“Tình báo nghe” trong cuộc chiến chống khủng bố của châu Âu

08:37 28/09/2005

Trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, việc nghe lén điện thoại hoặc cài máy nghe trộm, còn gọi là "tình báo nghe", là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các âm mưu khủng bố từ trong trứng. Thế nhưng, bên cạnh những thành công, "tình báo nghe" cũng gặp phải một số thách thức đáng kể, và việc khắc phục chúng đòi hỏi thời gian.

Đối với bộ phận tình báo nghe và phiên dịch tiếng Arập thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Nó quyết định độ chính xác và sự thành bại trong công tác phòng chống khủng bố qua hệ thống thông tin liên lạc. Ngoài khả năng biết tiếng Arập, các điệp viên phiên dịch nghe này phải là những người am hiểu tập quán văn hóa, lối sống và tư tưởng của các phần tử nghi khủng bố, thậm chí cả những kiến thức sâu sắc về lịch sử các quốc gia Arập, để có thể hiểu được nội dung thông tin được mã hóa của bọn khủng bố.

Do không rành hoặc thậm chí không biết chữ Arập nào, nên lực lượng cảnh sát châu Âu hầu như chỉ trông cậy vào các chuyên viên nghe và phiên dịch tiếng Arập. Và họ phải tin tưởng hoàn toàn các phiên dịch viên. Bởi lẽ nhiều khi nghi can khủng bố còn táo tợn cãi bừa trước tòa và chối phăng giọng nói trong băng ghi âm là của y. Và trong trường hợp này thì chỉ có sự am hiểu tập quán văn hóa và trình độ thuyết phục cao của các phiên dịch viên tình báo mới giúp thu phục được tên khủng bố.

Thực tế đã có nhiều trường hợp truy bắt nghi can khủng bố thành công nhờ vào sự giúp sức của các điệp viên nghe, như vụ bắt giữ 2 nghi can khủng bố Arập tên Ibrahim Mohamed K. và Yasser Abu S. ở Đức hồi đầu năm 2005; vụ cảnh sát Italia bắt nghi can vụ đánh bom Madrid Rabei Osman Sayed Ahmed ở Milan cuối năm 2004; và vụ cảnh sát Pháp ngăn chặn thành công tên khủng bố “bom giày” trên chuyến bay Paris - Los Angeles là những ví dụ tiêu biểu. Ngoài ra, việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan cảnh sát, an ninh với tình báo nghe cũng hết sức quan trọng bởi cuộc chiến chống khủng bố ngày nay đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các cơ quan liên quan.

Chiến dịch tuyển mộ nhân sự người Arập của các cơ quan tình báo Mỹ (CIA, FBI) và Anh (MI-5, MI-6) trong thời gian gần đây cho thấy, nhân sự phục vụ cho bộ phận tình báo nghe tiếng Arập đang thiếu trầm trọng vì tình hình cuộc chiến chống khủng bố ngày càng căng thẳng, phức tạp do bọn khủng bố ngày càng khôn ngoan và tinh vi hơn, đối tượng khó phân loại hơn. Giá trị và tầm quan trọng của các phiên dịch nghe tin tức tình báo cũng vì thế mà tăng lên.

Tuy nhiên, sự quá tải công việc đang đặt ra vấn đề khó khăn lớn cho các cơ quan tình báo. Chẳng hạn, các vụ đánh bom ở Madrid năm 2004 và London tháng 7/3005 cho thấy khối lượng công việc của các điệp viên nghe quá lớn. Hệ quả tất yếu là công việc của các điệp viên nghe này đang quá tải, áp lực công việc vì thế ngày càng đè nặng khiến một số người không chịu nổi đã phải bỏ ngang công việc. Đó là chưa kể công tác phiên dịch cũng không tránh khỏi những trường hợp “dịch phản” - tức những sai sót đáng tiếc về mặt ngôn ngữ.

Đã có một số trường hợp chính các điệp viên nghe bị cơ quan mình bắt giam vì bị quy kết “thông đồng” với bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan do nội dung phiên dịch bị sai lệch dẫn đến thất bại của chiến dịch vây bắt khủng bố. Ngay cả những người vì không chịu nổi áp lực công việc nên xin nghỉ chuyển sang làm việc khác và bị cơ quan cũ bắt vì nghi là “điệp viên 2 mang” cho khủng bố.

Một yếu tố khiến cho những người này dễ bị nghi ngờ là do gốc gác Arập của họ, và các cơ quan tình báo, an ninh chống khủng bố phương Tây chưa bao giờ thật sự tin tưởng các điệp viên người Arập. Đây quả là bi kịch mặt trái của nghề thầm lặng và vất vả của những điệp viên nghe tiếng Arập.

Những khó khăn nêu trên đã khiến cho đôi khi các cơ quan tình báo Mỹ và châu Âu phải cầu viện đến cả các cơ quan tình báo các nước Arập, đặc biệt là Ai Cập, Maroc, và Jordanie, để trợ giúp cho công tác dò tìm khủng bố qua hệ thống truyền thông thông tin.

Do những bất đồng về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ... có thể phải mất đến nhiều thế hệ nữa châu Âu mới đào tạo được đội ngũ đông đủ điệp viên nghe tiếng Arập vừa giỏi vừa đáng tin cậy phục vụ công tác an ninh chống khủng bố

Nguyên Khang (Tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文