“Virus nợ” lây nhiễm khắp châu Âu

16:03 05/12/2011
Liên tiếp trong mấy ngày qua, báo chí tiếp tục đưa thông tin tiêu cực về cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, mặc dù khủng hoảng tại 2 quốc gia được xem là "yếu nhất", trầm trọng nhất đã tìm được hướng giải quyết.

Bây giờ, khủng hoảng nợ như virus lây nhiễm đã lan truyền từ nước này sang nước khác và đang đe dọa đến cả những nền kinh tế vốn được đánh giá là rất mạnh ở châu Âu. Người ta đang lo ngại liệu đồng euro khó sống được qua hết năm nay. Vậy các nước châu Âu phải làm gì để cứu lấy đồng tiền chung?

Niềm hân hoan với chính phủ mới mang theo quyết tâm thoát khỏi khủng hoảng nợ tại 2 quốc gia "con bệnh trầm trọng" Hy Lạp và Italia vừa đến, chưa kịp lắng xuống, thì nỗi lo của châu Âu về vận mệnh của  đồng euro lại trào lên với những tín hiệu xấu đến từ những nơi khác - thậm chí là những nơi từng được cho là an toàn.

Theo giới quan sát, cơn lan truyền của khủng hoảng bây giờ đã lan sang cả những nền kinh tế mạnh nhất khối, vì thế Liên minh châu Âu (EU) nên xem xét những biện pháp mạnh hơn nữa nếu không muốn nhìn thấy đồng tiền chung… cáo chung. George Mangus - chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng UBS, Thụy Sĩ, cảnh báo đang xuất hiện tâm trạng hoang mang đáng báo động nơi các nhà đầu tư - chủ nợ của các quốc gia - khi người ta không mấy tin tưởng vào các biện pháp chính trị để chữa khỏi căn bệnh khủng hoảng của khối. Tháng 11/2011 đã chứng kiến tình trạng khủng hoảng lây lan sang Bỉ, Pháp và thậm chí Hà Lan, Áo và Phần Lan, với hiện tượng nhà đầu tư bán tháo trái phiếu của các nước này.

Theo CBS, hãng đánh giá tín dụng quốc tế Standard & Poor's hôm 25-11 đã hạ bậc tín dụng của Bỉ từ AA+ xuống AA. Việc hạ bậc tín dụng này là do tỉ lệ nợ công trên GDP của Bỉ đang tăng khá cao, trên 97%/ GDP trong khi mức trung bình của nhóm G-8 hiện vào khoảng 80%. Sau Bỉ, người ta đang lo ngại Pháp - nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực đồng euro - có nguy cơ bị hạ bậc tín dụng. Và ngay đến nền kinh tế mạnh nhất khối là Đức hiện cũng đang phải thận trọng. Đức hiện đang áp dụng một số biện pháp "thắt lưng buộc bụng" và cố gắng "tách riêng" khỏi nhóm nước khủng hoảng nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng, nhưng một khi khủng hoảng đã lan đến các nền kinh tế mạnh kế cận Đức, liệu Berlin có còn khoanh tay đứng nhìn được không, và khi đó Đức có còn miễn nhiễm được nữa?

Đối với các nước châu Âu, trái phiếu quốc tế là "máu" nuôi sống nền kinh tế. Do đó, chỉ cần những biến động nào đó trên thị trường làm ảnh hưởng đến tỉ giá trái phiếu và lãi suất huy động cũng sẽ có tác động nhất định đến các nền kinh tế. Chẳng hạn, nếu lãi suất trái phiếu tăng, tức là chi phí cho việc huy động tài chính của nền kinh tế tăng, sẽ quay trở lại tạo thêm gánh nặng cho các nước vốn đang gặp khó khăn về kinh tế, tài chính, tăng trưởng thấp hoặc đứng yên.

Điều trớ trêu ở châu Âu hiện nay là, mặc dù các chính phủ mới ở Italia và Hy Lạp đã đưa ra những cam kết rất cụ thể cho việc cắt giảm nợ nần, cải thiện tình hình tín dụng nhằm đưa đất nước vượt qua cơn khủng hoảng, nhưng chi phí huy động tài chính trên thị trường vẫn chưa được cải thiện, vẫn ở mức cao, thậm chí còn tăng cao hơn nữa. Và cho dù Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa hứa cho Italia vay dãn nợ 970 tỉ USD với lãi suất 4%-5%, trên thị trường tài chính, lãi suất huy động của trái phiếu Italia vẫn lên đến 8%, cao hơn mức kỷ lục 7% đầu tháng 11/2011.

Cho đến nay, các giải pháp tạm thời, mang tính chữa cháy như cứu nợ và “thắt lưng buộc bụng” xem ra không còn mấy tác dụng, chẳng giải quyết được tận gốc vấn đề mà còn có thể khiến cho tình trạng kéo dài, lan rộng thêm ra. Ở đây, vấn đề cốt lõi của sự ra đời đồng tiền chung - tính liên kết của khối EU - được mang ra mổ xẻ để tìm nguyên nhân đích thực của "căn bệnh" và từ đó mới có giải pháp, cách chữa trị hữu hiệu. Kể từ khi khủng hoảng nổ ra cách đây 2 năm, không ít lần các lãnh đạo EU phát biểu tại các hội nghị quốc tế và châu lục rằng giải pháp căn cơ nhất cho khủng hoảng nợ - khủng hoảng đồng euro của châu Âu là phải tăng cường hơn nữa sự liên kết, phối hợp trong EU.

Phát biểu trên kênh truyền hình Canal Plus của Pháp về tình hình mất niềm tin trên thị trường tài chính, Bộ trưởng Ngân sách Pháp Valerie Pecresse cho rằng, nước Pháp "sẽ không thể khôi phục được niềm tin chừng nào chúng ta chưa chứng minh một cách nhanh chóng và chắc chắn sự đoàn kết chặt chẽ" trong nội bộ khối.

Vâng, sự đoàn kết chặt chẽ là điều cần thiết nhất mà EU đang thiếu. Trên thực tế, nhiều chuyên gia nhận định, ngay từ khi đồng euro ra đời, chỉ có một nửa khối EU theo đồng tiền này - chứng tỏ một khả năng tồn tại rất mong manh. Sự ủng hộ yếu ớt đó chủ yếu là do xung đột nội tại giữa nhu cầu về một đồng tiền chung để giúp EU hòa nhập sâu hơn nữa với nhu cầu về tính độc lập của một quốc gia thành viên. Và điều này đã được các chuyên gia phân tích phản ánh ngay từ đầu. 11 quốc gia ban đầu thành lập khối đồng tiền chung euro chỉ chấp nhận từ bỏ đồng tiền bản địa và bàn giao quyền hoạch định chính sách tài chính cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), giữ lại cho mình chính sách thuế, quyết định chi tiêu ngân sách và quyền vay mượn tiền.

Để bảo đảm đồng tiền chung hoạt động thông suốt, EU đưa ra những quy tắc chung để các quốc gia tham gia khối đồng tiền chung thống nhất tuân theo, trong đó nổi bật nhất là quy định thâm hụt ngân sách không quá 3% và nợ công không quá 60% GDP. Cũng do nhu cầu mở rộng khối đồng tiền chung ra toàn thể EU, vận động thêm nhiều nước tham gia khối mà chưa chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa các nền kinh tế trong khối. Mặt khác, sức hấp dẫn của khu vực đồng euro đã làm nảy sinh tình trạng các ngân hàng, chủ nợ cho các nước khu vực này vay với lãi suất thấp hơn các nước ngoài khối, khuyến khích việc vay tiền vô tội vạ, vì thế nợ chồng lên nợ.

Trong khi đó, do tính thống nhất còn lỏng lẻo, các quốc gia khối đồng tiền chung đã không tuân thủ các định mức thâm hụt ngân sách 3% và nợ công 60%/ GDP. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng khủng hoảng nợ của châu Âu hiện nay

Trương Hùng (Tổng hợp)

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra một tuyên bố cho biết, Kiev đặt nhiều kỳ vọng vào Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình cho Ukraine, được lên kế hoạch tổ chức vào tháng 6 tới tại Thụy Sĩ.

Cả nước ghi nhận 207 ca mắc sởi, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023. Nếu như 4 tháng đầu năm ngoái, Hà Nội không ghi nhận ca ho gà nào thì năm nay số mắc tăng 8 lần. Theo nhận định của chuyên gia dịch tễ, thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận một số ca mắc mới, các ổ dịch nhất là tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ có nguy cơ tăng cao.

Nhà đầu tư cho rằng do địa phương chưa được Thủ tướng phê duyệt dự án này vào trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050; trong khi chính quyền thì báo cáo do nhà đầu tư chưa hoàn thành thủ tục bổ sung mục tiêu hoạt động kinh doanh đặt cược đua chó. Do vậy, từ năm 2016 đến nay, trường đua chó trị giá 300 tỷ vẫn phơi sương cùng tuế nguyệt.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文