eurozone) đang phục hồi song vẫn còn chưa đủ mạnh. Niềm tin là yếu tố quan trọng bậc nhất.

An ninh được thắt chặt ở Bỉ gây lo ngại cho du khách.

Trong một cuộc phỏng vấn của Financial Times, Anh, ông Joe Kaeser - Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghiệp khổng lồ Đức Siemens - nhận định: "Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là hậu quả của tai họa địa-chính trị. Người ta dễ nhận ra nét đặc trưng mới sau thảm họa khủng bố ở Paris. Những người không có tâm trạng tốt thì sẽ không dám đầu tư bởi vì đầu tư là phải tin tưởng vào tương lai".

Mối lo ngại khác nữa là nếu tăng cường chi tiêu cho an ninh quốc gia sẽ dẫn đến 3 hệ quả - đó là, thuế cao hơn, những khoản tiền vay tăng thêm và phải cắt giảm chi tiêu trong một số lĩnh vực. Tương lai của sự đi lại tự do giữa các biên giới trong Liên minh châu Âu (EU) cũng được đặt ra.

Giới chức chính quyền châu Âu đều tập trung vào Hiệp ước Schengen ký kết tại Luxembourg, giữa 26 quốc gia châu Âu cho phép lưu thông hàng hóa tự do và tự do đi lại cho người dân mà không cần hộ chiếu từ thành phố Helsinki - Phần Lan đến Malaga - Tây Ban Nha. Việc kết thúc hiệp ước đi lại tự do Schengen của EU được dự đoán sẽ dẫn đến những hậu quả kinh tế cho một số quốc gia thành viên đặc biệt là tầng lớp lao động nhập cư xuyên biên giới.

Joe Kaeser, Giám đốc điều hành tập đoàn  Siemens của Đức.

Ngoài ra, cuộc  khủng hoảng dân nhập cư cũng làm đau đầu các chính quyền EU. Hugo Erken, chuyên gia kinh tế học Ngân hàng Rabobank của Hà Lan, cảnh báo môi trường thương mại EU sẽ gánh chịu tác động lâu dài nếu như biện pháp kiểm soát các biên giới được thực hiện gắt gao hơn, thường xuyên hơn.

Diên San (tổng hợp)

Tối 14/7, tại Hội trường Bộ Công an, Hà Nội đã diễn ra Chương trình gặp mặt, biểu dương con CBCS đạt giải quốc gia, quốc tế, con thương binh, con liệt sĩ Công an, con đỡ đầu, con nuôi Công an đạt thành tích cao trong học tập năm học 2024-2025.

Tối 14/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 8 đối tượng trong đường dây buôn bán khí cười trái phép, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các đơn vị liên quan. Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội) bị cáo buộc gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền đặc biệt lớn, qua đó hưởng lợi 750 triệu đồng. 

Công an các phường, xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thành lập tổ công tác, phối hợp với lực lượng cơ sở gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở của các thôn tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá các khu vực, vị trí có nguy cơ bị sạt lở do mưa bão.

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, đề xuất quy định thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Một loạt điều chỉnh trong quy định hứa hẹn sẽ giúp V.league 2025/2026 trở nên hấp dẫn và công bằng hơn.

Sáng 14/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, Uỷ viên Ban Tổ chức, Trưởng Tiểu ban An ninh Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI (Đại hội) đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban An ninh Đại hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.