Tin “gió mùa đông bắc” tại châu Âu

14:33 07/03/2018
Giữa lúc cả lục địa châu Âu đang chìm trong cái lạnh sâu của mùa đông khác thường, tập đoàn khí đốt của Nga Gazprom tuyên bố cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine. Châu Âu, nơi nhập khẩu đến 1/3 lượng khí đốt từ Nga qua ngả Ukraine, đang lo sợ tái diễn mùa đông lạnh cóng như hồi năm 2009 vì thiếu khí đốt sưởi ấm của Nga.

Không phải vô cớ

Ngày 1-3, Gazprom, tập đoàn khí đốt lớn của Nga, thông báo cắt nguồn cung cấp khí thiên nhiên cho Ukraine với lý do một thỏa thuận bổ sung trong hợp đồng mua bán khí đốt hiện tại giữa tập đoàn này và nhà điều hành khí đốt Naftogaz (Ukraine) chưa được hoàn tất.

Phát biểu với báo giới tại Moskva ngày 1-3, Phó Giám đốc điều hành Gazprom Alexander Medvedev nêu rõ: “Hiển nhiên sẽ không có việc cung cấp khí đốt cho Naftogaz của Ukraine từ ngày 1-3”. Ông còn nói thêm tập đoàn này đã hoàn lại khoản tiền mà Naftogaz đã trả trước cho đơn hàng tháng 3-2018.

Trong tuyên bố ngày 2-3, Tổng Giám đốc Gazprom Alexei Miller nhấn mạnh tập đoàn này “buộc phải đệ đơn ngay lên Tòa Trọng tài Stockholm (Thụy Sĩ) đề nghị xem xét tiến trình cắt đứt hợp đồng với tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukaine liên quan việc vận chuyển và cung cấp khí đốt”.

Không phải tự dưng Gazprom kiếm cớ gây sự với Naftogaz. Số là ngày 28-2, Tòa trọng tài Stockholm yêu cầu Gazprom trả 2,56 tỷ USD cho Naftogaz do không giao số lượng khí đốt theo thỏa thuận. Vụ kiện diễn ra từ năm 2014 sau khi diễn ra cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine liên quan tới vấn đề Crimea.

Việc Nga ngưng cung cấp khí đốt sang Ukraine ngày 1-3-2018 đã ngay lập tức khiến nước này bị ảnh hưởng. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Igor Nasalyk ngày 1-3 đã kêu gọi các trường mầm non, trường trung học và đại học tạm thời đóng cửa; hối thúc các công ty tại nước này điều chỉnh các hoạt động để tiết kiệm khí đốt.

Băng tuyết phủ dày trên các đường ống tại một trạm trung chuyển khí đốt gần Kiev.

Trong khi đó, các công ty điện lực nhận được chỉ thị chuyển sang sử dụng dầu ở những nơi có thể. Biện pháp này đã giúp Ukraine chỉ trong 3 ngày giảm được 14% tiêu thụ khí đốt. Tuy nhiên, các tranh chấp đang gây lo ngại thực sự cho Ukraine. Naftogaz đã khẩn cấp ký hợp đồng với một nhà cung cấp khí đốt của Ba Lan để bảo đảm việc cấp khí đốt cho đến hết tháng 3-2018. Nhiều ý kiến chỉ trích Naftogaz đã thiếu chuẩn bị để đối phó với cuộc khủng hoảng này.

EU lo ngại

Cùng lúc đó, dòng khí đốt Nga vẫn liên tục đổ về Liên minh châu Âu và không bị gián đoạn. Tuy nhiên, ngày 2-3, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu phụ trách năng lượng Maros Sefcovic đã bày tỏ lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra đối với việc vận chuyển khí đốt từ Nga sang EU sau khi xảy ra xung đột mới giữa Ukraine và Nga.

EU hiện nhập khẩu đến 1/3 nhu cầu khí đốt từ Nga, mặc dù thời gian qua châu lục này đã cố gắng giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Trong năm qua, Mỹ đã tăng nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có 6% lượng nhập khẩu khí đốt của châu Âu là tới từ Mỹ. Các lô hàng của Mỹ đắt hơn 50% so với giá tham khảo của châu Âu. Bởi thiếu năng lực cạnh tranh nên Mỹ đã tìm nhiều cách để áp chế các khả năng Nga cấp năng lượng sang EU.

Sự phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga ở châu Âu vẫn rất lớn. Ở Italy, khí đốt Nga chiếm 37% lượng nhập khẩu. Ở Đức tỉ lệ này ít hơn một chút, khoảng 28%. Nếu đột ngột bị cắt nguồn năng lượng từ Nga, Italy sẽ chỉ tự lực được trong 15 ngày. Trong khi Đức có thể tồn tại lâu hơn 1 tuần.

Các nước khác ở châu Âu thậm chí còn phụ thuộc vào khí đốt Nga hơn cả Italy và Đức, và chỉ có thể tồn tại thậm chí ít hơn mức 2 tuần của Italy. Sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu của Slovenia, Hy Lạp và Hungary ở mức từ 41-45%. Không có khí đốt của Nga, họ sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu nghiêm trọng sau khoảng 10 ngày.

Đặc biệt là Cộng hòa Séc, Slovakia, Phần Lan, Lithuania, Latvia, Estonia gần như phụ thuộc 100% vào khí đốt Nga. Theo Ivan Karyakin, chuyên gia phân tích đầu tư của Global FX, trong vụ tranh chấp mới giữa Ukraine và Nga, chắc chắn EU sẽ gây sức ép tối đa để Kiev không tìm cách lấy nguồn khí đốt mà Nga chuyển sang EU qua lãnh thổ Ukraine như những gì xảy ra hồi năm 2009.

Ông Karyakin cho rằng vụ lùm xùm hiện nay giữa Nga và Ukraine có lẽ là vụ sau cùng vì sau sự cố năm 2009, cả Nga và EU đều muốn xây dựng các đường ống dẫn khí khác từ Nga sang EU tránh đi qua lãnh thổ Ukraine.

Hiện Nga đang xây dựng 2 đường ống dẫn khí là Nord Stream 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ để vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu. Dự án Nord Stream 2 gồm 2 đường ống dẫn dầu khí nối Nga sang Đức qua biển Baltic. Tổng công suất của 2 đường ống là 55 tỷ mét khối mỗi năm. Dự án phải được hoàn thành trước cuối năm 2019. Chi phí cho dự án ước tính khoảng 9,5 tỷ Euro.

Vào tháng 4-2017, các công ty năng lượng của châu Âu như Engie, OMV, Shell, Uniper và Wintershall đã đạt được thỏa thuận với Gazprom về việc tài trợ cho dự án Nord Stream 2. Theo thỏa thuận, các đối tác châu Âu sẽ đầu tư 50% tổng chi phí dự án.

Dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ mở những tuyến đường ống mới giúp đưa nguồn nhiên liệu khí đốt từ Nga vượt qua Biển Đen, cung cấp tới Thổ Nhĩ Kỳ và từ đó vận chuyển tới các quốc gia phương Tây. Hệ thống này được chia thành 2 nhánh. Nhánh thứ nhất dành cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Nhánh thứ hai được thiết kế để xuất khẩu khí đốt cho các nước Nam Âu và Đông Nam Âu.

Nhánh thứ nhất của Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu được lắp đặt vào nửa cuối năm 2017. Toàn bộ hệ thống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ được đưa vào vận hành trước 31-12-2019.

Châu Âu đang trải qua một đợt rét khủng khiếp. Trong đêm 28-2, nhiệt độ xuống đến -21°C tại vùng núi Croatia và Bosnia, -20°C ở Lübeck (bắc Đức), thậm chí đến -31°C tại Glattalp, vùng núi cao ở Thụy Sĩ. Còn tại Pháp, đây là đêm giá lạnh nhất trong mùa đông năm nay tại miền đông bắc, với nhiệt độ -12°C ở Metz.

Đợt rét này từ Xibêri tràn qua toàn châu Âu đã làm cho gần 50 người chết, trong đó có nhiều người vô gia cư. Trên khắp châu Âu, tuyết và băng giá cũng đã gây rối loạn tại các tuyến giao thông.

M.T. (tổng hợp)

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Sáng 27/4, 2 đám cháy rừng tại khoảnh 8 và khoảnh 9, Tiểu khu 18B thuộc lâm phần rừng Phòng hộ núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) và tại khu vực Kẹt Càng Đước trên núi Cô Tô (ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) cơ bản đã được kiểm soát, khống chế.

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文