Thủ tướng Theresa May và “lưỡi dao” Brexit

11:12 26/03/2018
Ngày 19-3-2018, Liên minh châu Âu và Anh đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng về giai đoạn hậu Brexit. Tuy nhiên, một số vấn đề quan trọng chỉ tạm hoãn chứ chưa được thỏa thuận dứt khoát. Khi đối mặt với các nhà thương thuyết châu Âu, Thủ tướng Anh Theresa May đã không nhận được sự ủng hộ của nghị sỹ ở London.

Những thỏa thuận bước ngoặt

Cuộc đàm phán giữa EU và Anh ngày 19-3 đã đạt được một số thỏa thuận quan trọng mà một số tờ báo chí phương Tây coi đó là “bước ngoặt”.

Cụ thể là thời gian chuyển tiếp, tức là “thời gian Anh tập sự việc rời EU”, sẽ kéo dài 2 năm (từ tháng 3-2019 đến tháng 12-2020). Thứ hai, Anh được giữ mọi quyền lợi trong khối thị trường chung trong thời gian này. Thứ ba, công dân châu Âu đến Vương quốc Anh trong giai đoạn chuyển tiếp cũng sẽ được hưởng những quyền lợi giống như những người đến trước thời điểm Brexit.

Cuối cùng, vấn đề đường biên giới Anh - Bắc Ireland cũng đạt được một thỏa thuận tạm thời. Sở dĩ nói là tạm thời vì hiện tại không có giải pháp cụ thể nào cho vấn đề này. Sau thời gian đầu dứt khoát bác bỏ, Thủ tướng Theresa May ngày 19-3 cuối cùng phải chấp nhận rằng, vì không có giải pháp để tránh tái lập “đường biên giới cụ thể” giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland (thuộc Anh), nên London đành theo giải pháp do Bruxelles đề xuất, có nghĩa là thành lập một không gian có quy định rõ ràng, bao gồm 27 nước Liên minh châu Âu và Bắc Ireland.

Đối với nhiều người Anh, trước tiên là những người ủng hộ Brexit, việc chuyển dịch trên thực tế đường biên giới trên biển Ireland là điều không thể chấp nhận được và nếu Thủ tướng Theresa May nhượng bộ, thì đó là một vụ tự sát chính trị. Vì vậy, Lodon sẽ tìm cách đưa ra một giải pháp khác trong những tháng tới đây, cho dù nhiều người thực sự nghi ngờ về khả năng chính phủ giải quyết được vấn đề mà họ cho là nan giải.

Theo các nhà quan sát, vấn đề biên giới giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland sẽ còn gây đau đầu không chỉ cho nước Anh mà còn cả cho EU trong quá trình đàm phán Brexit.

Gian nan phía trước

Việc bà May đạt được thỏa thuận với EU ngày 19-3 đã vấp phải sự phản đối từ ngay trong chính đảng của mình. Trong một bức thư gửi lên Thủ tướng May ngày 21-3, 13 nghị sỹ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền đã lên án dự thảo thỏa thuận về giai đoạn chuyển tiếp mà Chính phủ Anh vừa đạt được với EU.

Các nghị sỹ cho rằng thỏa thuận chuyển tiếp hiện tại sẽ không thể nhận được sự ủng hộ của Hạ viện, nếu Anh vẫn phải tuân thủ Chính sách Thủy sản chung (CFP) của EU thêm gần 2 năm sau Brexit, trong khi lại không có tiếng nói gì về phân bổ sản lượng đánh bắt cá. Nhóm nghị sỹ này yêu cầu nước Anh phải rút khỏi CFP ngay sau khi Brexit có hiệu lực vào tháng 3-2019.

Theo thỏa thuận, trong giai đoạn chuyển tiếp, Anh không tham gia vào các tiến trình hoạch định chính sách của EU nhưng sẽ vẫn được hưởng quyền lợi như các thành viên khác.

Thủ tướng Anh Theresa May đang chịu nhiều sức ép không chỉ từ các nhà đàm phán EU mà cả các nghị sĩ Anh về vấn đề Brexit.

Còn một xung khắc nữa giữa Anh và EU trong quá trình đàm phán Brexit. Ngày 8-9, Ủy ban châu Âu đã khởi động thủ tục phạt vi phạm đòi Anh phải trả lại 2,7 tỉ Euro cho ngân sách châu Âu, vì đã gian dối để lọt vào thị trường chung các sản phẩm Trung Quốc có mức thuế cao hơn.

Ủy ban châu Âu đã gửi thư cảnh cáo cho London, đây là giai đoạn đầu tiên của thủ tục phạt vi phạm. Anh có 2 tháng để trả lời. Nếu không đồng ý với Anh, Ủy ban có thể chính thức đòi hỏi nộp phạt, và đưa ra Tòa án Công lý châu Âu (CJUE). Theo Ủy ban, cho dù Anh từ năm 2007 đã được thông báo về các rủi ro nếu gian dối khi nhập hàng dệt may và giày dép Trung Quốc, và được yêu cầu kiểm tra, nhưng vẫn để xảy ra gian lận.

Do vậy, Anh phải nhận hậu quả tài chính vì vi phạm các quy định của EU. Phát ngôn viên Thủ tướng Anh Theresa May chỉ trích “phương pháp không phù hợp” của EU trong việc định mức thuế, khẳng định “chúng tôi rất nghiêm túc đối với gian lận thuế quan, và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu”.

Brexit cũng đang đặt ra những vấn đề riêng cho EU và nước Anh. Các lãnh đạo châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh không chính thức ngày 23-2 tại Bruxelles đã phơi bày bất đồng trên vấn đề ngân sách sau năm 2020, khi Anh không còn ở trong EU. Châu Âu hiện đứng trước thử thách tài chính không nhỏ: một mặt phải tốn kém thêm cho vấn đề bảo vệ biên giới trong tình cảnh di dân, nhập cư hiện nay, và vấn đề quốc phòng, mặt khác Anh rời khỏi EU, châu Âu mất một khoản đóng góp hơn 10 tỉ euro mỗi năm.

Để EU tìm được tiếng nói chung, ngày 16-3, Thủ tướng Đức có cuộc hội kiến Tổng thống Pháp tại Điện Elysée. Cùng với cuộc hội kiến Macron - Merkel, Bộ trưởng Tài chính của Pháp và Đức cũng có buổi làm việc để bàn về các vấn đề cụ thể, như khu vực đồng euro, thống nhất chế độ thuế, thuế nhắm vào các tập đoàn kỹ thuật số, hay kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chiến lược.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo châu Âu cũng bắn tiếng với lãnh đạo Pháp - Đức là họ không muốn bị gạt sang lề. Thủ tướng Hà Lan tái khẳng định sẵn sàng có quan điểm ngược lại với các đề xuất của Paris và Berlin, cụ thể như về ngân sách chung của khối euro, hay việc tăng đóng góp cho ngân sách của EU.

Với nước Anh, Bộ Ngoại giao nước này ngày 21-3 cho biết sẽ bổ sung 250 nhà ngoại giao cho các vai trò mới ở nước ngoài trong vòng 2 năm tới, tăng gần 15% số lượng các đại diện ngoại giao Anh ở nước ngoài, trong bối cảnh chính phủ đang tìm kiếm các thỏa thuận thương mại mới sau khi Anh rời khỏi EU.

Đan Kô (tổng hợp)

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文