Tìm thấy kho báu dưới hồ Baikal

08:45 21/09/2010
Truyền thuyết kể rằng cách đây gần 1 thế kỷ có một đoàn xe lửa chở số vàng khoảng 1.600 tấn bị trật đường ray và rơi xuống đáy một hồ tại Siberia. Nhóm lính Bạch vệ cố tìm cách băng qua hồ Baikal bằng loại ôtô ray trong tình trạng mặt nước đóng băng vào mùa đông. Nhưng trọng lượng của đoàn xe ôtô ray đã khiến cho mặt băng vỡ, số vàng khổng lồ cũng chìm xuống đáy hồ cùng với những chiếc xe chở chúng.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng quân Bạch vệ trên đường rút lui bằng đường bộ và khi xe ngựa đi qua bề mặt hồ Baikal đóng băng đã bị chết cóng, vì nhiệt độ hạ xuống đến -60oC vào mùa đông năm 1919-1920. Khi những tia nắng mùa xuân bắt đầu xuất hiện, những cái xác chết cóng ấy cùng với những gùi vàng Hoàng gia Nga đã chìm xuống tận đáy hồ này.

Năm ngoái, xác vụn của một chiếc tàu và những hộp đạn đã được tìm thấy trong hồ. Tuần này, các nhà nghiên cứu trong khi khảo sát độ sâu lòng hồ bằng tàu ngầm có thể đã tìm thấy số vàng đã mất của Hoàng gia Nga.

Lúc nhà nghiên cứu Bair Tsyrenov chầm chậm lái chiếc tàu ngầm Mir lên một dốc bên dưới hồ nước, đèn pha của chiếc tàu vô tình chạm phải thứ ánh sáng nhấp nháy màu vàng, ở độ sâu 400 mét dưới mặt hồ Baikal.

Thoạt đầu, thủy thủ đoàn 3 người trên tàu cứ nghĩ đó là những dầm thép trông giống như những đường ray nổi. Sau đó họ chợt nhận ra chúng là những thanh kim loại có sự phản chiếu màu vàng đặc biệt, theo lời nhà nghiên cứu Tsyrenov của Quỹ Bảo vệ hồ Baikal.

Phát hiện mới này là một sự kiện hy hữu. Suốt 2 năm qua, 2 chiếc tàu ngầm nghiên cứu Mir - thường xuyên hoạt động ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - bắt đầu sứ mệnh khảo sát tại hồ Baikal của Siberia, nơi có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới (20%). Hai chiếc tàu ngầm mini Mir này từng chụp ảnh và cho thế giới xem những bức ảnh dưới nước đầu tiên của con tàu yểu mệnh Titanic.

Chiếc tàu ngầm Mir trước giờ hạ thủy.

Chuyến du hành của tàu Mir đến hồ Baikal thực sự đã kết thúc sứ mệnh đo độ sâu đáy hồ, nếu như không có sự kiện kỳ diệu hôm ấy... Nó trở thành chứng nhân lịch sử đầu tiên nhìn thấy kho vàng của những vị Sa hoàng cuối cùng của nước Nga. Số vàng khổng lồ này đã mất tích hơn 90 năm qua, và theo truyền thuyết, chúng được "cất bên dưới thủy cung" của một hồ thuộc Siberia.

Các nhà báo và chuyên gia Nga tin rằng, những phát hiện mới đây có thể liên quan đến một phần kho vàng bị Đô đốc Aleksandr Kolchak lấy đi vì số vàng lớn này không còn trong kho kể từ khi xảy ra cuộc nội chiến Nga. Trong một cuộc tấn công lớn vào năm 1919, Kolchak chỉ huy đội Bạch vệ vượt qua dãy núi Ural, tiến chiếm Kazan - một thành phố phía đông Moskva, và kiểm soát phần lớn nguồn dự trữ vàng của nước Nga.

Lo sợ quân đội Đức có thể nhúng tay vào chuyện quốc sự trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Sa hoàng Nicholas II ra lệnh chuyển 500 tấn vàng từ St. Petersburg về Kazan. Nghe nói đội Bạch vệ cần đến 400 chiếc ôtô ray để chuyển hết số vàng trị giá khoảng 650 triệu rúp đó đi. Sau đó không bao lâu, chế độ quân sự độc tài của Đô đốc Kolchak trong khu vực bị sụp đổ. Kolchak bị quân đội Xôviết xử bắn vào tháng 1/1920.

Hồ Baikal là một trong những hồ sâu và lâu đời nhất thế giới.

Tờ Moscow News, với tít lớn "Vàng đã mất của Bạch vệ tìm thấy tại Baikal", cho biết các nhà thám hiểm dự tính dùng cánh tay máy của tàu ngầm để gắp các vật thể sáng chói đó nhưng thất bại, vì lớp sa khoáng của lòng hồ có vẻ không ổn định. Các nhà nghiên cứu đánh dấu kỹ vị trí kho vàng và lên kế hoạch để, nếu có thể, sẽ đem mẫu vàng lên bờ để kiểm tra.

Năm 2009, bà Inna Kyrlova - nhà nghiên cứu, Phó giám đốc Quỹ Bảo vệ hồ Baikal (một trong những cơ quan tài trợ nghiên cứu), thừa nhận rằng, 2 chiếc Mir đang khảo sát một số chỗ có liên quan đến số vàng bị thất lạc của Bạch vệ. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh, ưu tiên của sứ mệnh là khảo sát thực - động vật và sinh thái của vùng hồ Baikal, đồng thời giám sát các điều kiện tồn sinh hiện hành trong hồ

L.Đ. (tổng hợp)

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文