Mãi vinh danh thành phố mang tên nguyên soái Stalin

09:15 06/05/2015
Theo trang tin điện tử Lenta.ru, từ 2 năm trước, trong phiên họp toàn thể chuẩn bị cho lễ kỷ niệm trọng đại đánh dấu 70 năm chiến thắng Stalingrad (2/2/1943 - 2/2/2013), các nghị sĩ Volgograd đã thông qua điều khoản lập pháp quyết định từ thời điểm đó trở đi, sẽ có 7 ngày trong năm thành phố chính thức được dùng tên gọi đầy tự hào thuở trước là Stalingrad.

Trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm chấm dứt cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1939-1945),  Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Liên bang Nga tới thành phố Volgograd (tên gọi mới của Stalingrad kể từ năm 1961), tham gia các sự kiện trọng đại như đặt vòng hoa tưởng niệm trước ngọn lửa bất diệt ở Đài liệt sĩ vô danh trên đại lộ Các Anh hùng, dự lễ mặc niệm trước quần thể tượng đài trên đồi Mamayev ở ngoại vi thành phố, chứng kiến lễ duyệt binh dưới màu cờ Hồng quân Xôviết trước đây ở quảng trường trung tâm, thăm Viện Bảo tàng Quốc gia mang tên "Trận đánh Stalingrad", tham quan triển lãm chuyên đề dành riêng cho trận chiến lịch sử hơn 70 năm trước, dự lễ hội hòa nhạc mừng chiến thắng vẻ vang, gặp gỡ giới sử gia nghiên cứu trận đánh Stalingrad mang tính bước ngoặt dẫn đến thất bại cuối cùng của quân Đức phát xít trong Thế chiến II, giao lưu với các cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại…

Chân dung Đại Nguyên soái J.Stalin cùng các hình ảnh tiêu biểu về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại xuất hiện trên hệ thống giao thông công cộng ở Volgograd.

Vào cuối tháng 8/1943, giữa thời điểm Thế chiến II đang gây xáo trộn cả châu Âu, cách thủ đô Moscow 900km về phía nam đã diễn ra trận đánh ác liệt kéo dài gần nửa năm, bắt đầu từ những cuộc ném bom tổng lực của Không quân phát xít Đức xuống thành phố Stalingard, mở đường tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô hướng tới vùng Caucasus giàu tài nguyên dầu mỏ. Tính từ ngày 23/8/1942 khi cuộc chiến Stalingrad mở màn cho đến lúc kết thúc vào ngày 2/2/1943 đã có gần 1,2 triệu chiến sĩ Hồng quân và người dân Liên Xô hy sinh hoặc bị thương, còn phía phát xít Đức cùng chư hầu (Hungary và Romania) có gần 1,5 triệu sĩ quan và binh lính thiệt mạng, bị thương, mất tích hoặc bị bắt làm tù binh.

Cuộc chiến ở Stalingrad là một trong những trận đánh lớn nhất trong Thế chiến II, xét cả về thời gian, quy mô cũng như mức độ ác liệt. Cuộc chiến kéo dài suốt gần 200 ngày đêm với sự tham gia của 12 sư đoàn Hồng quân và 14 sư đoàn quân phát xít.

Ngày 19/11/1943, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch phản công mang mật danh "Uranus" (Sao Thiên vương), khiến Thống chế Friedrich von Paulus (1890-1957), Tư lệnh Tập đoàn quân Số 6 của quân đội Đức, cũng là viên sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất trong chiến dịch "Fall Blau" đánh chiếm Stalingrad đã phải kéo cờ trắng đầu hàng. Với trận phản công mang tầm vóc chiến lược trên mặt trận Stalingrad, mở đường cho sự sụp đổ không gì cứu vãn nổi của quân đội Quốc xã, thành phố Stalingrad đã được vinh dự đón nhận danh hiệu Thành phố Anh hùng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

Dưới thời Nga Sa hoàng, thành phố có tên là Tsaritsyn. Năm 1925, Tsaritsyn được mang tên Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Jsoseph Stalin (1878-1953), năm 1961 dưới thời xét lại của Nikita Khrushchev (1894-1971) thành phố trên lại được đổi sang tên mới là Volgograd (thành phố bên bờ sông Volga) cho đến nay.

Nhân đây cũng xin nhắc lại sự kiện: Trùm phát xít A.Hitler đã có lời đề nghị qua đường ngoại giao trung gian với lãnh tụ Xôviết J.Stalin, nhằm trao đổi tù binh giữa Thống chế  F.Paulus với Trung úy pháo binh Yakov Dzugashvili (1907-1943), con trai cả của Stalin bị quân Đức bắt tại mặt trận Smolensk vào những ngày đầu cuộc chiến Xô - Đức, nhưng Stalin đã một mực bác bỏ bằng câu nói nổi tiếng: "Tôi không bao giờ đàm phán để đánh đổi một người lính với một viên tướng", chứng tỏ bản chất kiên định của một người cộng sản chân chính luôn đặt chủ nghĩa yêu nước lên trên lợi ích gia đình, bất chấp những lời dèm pha bôi nhọ nhằm làm giảm uy tín của Stalin sau khi ông qua đời.

Viên thống chế Đức thất trận được trả tự do và hồi hương vào năm 1953, còn Trung úy Y.Dzugashvili đã bị lính canh trong trại tập trung Sachsenhausen ở Oranienburg (Đức) hạ sát chỉ hơn hai tháng sau khi trận Stalingrad kết thúc.

Bức tượng Người mẹ Tổ quốc cao 52m trên đồi Mamayev - công trình tượng đài phi tôn giáo cao nhất thế giới.

Theo trang tin điện tử Lenta.ru, từ 2 năm trước, trong phiên họp toàn thể chuẩn bị cho lễ kỷ niệm trọng đại đánh dấu 70 năm chiến thắng Stalingrad (2/2/1943 - 2/2/2013), các nghị sĩ Volgograd đã thông qua điều khoản lập pháp quyết định từ thời điểm đó trở đi, sẽ có 7 ngày trong năm thành phố chính thức được dùng tên gọi đầy tự hào thuở trước là Stalingrad.

Theo đó, tên của Thành phố Anh hùng Stalingrad sẽ được sử dụng trên văn bản chính thức trong các sự kiện liên quan vào các dịp lần lượt như sau: Ngày kết thúc trận đánh Stalingrad (2-2), Ngày Chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc (23-2), Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít (9-5), Ngày Đức tấn công Liên Xô mở màn cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (22-6), Ngày kết thúc Thế chiến II (2-9), Ngày Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7-11) và Ngày bắt đầu Tổng phản công quân Đức ở mặt trận Stalingrad (19-11).

Quyết định này được thực thi dựa theo ý tưởng trong bản kiến nghị chung từ các cựu chiến binh của Thế chiến II, từ Đảng Cộng sản Liên bang Nga và từ Liên đoàn các công dân toàn Nga gửi cho Tổng thống V.Putin, nêu ý nguyện muốn đổi tên thành phố Volgograd thành Stalingrad. Được biết, đã có hơn 50.000 người cùng ký vào bản kiến nghị tâm huyết gửi lên cấp lãnh đạo cao nhất, phù hợp với yêu cầu của luật pháp Nga quy định về số người tối thiểu cần có tham gia vào đơn thư thỉnh nguyện.

Kim Dung (tổng hợp)

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文