Thấy gì từ Thượng đỉnh Nga – Triều Tiên

14:04 30/04/2019
Thượng đỉnh Nga-Triều Tiên ngày 25-4 tại Vladivostok, thủ phủ miền Viễn Đông nước Nga, diễn ra trong bối cảnh việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington gặp trục trặc.

Ngoài việc củng cố “chỗ dựa” ngoại giao, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên còn mưu cầu một chuyện khác, quan trọng hơn và đổi lại nước Nga cũng không phải không thu được lợi gì trong cuộc gặp này.

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc tại Vladivostok ngày 25-4. Cuộc hội đàm kéo dài 3 tiếng rưỡi, trong đó các nhà lãnh đạo đã nói chuyện gần 2 tiếng đồng hồ. Các cuộc đàm phán diễn ra tại khuôn viên Đại học Liên bang Viễn Đông trên đảo Russky ở Vladivostok.

Ngoài chuyện đây là lần tiếp xúc đầu tiên của hai chính trị gia và chuyến thăm đầu tiên của ông Kim Jong-un tới Nga kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2011, đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Triều Tiên kể từ khi ông tái đắc cử vào vị trí này hồi tháng 4-2019.

Phụ tá cao cấp Điện Kremlin, ông Yuri Ushakov, nói với hãng thông tấn Interfax của Nga rằng cuộc họp thượng đỉnh không nhằm mục đích lớn lao và không có thỏa thuận chính thức hay thông cáo chung nào được đưa ra. Nhưng sau cuộc hội đàm, Chủ tịch Triều Tiên cho biết đã “bàn thảo và trao đổi sâu rộng với lãnh đạo Nga về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm”.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Vladivostok, Nga, ngày 25-4.

Phát biểu sau cuộc gặp, ông Vladimir Putin nói rằng không có gì thay thế được giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Ông Putin đảm bảo rằng Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác để giảm căng thẳng trên bán đảo và tăng cường an ninh ở Đông Bắc Á nói chung.

Phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov sau đó nói thêm rằng, hiện tại, cộng đồng quốc tế không có bất kỳ giải pháp hiệu quả nào đối với tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, rất nhiều nỗ lực đã được thực hiện bởi các nước khác và mọi nỗ lực này đều đáng quý nếu thật sự hướng tới việc giải quyết bất đồng giữa 2 miền Triều Tiên.

Giới quan sát cho rằng, chuyến đi này của ông Kim Jong-un là nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga, trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Bình Nhưỡng và Washington đang trong thế bế tắc. Theo hãng tin KCNA, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho tháp tùng ông Kim khẳng định quan điểm của Bình Nhưỡng “không hề thay đổi” sau thượng đỉnh ở Hà Nội.

Theo AFP, cho dù Bán đảo Triều Tiên có vẻ giảm nhiệt từ sau cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un hồi tháng 6-2018, trong những tuần lễ gần đây xuất hiện nhiều dấu hiệu không cho phép lạc quan. Ông Kim Jong-un đòi Mỹ giảm nhẹ cấm vận để tỏ thiện chí, ông Donald Trump muốn CHDCND Triều Tiên giải trừ toàn bộ vũ khí chiến lược “vĩnh viễn và kiểm chứng được”.

Tuần này, vòng thương thuyết mới tại Washington cũng kết thúc trong thất bại. Bình Nhưỡng thông báo thử vũ khí mới, Chủ tịch Kim tuyên bố sẽ đập tan hàng rào cấm vận, trưởng đoàn đàm phán Triều Tiên đòi tẩy chay Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Moscow cũng đã bắn tiếng khi chỉ trích các yêu sách của Hoa Kỳ là “thiếu hiệu quả” bởi vì “có qua mà không có lại”. Mỹ tố lại Nga giúp CHDCND Triều Tiên lách lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, điều mà Moscow phủ nhận. Trên thực tế, thiện chí của Điện Kremlin cũng có giới hạn. Moscow không có ảnh hưởng mạnh như Bắc Kinh, đồng minh và bạn hàng số một của Bình Nhưỡng. Trong thế trận này, Moscow sẽ lập nhóm tay ba, phối hợp với Bắc Kinh và Bình Nhưỡng thương lượng với Mỹ. Bởi lẽ, trọng tâm của ngoại giao Nga hiện nay không phải là chế độ Triều Tiên mà là Syria.

Ngoài vấn đề tìm kiếm thêm sự hỗ trợ ngoại giao của Nga, mục đích chính của chuyến thăm Nga lần này của Chủ tịch Kim Jong-un là vấn đề kinh tế. AFP dẫn các số liệu chính thức của Nga, hơn 10.000 lao động Triều Tiên hiện vẫn đang làm việc ở Nga, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác gỗ và mỏ hay xây dựng trong vùng Viễn Đông và họ sẽ phải về nước vào cuối năm nay theo Nghị quyết 2397 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) tháng 12-2017 về cấm vận Triều Tiên.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được người Nga đón tiếp theo phong tục truyền thống: bánh mì và muối.

Nghị quyết LHQ gia hạn 2 năm để các lao động Triều Tiên làm việc ở nước ngoài phải về nước. Đội ngũ nhân công này - trước đây được thống kê vào khoảng 50.000 người - cung cấp cho Bình Nhưỡng một nguồn thu mà giới chức Mỹ ước tính lên đến hàng trăm triệu đô la. Đây là một khoản ngoại tệ không nhỏ cho Bình Nhưỡng.

Tuần trước, một số quan chức Bình Nhưỡng đã lên tiếng đề nghị Moscow tiếp tục sử dụng nhân công Triều Tiên hiện làm việc ở Nga sau hạn chót lệnh trừng phạt của LHQ. Nga vốn thường xuyên ủng hộ nới lỏng trừng phạt kinh tế CHDCND Triều Tiên, hơn nữa đây là nguồn nhân lực rẻ tiền.

Nhà nghiên cứu Ahn Chan Il tại Hàn Quốc nhận định: “Moscow có thể có những mục tiêu dài hạn. Quan trọng trước mắt là tiếp cận nguồn nhân lực Triều Tiên rẻ tiền rồi mới tính đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thậm chí các dự án lớn, nếu một khi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ”. Trên Bán đảo Triều Tiên thì miền Bắc là nơi tập trung nhiều khoáng sản tài nguyên hơn miền Nam.

Hiện tại trao đổi với Trung Quốc chiếm tới 90% quan hệ buôn bán quốc tế của Triều Tiên. Nga chưa có được dấu ấn lớn, tỷ trọng quan hệ buôn bán với láng giềng Triều Tiên vẫn chỉ ở mức vài chục triệu đô la. Nhưng trái lại, trước khi có lệnh cấm của LHQ, Nga là nguồn nhập khẩu năng lượng quan trọng của CHDCND Triều Tiên. Moscow từ lâu đã có tham vọng mượn Bán đảo Triều Tiên để chuyển khí đốt sang Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí cả tới Đài Loan.

Trung Quốc dù là đồng minh cận kề lâu năm nhưng đang bị chi phối bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bình Nhưỡng không khỏi lo lắng khi bị phụ thuộc vào nước láng giềng lớn này. Mục tiêu hòa giải, hợp tác làm ăn liên Triều, hướng tới một tương lai thống nhất 2 miền thì vấp phải quan hệ liên minh quân sự Mỹ-Hàn. Seoul sẽ không bao giờ dám vượt qua lệnh cấm vận miền Bắc nếu chưa có đèn xanh của Mỹ. Chọn hướng nước Nga lúc này có thể là một giải pháp một lần nữa giúp Bình Nhưỡng thoát thế cô lập và nếu thành công thì có khi đó lại là một áp lực trở lại với nước Mỹ của Tổng thống Trump trong các cuộc đàm phán hạt nhân tương lai.

Ngoài ra, mục đích của Moscow qua thượng đỉnh này là nhắc nhở các cường quốc khác rằng nước Nga có một tiềm năng kinh tế và trọng lượng chính trị trong khu vực. Về phía Hàn Quốc, cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Triều được đánh giá tích cực. Seoul cũng mong muốn một phần trừng phạt được bãi bỏ để có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế với miền Bắc.

Từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 24-4 nhận định rằng tiến trình thương thuyết với Bình Nhưỡng về giải trừ hạt nhân Triều Tiên sẽ khá “gập ghềnh” nhưng ông cũng hy vọng đạt được bước ngoặt đàm phán.

Mộc Thạch (tổng hợp)

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文