Thoả thuận lịch sử giữa Serbia và Kosovo

07:45 26/04/2013

Cộng hòa Serbia và Kosovo vừa đạt được một thỏa thuận hòa giải mang tính lịch sử với sự trung gian của Liên minh châu Âu (EU). Thỏa thuận đạt được giúp 2 bên bình thường hóa quan hệ, là một bước tiến mới trên con đường độc lập của quốc gia non trẻ Kosovo, đồng thời tạo điều kiện để Serbia khởi sự tiến trình đàm phán gia nhập EU. Tuy nhiên, đa số người Serbia ở Bắc Kosovo thì không nghĩ như vậy.

Thỏa thuận được ký kết hôm 19-4 giữa Thủ tướng Serbia Ivica Dacic và Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci tại Brussels trước sự chứng kiến của Ủy viên đối ngoại EU Catherin Ashton, đã giúp giải quyết được vấn đề gút mắc lớn cuối cùng trong vấn đề "độc lập cho Kosovo" vốn là điều mà Serbia kịch liệt phản đối hơn 5 năm qua.

Theo giới quan sát ở Brussels, thỏa thuận đã đưa ra một giải pháp mang tính nhượng bộ giữa 2 bên, trong đó 40.000 người gốc Serbia ở Bắc Kosovo được trao nhiều quyền tự trị hơn. Chi tiết nội dung của thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng một phiên bản không chính thức được báo chí Serbia đăng tải tiết lộ rằng: Người Serbia ở Bắc Kosovo sẽ được trao cho một số vị trí quyền lực trong ngành cảnh sát và tòa án ở các đô thị do người Serbia chiếm đa số, nhưng hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Kosovo. Tuy nhiên, những người gốc Serbia sinh sống tại Kosovo không hài lòng, và họ đã nói với báo chí rằng, mình cảm thấy bị chính quyền ở Belgrade "phản bội" khi ký kết thỏa thuận như thế với Kosovo.

Ủy viên đối ngoại EU Catherine Ashton (giữa) xúc tiến thỏa thuận giữa Thủ tướng Serbia Ivica Dacic (trái) và Thủ tướng Kosovo Hashim Thaci.

Thực ra thì việc trao cho người gốc Serbia một số vị trí công việc trong hệ thống công quyền như nêu trong thỏa thuận không làm cho người Serbia cảm thấy được tự do hơn hay có nhiều quyền hành hơn. Đa số trong cộng đồng người Serbia ở Kosovo (hơn 100.000 người) đều không đồng tình với cách giải quyết như trong thỏa thuận, vì họ cảm thấy nó làm cho họ càng xa cách hơn với "mẫu quốc" Serbia. Điều người Serbia ở Kosovo mong muốn là họ tiếp tục là "một phần của Serbia".

Kosovo từng là một tỉnh của Serbia. Ngày 17/2/2008, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập, với sự chống lưng của thế lực hùng hậu gồm Mỹ và một phần EU cùng một số quốc gia thân Mỹ hoặc có lợi ích với Mỹ. Đa số các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm Nga và Trung Quốc và 5 nước EU (gồm Tây Ban Nha, Hy Lạp, Síp, Romania và Slovakia), cho đến nay vẫn không công nhận Kosovo là một quốc gia độc lập, dù Mỹ và các đồng minh ở châu Âu tìm mọi cách vận động. Nga thậm chí còn trả đũa việc Mỹ công nhận Kosovo độc lập bằng việc công nhận độc lập 2 vùng lãnh thổ tự trị thuộc Gruzia là Abkhazia (miền Tây Gruzia) và Nam Ossetia (miền Bắc Gruzia).

Mặc dù được Mỹ và EU công nhận, nhưng về mặt chính thức, Kosovo vẫn chưa thể là một quốc gia độc lập đúng nghĩa, bởi lãnh thổ này hiện nay vẫn hoạt động trong cơ chế giám sát của EU, được Mỹ và EU "nuôi" bằng nguồn tài trợ có giới hạn như một dự án chính trị chưa được nghiệm thu. Để "dự án" Kosovo được hoàn thiện và được "nghiệm thu" trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi lãnh thổ này phải được công nhận và là thành viên của các tổ chức, định chế quốc tế cấp châu lục và trên phạm vi toàn cầu.

Vì vậy, EU đặt ra điều kiện buộc Serbia phải thừa nhận Kosovo như một quốc gia độc lập, tức là phải thiết lập quan hệ bang giao đồng đẳng chứ không được coi Kosovo như một tỉnh cũ như trước. Vì nhu cầu hội nhập quốc tế, vì mong muốn trở thành thành viên EU để được hưởng những quyền lợi nhất định, Belgrade đành phải bấm bụng chấp nhận điều kiện của EU - tiến hành đàm phán các điều kiện bang giao với Kosovo, sau khi đã cắn răng chịu đau bị cắt mất tỉnh Kosovo.

Người Serbia ở Bắc Kosovo biểu tình phản đối thoả thuận.

Hiện tại, cùng với Serbia còn có thêm khoảng 7 quốc gia khác (không kể Kosovo) cũng đang ngấp nghé chuẩn bị xin gia nhập EU, khiến cho tiến trình mở rộng của khối này được quan tâm trở lại. Các quốc gia mới xin gia nhập EU bao gồm Albania, Bosnia-Hercegovina, Croatia, Iceland, Macedonia, Motenegro, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ. Có những quốc gia đã xin gia nhập từ nhiều năm trước, như Thổ Nhĩ Kỳ, là quốc gia đã tiến hành đàm phán gia nhập từ rất lâu (năm 1987) nhưng do vấn đề tôn giáo - quốc gia đạo Hồi lớn nhất châu Âu - khiến cho nước này bị nhiều thành viên khác trong EU "kỳ thị" buộc phải hoãn đàm phán vô thời hạn. Hay như Macedonia (xin gia nhập năm 2004), do những trục trặc trong vấn đề tranh chấp tên gọi lãnh thổ với Hy Lạp đã buộc phải đình lại cho đến khi giải quyết xong tranh chấp mới tiếp tục đàm phán.

Ngay sau khi Chính phủ Serbia chính thức phê chuẩn thỏa thuận với Kosovo hôm thứ hai 22/4, EU đã nhanh chóng thông báo khởi động tiến trình đàm phán thành viên với Serbia như một hành động "đáp lễ" đối với việc Serbia chịu ký kết thỏa thuận lịch sử với Kosovo, tạo bước đệm đầy ý nghĩa cho Serbia tiến đến việc gia nhập EU.

Trong thông báo của mình, EU đã "khen ngợi" Serbia đã tham gia đàm phán với Kosovo "một cách chủ động và xây dựng", đã tích cực hợp tác với EULEX - Cơ quan giám sát điều hành của EU tại Kosovo. Đó không phải là một thắng lợi của Serbia như một số báo chí châu Âu tô vẽ, mà thực sự là một bước lùi mà Serbia buộc phải chấp nhận để tạo những bước tiến mới trên trường quốc tế.

Lãnh đạo Serbia giờ đây có vẻ như đã nhìn nhận rằng, mình không thể và cũng không nên vì "sĩ diện" mà cố níu kéo thứ mà mình không còn khả năng giành lại được nữa. Chi bằng trước mắt hòa hoãn vẫn có lợi hơn

Văn Trương (tổng hợp)

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

VKSND TP Hồ Chí Minh vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can về 11 tội danh liên quan đến các sai phạm, tiêu cực trong lĩnh vực đăng kiểm. Đáng lưu ý, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã làm rõ sự “tiếp tay” của nhóm đối tượng nguyên lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) và lãnh đạo, đăng kiểm viên Phòng kiểm định xe cơ giới (VAR) cho các đối tượng khác trong quá trình gây án.

Hai thập kỉ từ sau đợt mở rộng lớn nhất lịch sử, Liên minh châu Âu (EU) đã gặt hái những bước phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhưng hiện đang đối mặt không ít thách thức từ bối cảnh địa chính trị thay đổi, cũng như sự chênh lệch về kinh tế và khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên.

Vẫn chiêu trò cũ rích, thế nhưng thời gian gần đây một số người dân ở Phú Yên tiếp tục nhận được những cuộc điện thoại di động (ĐTDĐ) mạo danh cán bộ các cơ quan tư pháp, đưa ra nhiều thông tin liên quan đến số phận pháp lý của người nghe điện thoại, rồi yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Vào ngày 15/3, Công an huyện Gò Dầu (Tây Ninh) nhận tin báo từ người dân về việc, trên địa bàn xã Cẩm Giang (huyện Gò Dầu) xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân tử vong là bà Đ.T.N (SN 1960), còn chồng bà N. là ông L.V.P (SN 1964) bị thương tích nặng. Gây án xong, đối tượng nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Trong những ngày cuối tháng 4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu, Nghệ An đến QL 46B). Đây là hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc 2.000km.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文