Trung Đông: Ga hòa bình còn xa

07:49 19/08/2005

Đã từ hơn một thập niên qua, cuối đường hầm của tiến trình hòa bình Trung Đông luôn le lói một tia sáng nào đó. Thế nhưng, để tới được nơi quầng sáng ấy bùng lên còn cả một "dặm đường thiên lý" không rõ bao giờ mới kết thúc. Đó chính là bi kịch lớn cho các cư dân sống ở khu vực này.

Các chiến dịch quân sự nhiều khi chỉ là sự nối dài của chính trị, khi không còn cách giải quyết nào khác cho các vấn đề nan giải. Và chính vì thế nên không phải bất cứ một vị tướng nào cũng muốn phát động các đợt hành binh. Thủ tướng Israel, Ariel Sharon, một vị tướng khét tiếng trên chiến trường Trung Đông trước kia, nay đã trở thành chính trị gia đưa ra một giải pháp hòa bình cương quyết nhằm mục đích hạ nhiệt độ quân sự ở khu vực này. Từ ngày 15/8 đã bắt đầu quá trình Israel rút khỏi vùng lãnh thổ Palestine - kể từ khi người Do Thái phát động cuộc chiến tranh 6 ngày tháng 6/1967 và dai dẳng tồn tại tới hôm nay, đây là lần đầu Tel Aviv bày tỏ thiện chí hướng tới hòa bình một cách nhỡn tiền như vậy.

Kế hoạch "đổi đất lấy hòa bình" đã được Israel thực hiện trong thực tế. 48 giờ tự nguyện di dời đối với các cư dân Do Thái ở dải Gaza đã kết thúc ngày 17/8 và quân đội Israel đã bắt tay vào những chiến dịch cưỡng chế đồng bào mình ở vùng đất này nhằm buộc họ thực hiện đúng những gì mà Thủ tướng Sharon đã cam kết.

Theo kế hoạch, việc di dời sẽ được hoàn tất trong vòng từ 3 tới 4 tuần. Tiếp theo, tới đầu tháng 9, quân đội Israel sẽ sơ tán 4 khu định cư khác của người Do Thái, biệt lập ở miền Bắc khu bờ Tây sông Jordan. Trong tuần thứ hai của tháng 9, binh lính Israel sẽ san bằng các căn nhà trống và các đền thờ của các khu định cư mà người Do Thái đã rời bỏ ở dải Gaza và chính họ cũng sẽ rút khỏi khu vực này.

Các lực lượng an ninh Palestine sẽ chính thức tiếp nhận quyền kiểm soát vùng lãnh thổ mà người Do Thái để lại từ cuối tháng 9 tới... Dự kiến, Israel sẽ hoàn tất chiến dịch di dời trước ngày 3/10, ngày Tết Rosh ha-Shana của người Do Thái.

 Những người chứng kiến mọi sự diễn ra trong thực tế đều công nhận rằng, lần này quả thực ban lãnh đạo đương nhiệm của quốc gia Do Thái mong muốn hòa bình thực sự. Hầu như chưa có cuộc gây rối nào xảy ra từ phía các cư dân Do Thái. Sau mấy thập niên liền cố gắng sử dụng bạo lực để trấn áp phong trào đấu tranh cho quyền tự quyết của người Palestine, tới nay Israel đã hiểu ra rằng, đó là việc "rắn" lắm, cần phải "buông" thôi. Chính quyền Israel không coi đó là "phần thưởng cho bọn khủng bố" như một số thế lực cực hữu Do Thái rêu rao, mà chỉ muốn diễn tả hành động này như một giải pháp tình thế cần thiết trong một hoàn cảnh có nhiều bó buộc.

Đồng thời với việc ra lệnh giải tỏa các khu định cư ở dải Gaza, Thủ tướng Israel cũng bật đèn xanh cho phép mở rộng trại định cư Maale Adoumin để nối liền với phần Đông Jerusalem, hạn chế khát vọng xây dựng thủ đô tương lai của người Palestine ở đây. Và ông Sharon đang hy vọng rằng, không nên tiếc những miếng thịt to quá miệng mình và những dự tính đầy lạc quan của ông sẽ không vấp phải trở ngại gì đáng kể từ phía các cư dân Do Thái, mặc dù mới đây đã xảy ra không chỉ một sự việc bi thương.

Cho tới ngày 17/8 vẫn còn hàng trăm người Do Thái định cư ở dải Gaza, phần nhiều là những người lớn tuổi, vẫn bám trụ tại nơi ở cũ. Thậm chí đã có một phụ nữ Do Thái tự thiêu để phản đối.

Tất nhiên, Israel không phải vì việc này mà bị thua thiệt. Theo lời của chính ông Sharon, việc rút khỏi dải Gaza sẽ giúp quốc gia Do Thái vừa thoát khỏi bế tắc trong "lộ trình hòa bình", vừa củng cố hơn việc kiểm soát khu bờ Tây sông Jordan, nơi có tới 2500 công dân Do Thái đang sinh sống. Thêm vào đó, nếu dải Gaza yên ổn thì Israel sẽ có thêm cơ hội để kiểm soát phần Đông Jerusalem. Đó thực chất là việc thả "con săn sắt" với mong muốn sẽ bắt được "con cá rô".

Tuy nhiên, vấn đề tồn tại là việc Israel rút  khỏi dải Gaza không mặc nhiên mang lại cuộc đổi đời căn bản cho các cư dân Palestine ở đây. Và cũng chưa có gì đảm bảo là các lực lượng cực đoan vũ trang của người Palestine sẽ thỏa mãn với những nhượng bộ mới của Israel. Những "ân oán giang hồ" thâm căn cố đế giữa hai cộng đồng dân tộc cho tới hôm nay vẫn âm thầm hay công khai rỉ máu. Vụ ba người Palestine vừa bị binh lính Israel sát hại với cái cớ ngăn cản chiến dịch cưỡng chế người Do Thái ra khỏi dải Gaza vẫn đang làm dấy lên những lời tuyên bố nóng bỏng từ phía các thủ lĩnh Hamas luôn luôn cổ suý cho tinh thần không đội trời chung với quốc gia Do Thái.

Đã từ hơn một thập niên qua, cuối đường hầm của tiến trình hòa bình Trung Đông luôn le lói một tia sáng nào đó. Thế nhưng, để tới được nơi quầng sáng ấy bùng lên còn cả một "dặm đường thiên lý" không rõ bao giờ mới kết thúc. Đó chính là bi kịch lớn cho các cư dân sống ở khu vực này

Lưu Hùng Văn

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文