Thủ phạm xả súng ở Orlando (Mỹ) đã qua mặt FBI

11:20 15/06/2016
Tổng thống Barack Obama gọi vụ xả súng đêm 12-6 làm 50 người chết và hơn 50 người khác bị thương ở hộp đêm Pulse dành cho người đồng tính, ở thành phố Orlando, bang Florida là "hành động khủng bố, hành động hận thù". Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ, nghiêm trọng hơn vụ thảm sát 32 người tại Đại học Công nghệ Virginia năm 2007.

Có một thực tế đáng buồn là dù phát hiện Mateen có mối liên hệ với kẻ đánh bom tự sát của Nhà nước Hồi giáo (IS), Cơ quan điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã không thể tìm ra manh mối để bắt giữ và ngăn chặn thảm kịch.

Lặng lẽ nuôi giấu bản chất tâm thần và bạo lực

Hãng tin Reuters hôm 13-6 dẫn lời Sitora Yusufiy, vợ cũ của Omar Mateen, thủ phạm gây ra vụ xả súng đẫm máu tại hộp đêm mang tên Pulse dành cho người đồng tính, cho biết từ lâu y đã có dấu hiệu tâm thần và bạo lực. Theo lời kể từ Sitora Yusufiy, chồng cũ của cô thường xuyên đánh đập cô khi hai người từng chung sống trước khi ly dị vào năm 2011.

"Tâm lý của anh ta thường không ổn định. Anh ta đánh tôi. Đôi khi anh về nhà và bắt đầu đánh tôi chỉ bởi việc tôi chưa giặt xong quần áo hoặc những thứ tương tự như vậy".

Hiện trường vụ xả súng.

Yusufiy mô tả đây là một cuộc hôn nhân sóng gió của cô và gia đình Yusufiy buộc phải can thiệp để giải cứu cô khỏi một người chồng không bình thường. Theo AP, Mateen là một gã vai u thịt bắp vì thường xuyên luyện tập môn thể hình, hành nghề bảo vệ, hay đến nhà thờ Hồi giáo địa phương và đã từng bày tỏ mong muốn được trở thành cảnh sát nhưng chưa bao giờ nộp đơn xin gia nhập lực lượng này. Hắn tới dự lễ cầu nguyện buổi tối tại Trung tâm Hồi giáo ở thành phố Orlando ba hoặc bốn lần mỗi tuần, lần gần đây nhất là hôm Thứ sáu (trước hôm xảy ra vụ xả súng một ngày) với con trai hắn ta, giáo sĩ Syed Shafeeq Rahman cho hay.

Giáo sĩ này nói rằng dù Mateen không tỏ ra hòa đồng song hắn ta chưa bao giờ thể hiện dấu hiệu bạo lực. "Mỗi khi cầu nguyện xong, hắn ta chỉ đứng dậy ra về. Tên khủng bố không trò chuyện với ai cả, chỉ lặng lẽ như vậy, không hề gây ra rắc rối gì", Rahman cho biết.

Khi đối mặt và trấn áp Mateen, cảnh sát phải dùng tới biện pháp nghiệp vụ "cho nổ có kiểm soát" để đánh lạc hướng kẻ xả súng trước khi nã đạn tiêu diệt y, giải cứu 30 người đang trốn ở nhà vệ sinh của hộp đêm. Một người đứng gần hiện trường đã quay lại giây phút 9 sĩ quan cảnh sát dũng cảm bắn chết kẻ tấn công hung hãn. Một sĩ quan đấu súng với Mateen bị bắn trúng nhưng bị thương không quá nghiêm trọng bởi viên đạn găm vào chiếc mũ bảo hộ chuyên dụng.

Dễ dàng qua mặt FBI và thoải mái mua vũ khí

Năm 2013, Mateen có những lời lẽ lăng mạ các đồng nghiệp tại công ty bảo vệ G4S và tuyên bố rằng, mình có "mối liên hệ với khủng bố".

Một số khác miêu tả: Mateen có xu hướng cực đoan, phân biệt sắc tộc, giới tính, "luôn miệng nói về chuyện giết người", theo New York Times. Các đặc vụ FBI đã lấy lời khai nhân chứng, xem video giám sát và kiểm tra hồ sơ của Mateen, nhưng không phát hiện điều bất thường. FBI cũng đã thẩm vấn Mateen nhưng nhà chức trách không tìm thấy điều gì đáng ngờ, đặc vụ Ronald Hopper, người phát ngôn của FBI, cho hay.

Đến năm 2014, FBI tiếp tục thẩm vấn Mateen sau khi nhận thấy hắn ta có liên hệ với Moner Abu Salha, một công dân Mỹ đã tham gia một vụ đánh bom tự sát cho phiến quân IS vào năm 2014. Tuy nhiên, họ cho rằng mối liên hệ này là lỏng lẻo, không tạo thành nguy cơ đe dọa vào thời điểm đó.

Theo Hopper, vì các đặc vụ đóng hồ sơ của Mateen sau hai lần thẩm vấn mà không thu được kết quả gì, nên người đàn ông 29 tuổi này mới có thể tiếp tục mua vũ khí để phục vụ cho âm mưu của mình.

Nhờ công việc bảo vệ, Mateen được phép mua súng, và hắn ta đã sắm một khẩu súng trường tấn công AR-15 cùng một khẩu súng ngắn trong những ngày gần đây để sử dụng cho cuộc bắn giết đẫm máu. "Hắn ta không thuộc diện bị cấm, nên có thể đàng hoàng đi vào hiệu bán súng. Cả hai khẩu súng đều được hắn ta mua trong tuần trước khi tiến hành vụ thảm sát", một đại diện Cục Kiểm soát Rượu, Thuốc lá và Súng của Mỹ cho biết.

Ông Seddique Mateen, một người Afghanistan nhập cư vào Mỹ, là cha đẻ của nghi phạm Omar Mateen. Ông này cũng là người dẫn  chương trình Durand Jirge trên kênh Payam-e-Afghan, phát sóng từ California, Mỹ. Seddique từng lên tiếng ca ngợi và tỏ lòng biết ơn phiến quân Taliban, đồng thời lên án Chính phủ Pakistan. Tuy nhiên, cảnh sát Mỹ xác định ông Seddique chưa từng có bất cứ tiền án tiền sự nào, ngoài một lỗi đậu xe trái phép cách đây vài năm.

Khi FBI cho rằng, Mateen có thể đã "ngả về phía chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan", và điều tra vụ xả súng như một hành động khủng bố, ông Seddique cho rằng con trai mình không hề liên quan đến tôn giáo cực đoan. Ông nói rằng, Mateen đã rất giận dữ khi nhìn thấy hai người đàn ông hôn nhau ở Miami cách đây vài tháng.

Đài phát thanh Amaq của IS tuyên bố, vụ tấn công là do một chiến binh của IS thực hiện. Trước khi xả súng, Mateen còn gọi cho số điện thoại khẩn cấp 911, thề trung thành với thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi, đồng thời nhắc đến kẻ đánh bom giải  chạy  marathon  Boston hồi năm 2013 và bị kết án tử hình năm ngoái.

Omar Mateen, thủ phạm xả súng tại hộp đêm ở Orlando.

Theo Hãng tin AFP, bản phát thanh, nói rằng vụ tấn công ở hộp đêm Pulse được thực hiện bởi "một trong những chiến binh của Caliphate". Caliphate là thể chế Hồi giáo do một lãnh tụ tôn giáo tối cao được gọi với cái tên "người kế tục" nhà tiên tri Mohammed lãnh đạo.

"Đấng tối cao đã cho phép Omar Mateen, một trong những chiến binh của Caliphate ở Mỹ, tiến hành vụ tấn công nhằm vào cuộc tụ họp của những kẻ thập tự chinh trong một câu lạc bộ đêm ở Orlando, Florida, giết chết và làm bị thương hơn 100 người".

Việc IS trước đây từng sát hại dã man một người đồng tính khi ném người đàn ông này từ sân thượng của một tòa nhà khiến người ta dễ liên tưởng đến IS là thế lực đứng sau chỉ đạo vụ thảm sát đẫm máu này. Tuy nhiên "chúng tôi không phát hiện dấu hiệu cho thấy đây là một âm mưu được chỉ đạo trực tiếp từ ngoài nước Mỹ hay anh ta là thành viên của bất kỳ mạng lưới nào", Giám đốc FBI James Comey nói.

Theo FBI, bước đầu có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy Mateen đã bị cực đoan hóa thông qua Internet và được truyền cảm hứng để hành động từ các tổ chức khủng bố nước ngoài. Một phát ngôn viên Bộ Nội vụ Arab Saudi tiết lộ Mateen từng đến quốc gia này hai lần vào năm 2011 và 2012 trong chuyến hành hương tới thánh địa Mecca.

Giới chức Mỹ và Arab Saudi không rõ Mateen đã gặp ai trong hai chuyến đi nói trên và liệu chúng có mối liên hệ với vụ thảm sát ở câu lạc bộ đồng tính hay không. Tờ Wall Street Journal dẫn lời hai quan chức Mỹ cho biết: Mateen từng nhắm mục tiêu vào công viên giải trí Disney World, đây là một trong những địa điểm mà Mateen đến khi tìm kiếm các mục tiêu tấn công.

V.N. - M.Q. (tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文