Trừng phạt Nga, châu Âu khó mà "tát nước theo mưa"

15:00 06/02/2015
Lãnh đạo EU đã chỉ thị cho ngoại trưởng các nước thành viên có "hành động thích đáng" đối với Nga sau khi xảy ra các vụ giao tranh ác liệt giữa lực lượng đòi độc lập và quân đội Chính phủ Ukraina quanh thành phố cảng Mariupol ở miền Đông Ukraina.

Trong tuyên bố chung ngày 28/1 vừa qua, EU nêu rõ: Trong bối cảnh tình hình an ninh ngày một xấu đi, chúng tôi đề nghị Hội đồng Đối ngoại EU đánh giá tình hình và xem xét thực hiện bất cứ hành động thích hợp nào, đặc biệt là các biện pháp hạn chế bổ sung.

Mặc dù các biện pháp trừng phạt kinh tế bổ sung không được thông qua tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU, Ủy ban châu Âu (EC) tuyên bố sẽ xem xét các biện pháp tiếp theo để lãnh đạo EU đưa ra quyết định cuối cùng tại Hội nghị Thượng đỉnh dự kiến diễn ra ở Brussels (Bỉ) vào ngày 12/2 tới.

Cũng giống như lần trước, Nga đã có những phản ứng tức thì phản đối quyết định của EU. Phó thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich, trước báo giới đã khẳng định rằng mọi biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina đều vô nghĩa và gây bất lợi cho bất kỳ quốc gia nào hành động như vậy. 

Không quá khó để người ta có thể nhận ra rằng, các biện pháp trừng phạt của châu Âu nhằm vào Nga có thể chỉ là "giơ cao đánh khẽ". Bởi lẽ trên thực tế nếu Nga gặp khó khăn, châu Âu cũng chẳng sung sướng gì. Fiona Hill - chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Brookings, cho rằng bất kể lệnh trừng phạt dù ở mức độ nào, phương Tây cũng chẳng khác gì Nga sẽ gánh thiệt hại kinh tế khá lớn.

Việc châu Âu gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga cũng đồng nghĩa với việc các tập đoàn kinh tế lớn của phương Tây như BP, Exxon, Chevron, Shell, Boeing và Siemens... sẽ không thể kinh doanh ở Nga. Theo ông Fiona Hill, khi chưa khẳng định được các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn sẽ khiến kinh tế Nga thiệt hại ở mức nào, các chính phủ phương Tây chắc chắn cũng không sẵn sàng hy sinh nhiều lợi ích quốc gia của mình như vậy cho Ukraina.

Hẳn chưa ai có thể quên, mới chỉ cách đây chưa đầy một năm, thời điểm Mỹ và châu Âu tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Crimea tiến hành cuộc trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga. Mỹ tuyên bố đóng băng tài sản và cấm visa của 7 quan chức Nga và 4 quan chức Ukraina, song trong đó có tới 3 người nằm trong "vòng tròn quyền lực" thân cận với Tổng thống Putin, đó là: Phó thủ tướng Dimitry Rogozin và hai cố vấn của Tổng thống - Vladislav Surkov và Sergey Glazyev. Trong khi đó, danh sách của EU tuy nhằm vào 21 đối tượng, song không có nhân vật chóp bu nào trong chính quyền Nga. Lý do giải thích cho sự dè dặt này của châu Âu là chia rẽ trong nội bộ khối, giữa một bên là những nước ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga và một bên là những nước phản đối. Phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo: Việc EU gia tăng các biện pháp hà khắc hơn có thể sẽ gây bất ổn thêm cho tình hình ở Nga, song lại đẩy cường quốc châu Âu vào tình trạng hỗn loạn.

Ông khẳng định: "Bất kỳ ai muốn đẩy Nga rơi vào tình trạng đảo lộn cả về kinh tế, chính trị, cũng có nghĩa là sẽ đẩy châu Âu đến một tương lai nguy hiểm hơn rất nhiều".

Theo ông Gabriel, nếu Nga gục ngã, điều đó sẽ không phục vụ gì cho lợi ích của Đức và khi mục tiêu của các bên chỉ là giúp giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina, việc buộc Nga phải khuất phục cũng chẳng có lợi gì. Hơn thế nữa, nếu Nga không còn là một đối tác trong việc giải quyết các cuộc xung đột, thì thế giới cũng đối mặt với những hậu quả khôn lường.

Sigmar Gabriel, Phó Thủ tướng Đức cảnh báo: Nếu nga gục ngã, Đức cũng chẳng được lợi gì.

Không chỉ Phó Thủ tướng Đức, cựu Thủ tướng Italia đồng thời là giáo sư về kinh tế, ông Romano Prodi, trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Messaggero (Italy) đã thẳng thắn rằng, nền kinh tế Nga suy yếu cũng không có lợi cho Italia.

Theo ông Prodi, cùng với các biện pháp trừng phạt được đưa ra liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraina, giá dầu mỏ thế giới sụt giảm mạnh khiến GDP của Nga giảm khoảng 5% mỗi năm và điều này có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Italy giảm tới 50%/năm. Đó là chưa tính tới việc đồng rúp của Nga giảm tới hơn 50% giá trị so với đồng USD trong những tháng qua đã làm sản lượng xuất khẩu từ châu Âu sang xứ sở Bạch dương suy giảm trầm trọng. 

Cùng quan điểm với các nhà lãnh đạo Đức và Italia, Tổng thống Áo Heinz Fischer từng tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn APA vào những ngày cuối cùng của năm 2014 rằng việc EU nhấp nhổm ý định tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga là bước đi "ngu ngốc và gây tổn hại" cho châu Âu.

Cho dù chưa thể khẳng định EU sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga theo hướng nào. Song, theo các nhà phân tích, các nhà lãnh đạo "cựu lục địa" sẽ không dễ dàng để thông qua các biện pháp này khi đảng Syriza - vừa giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử tại Hy Lạp tuyên bố không ủng hộ quan điểm của EU siết chặt trừng phạt Nga. Việc EU "phớt lờ" Hy Lạp, không tham vấn chính phủ nước này về tuyên bố chung chỉ trích Nga về cái gọi là "sự hỗ trợ ngày càng tăng cho lực lượng đòi độc lập tại miền Đông Ukraina", mở đường cho việc các ngoại trưởng EU thảo luận các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga khiến tân Thủ tướng Alexis Tsipras tuyên bố sẽ cân nhắc bỏ phiếu chống. Chủ trương xích lại gần Nga cũng là quan điểm của đảng Hy Lạp Độc lập (ANEL), đối tác trong liên minh cầm quyền của ông Tsipras.

Chủ tịch ANEL, tân Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Panos Kammenos, cũng đã nói về những "liên minh mới" và chi tiêu quân sự trong tương lai của Athens, điều khiến người ta nghĩ tới mối quan hệ với Nga.

Là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, EU và các công ty châu Âu cũng đang chịu tác động ngược từ các lệnh trừng phạt áp đặt đối với Nga. Vì vậy, để thuyết phục được cả 29 nước thành viên EU đồng ý nâng mức trừng phạt với Nga là cực kỳ khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn hiện nay của châu Âu.

Bảo Trân (tổng hợp)

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文