Síp: Cố đấm ăn xôi...

17:30 02/04/2013

Sức ép của Liên minh châu Âu, dẫn đầu là Đức, đã buộc các nhà lãnh đạo chính trị Síp phải làm cái điều mà mình không mong muốn để cùng nhau chấp nhận những giải pháp bức bách nhằm cứu lấy ngành ngân hàng, chấp nhận hy sinh lòng tin của một bộ phận dân chúng để duy trì một hệ thống tài chính đang lâm nguy…

Ngày 25/3, sau 11 tiếng đồng hồ thảo luận quyết liệt, các nghị sĩ Quốc hội Síp đã nhất trí thỏa thuận về gói giải pháp cứu trợ do Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhằm giải cứu ngành ngân hàng khỏi phá sản. Đạt được sự nhất trí ban đầu với gói giải pháp này đồng nghĩa với việc Síp sẽ nhận được số tiền cho vay cứu nợ khoảng 13 tỉ USD từ EU và IMF dùng để rót vào cứu giúp các ngân hàng đang lâm nguy vì nợ xấu vượt mức cho phép. 

Theo giới phân tích, trong gói giải pháp trị giá khoảng 20,5 tỉ USD, EU và IMF cho vay 13 tỉ USD, còn lại 7,5 tỉ USD yêu cầu Chính phủ Síp phải tìm cách huy động từ các nguồn thu ngân sách quốc gia để đối ứng. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, Chính phủ Síp đã phải dùng đến "hạ sách" là thu thuế tiền gửi.

Trước phản ứng dữ dội của dân Síp mức thuế này đã được chấp nhận trong thỏa thuận hôm 25/3, theo đó, những người có tài khoản dưới 130.000 USD sẽ không phải chịu thiệt thòi, còn những người có tài khoản 130.000 USD trở lên sẽ bị mất một khoản tiền khá lớn. 

Giới chính trị Síp đồng ý đánh thuế tiền gửi ngân hàng bất chấp sự phản đối của dân chúng.

Việc áp dụng gói giải pháp mà EU ép Síp phải chấp nhận sẽ để lại một số hệ lụy về lâu dài lên nền kinh tế Síp. Việc mất vị thế là "thiên đường tài chính" do buộc phải áp mức thuế suất doanh nghiệp cao hơn trước, đồng thời các khoản tiền gửi trị giá lớn cũng sẽ phải đóng mức thuế cao,… sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là giới nhà giàu Nga. Với việc bị mất một khoản tiền khá lớn do việc đánh thuế tiền gửi, người Nga sẽ phải xem xét lại “sự ưu ái” của mình dành cho đảo quốc Síp. 

Và Síp cũng không còn giữ được danh hiệu là trung tâm tài chính lý tưởng của khu vực và thế giới, nơi mà các công ty, các nhà đầu tư tài chính nước ngoài từng tin tưởng đặt trụ sở làm ăn nhờ mức thuế suất thấp. Nền kinh tế Síp cũng phải đối mặt với những thay đổi căn bản do tác động từ chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của chính phủ cùng những giải pháp kèm theo nhằm ngăn ngừa tình trạng khủng hoảng trong tương lai. Những thay đổi đó tích cực hay tiêu cực tùy vào việc Síp áp dụng các chính sách tài chính do châu Âu đưa ra.

Câu chuyện khủng hoảng tại Síp không chỉ là bài học cho riêng Síp, mà cả khu vực châu Âu cũng phải rút ra bài học để ngăn ngừa hoặc chuẩn bị đón nhận và xử lý những trường hợp tương tự Síp. Hôm 25/3, các thị trường tài chính châu Âu đã rúng động bởi phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem, khi ông này cho rằng, các vụ giải cứu ngân hàng trong tương lai sẽ phải theo mô hình áp dụng tại Síp.

Dư luận chung đều có phản ứng tiêu cực với các giải pháp áp dụng cho Síp, nhất là giải pháp thu thuế tiền gửi ngân hàng. Cho nên, phát biểu của ông Dijsselbloem đã làm tổn hại lòng tin của khách hàng đối với nhiều ngân hàng khác ở châu Âu

V.Trương (tổng hợp)

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

Tàu hàng Nam Anh 69 cuốn theo lồng bè nuôi hàu trên sông trôi ra biển, hiện tàu đang mắc cạn giữa phao số 1 và số 2 cách bờ khoảng 2 hải lý. Cùng thời điểm, tàu cá đang neo đậu tại bờ Bắc sông Gianh bị sóng đánh làm lật tàu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文