Chính trường Brazil: Tham nhũng đe dọa quyền lực

14:25 23/04/2015
Chính trường Brazil đang phải chịu đựng những cơn thịnh nộ của người dân. Quyền lực sinh ra tham nhũng giờ là lúc tham nhũng quay lại đe dọa quyền lực.

Mọi chuyện bắt nguồn từ việc phanh phui vụ tham nhũng lớn nhất tại Công ty Dầu khí quốc gia Brazil, Petrobras từ tháng 3/2014, sau khi cựu Giám đốc bộ phận cung ứng của Petrobras, Paulo Roberto Costa, khai báo nhận tiền hối lộ từ mạng lưới rửa tiền quy mô lớn do những doanh nghiệp xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil là đối tác của Petrobras cấu kết thành lập.

Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỉ USD hối lộ hàng loạt chính trị gia và quan chức lãnh đạo Petrobras.

Hiện cuộc điều tra đang tập trung vào các cáo buộc cho rằng, một số công ty xây dựng lớn nhất nước đã đút lót cho giới quan chức để giành được gói thầu trị giá 23 tỉ USD với Petrobras.

Trước những phanh phui trên, tháng 3/2015, Tòa án Tối cao Brazil đã thông qua cuộc điều tra đối với 54 người có liên quan đến vụ bê bối rung chuyển quốc gia.

Hàng vạn người xuống đường tham gia cuộc biểu tình trên toàn Brazil ngày 12/4 để phản đối tình trạng tham nhũng liên quan đến Công ty Dầu khí Quốc gia Petrobras.

Bản thân Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng hứa hẹn ngay tại thời điểm đó rằng sẽ điều tra làm rõ trách nhiệm của từng người, bất kể đó là ai.

Đã có 3 cựu nghị sĩ ở Brazil bị bắt liên quan tới vụ Petrobas. Đó là Andre Vargas thuộc đảng Lao động cầm quyền, Luiz Argolo và Pedro Correa thuộc đảng Tiến bộ.

Mới đây nhất, ngày 15/4, thủ quỹ của đảng Lao động cầm quyền đã phải từ chức sau khi bị bắt giữ do liên quan đến vụ bê bối Petrobras.

Theo Cơ quan điều tra Brazil, Joao Vaccari, thủ quỹ của đảng, đã "đề nghị trả một phần khoản tiền hối lộ dưới hình thức ủng hộ hoạt động bầu cử" cho đảng Lao động và đã đút túi "các khoản ủng hộ" trị giá 1,2 triệu USD theo tỷ giá hiện tại.

Ông Vaccari bị bắt giữ tại Sao Paulo và sẽ được di lý đến Curitiba, bang Parana, nơi làm việc của vị thẩm phán đang chỉ đạo điều tra vụ Petrobras.

Tính đến nay, đã có 49 chính trị gia, trong đó có các hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ và thống đốc bang, thuộc diện bị điều tra trong vụ bê bối Petrobras.

Trong danh sách những người bị tình nghi dính líu đến vụ việc này có Chủ tịch Thượng viện Renan Calheiros và Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha, 13 cựu nghị sĩ cùng nhiều quan chức khác.

23 tập đoàn xây dựng và cơ khí lớn nhất nước này đã bị cấm đấu thầu các hợp đồng của Petrobras để phục vụ công tác điều tra.

Điều đáng nói hơn cả là khi vụ Petrobras đang diễn ra thì cũng vào tháng 3 vừa qua, Cảnh sát Brazil còn khui thêm một vụ bê bối tham nhũng kinh khủng khác.

Ngày 28/3, cảnh sát nước này thông báo phát hiện một vụ tham nhũng mới liên quan tới Bộ Tài chính, 70 ngân hàng và các doanh nghiệp.

Chân dung Dilma Rousseff trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil năm 2014.

Đây là một đường dây chuyên hối lộ các nhân viên nhà nước để trốn thuế, với số tiền trốn thuế lên tới 6 tỉ USD. Ít nhất 10 nhân viên của Hội đồng Quản lý nguồn tài chính, trực thuộc Bộ Tài chính, đã bị bắt giữ với tội giả mạo giấy tờ giúp các công ty trốn thuế.

Đường dây này theo dõi các công ty có nhiều khoản nợ thuế, sau đó tiếp cận và thỏa thuận giúp công ty trốn thuế, đổi lại, những nhân viên đường dây này sẽ được nhận một khoản tiền tùy thuộc vào số tiền trốn thuế.

Nhiều công ty đã trả cho đường dây này số tiền lên tới 120.000 USD. Cảnh sát theo dõi hoạt động của đường dây tham nhũng này từ năm 2013. Từ năm 2005 tới nay, những kẻ phạm tội đã thực hiện trót lọt 70 vụ trốn thuế.

Đang gặp phải khó khăn do kinh tế, người dân Brazil đã phẫn nộ tột độ trước các vụ tham nhũng trên trong các cơ quan công quyền. Đó là lý do cho những cuộc xuống đường lớn chưa từng có tại Brazil từ tháng 3/2015 đến nay.

Ngày 15/3, 1,5 triệu dân Brazil xuống đường đòi Tổng thống Dilma Rousseff từ chức. Tại hơn 80 thành phố, người biểu tình khoác lên mình những chiếc áo màu vàng, xanh lá cây, màu cờ của Brazil. Tất cả đồng thanh đòi truất phế Tổng thống Dilma Rousseff.

Tại thành phố Sao Paulo, đầu tàu kinh tế của Brazil, hơn 1 triệu người hưởng ứng cuộc biểu tình này. Để xoa dịu công luận, Bộ trưởng Tư pháp Brazil thông báo trong những ngày tới, Tổng thống sẽ ban hành kế hoạch quy mô bài trừ tham nhũng, trừng phạt những người nhận hối lộ.

Nhưng người dân Brazil vẫn chưa hài lòng. Ngày 12/4, hàng chục nghìn người tại 195 thành phố ở Brazil lại xuống đường biểu tình.

Ngoài chuyện một lần nữa lặp lại cáo buộc rằng Tổng thống Rousseff ủng hộ cho tình trạng tham nhũng và yêu cầu bà hãy từ chức hoặc đối mặt với luận tội, một số người còn giơ cao áp phích kêu gọi quân đội hãy có động thái can thiệp bằng vũ lực.

Giới phân tích nhận định, các đảng đối lập ở Brazil đang lợi dụng các vụ bê bối tham nhũng để gây sức ép đòi Tổng thống Rousseff từ chức. Bà Rousseff từng đảm nhận chức vụ lãnh đạo Petrobras và đến nay không có bằng chứng nào cho thấy bà có liên quan tới vụ tham nhũng quy mô lớn này.

Sự ủng hộ của dư luận đối với Tổng thống Rousseff tụt dốc mạnh sau khi bà bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 1/2015. Chỉ có 13% số dân Brazil hài lòng với cách thức bà Rousseff dẫn dắt đất nước.

Theo các nhà quan sát, kết cục này của chính quyền Tổng thống Rousseff phần nào bắt nguồn từ những khó khăn kinh tế mà Brazil đang phải đối mặt.

Brazil - một trong những quốc gia đang phát triển đầy triển vọng, từng là câu chuyện kinh tế thành công của châu Mỹ - nay phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế được cho là tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua.

Các tín hiệu xấu của nền kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của những người tiêu dùng Brazil. Ngân hàng Trung ương Brazil dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm nay sẽ giảm 0,58%, xuống mức thấp kỷ lục trong 20 năm trở lại đây.

Trong khi đó, Viện Thống kê quốc gia Brazil (IBGE) cho biết, trong tháng 2-2015, lạm phát của quốc gia Nam Mỹ này vào khoảng 7,7% - mức cao nhất trong 9 năm qua.

Theo IBGE, giá cả các mặt hàng trong tháng trước đã tăng 1,22%, khiến lạm phát nước này vượt mức trần 6,5% mà Chính phủ Brazil đề ra.

Có thể nói Brazil đang đứng bên bờ vực thẳm. Kinh tế bị đe dọa suy thoái, vật giá leo thang. Dưới áp lực của “phong trào phản kháng đường phố”, Tổng thống Rousseff đang vừa phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, vừa phải đương đầu với đe dọa khủng hoảng kinh tế.

Brazil từng xảy ra đảo chính quân sự vào năm 1964, khi quân đội với sự hậu thuẫn của Mỹ đã lật đổ Tổng thống Joao Goulart và từ đó đẩy Brazil rơi vào thời kỳ đen tối với sự thống trị tàn bạo và độc đoán của chính quyền quân sự. Các nhà quan sát nhận định, cơn ác mộng đảo chính đang quay trở lại Brazil.

Mộc Thạch (tổng hợp)

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

Tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2.063 km. Công trình trọng điểm quốc gia này hoàn thành không chỉ kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh....

Giá vàng thế giới đêm 25/11 đột ngột rơi thẳng đứng, khiến giá vàng trong nước sáng 26/11 cũng bị lao dốc theo, mất tới 2 triệu đồng/lượng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文