Vòng 2 đàm phán Brexit: Tiến trình đầy chông gai!

09:48 25/07/2017
Cuộc đàm phán vòng 2 giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về kế hoạch đưa “xứ sở sương mù” rời khỏi “Ngôi nhà chung” (còn gọi là Brexit) đã nảy sinh những bất đồng ngay khi bắt đầu.

Mâu thuẫn xung quanh lợi ích của hai bên đã khiến Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier cảnh báo có thể ngừng các cuộc thương lượng do phía Anh không chỉ tỏ thái độ không sẵn sàng đưa ra các đề xuất để tính toán nghĩa vụ tài chính của mình mà còn thiếu sự chuẩn bị cho một cuộc đàm phán nghiêm túc.

Sau vòng đàm phán đầu tiên mang tính khởi động tháng 6 vừa qua, tiến trình Brexit có lẽ giờ đây mới bộc lộ những khó khăn và sự kiện này được dự báo sẽ còn tốn rất nhiều giấy mực khi hai bên chính thức giải quyết những vấn đề cụ thể.

Những vấn đề gây tranh cãi

Quyền công dân là vấn đề gây mâu thuẫn lớn đầu tiên giữa Anh và EU. 3 triệu công dân EU hiện đang sinh sống tại Anh và 1 triệu cư dân Anh đang sống tại EU sẽ trở về nước hay tiếp tục được sống và làm việc tại nước sở tại vẫn là những tranh cãi nảy lửa. Trong khi Thủ tướng Anh đưa ra kế hoạch cam kết các công dân EU đã sống tại Anh sẽ được đối xử bình đẳng, được nhận các ưu đãi trong giáo dục, chăm sóc y tế, phúc lợi và lương hưu như người bản địa, Trưởng phái đoàn đàm phán EU lại kêu gọi Anh có những đảm bảo “tham vọng hơn, cụ thể hơn và chắc chắn hơn”.

Trong số những vấn đề còn khúc mắc phải kể đến việc so với công dân Anh, công dân các nước EU hiện ít bị hạn chế trong việc mang theo các thành viên gia đình không có quốc tịch EU hơn, do đó đề xuất của Anh có thể sẽ khiến họ mất đi quyền lợi này. Vai trò của Tòa án Tư pháp châu Âu đối với việc thực thi các quyền kể trên vẫn là dấu hỏi lớn bởi chưa rõ tới thời điểm nào thì những người không có quốc tịch châu Âu này phải đăng ký với chính quyền Anh và điều gì sẽ xảy ra nếu luật pháp Anh sau đó thay đổi?

Thủ tướng Anh Theresa May từng tự tin cho rằng quá trình đàm phán các thủ tục chia tay EU và việc xây dựng một mối quan hệ thương mại mới có thể được gói gọn trong vòng 2 năm. Mặc dù vẫn giữ nguyên tham vọng này song bà May gần đây đã phải thừa nhận rằng vẫn cần có một giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, quá trình này sẽ diễn ra thế nào và kéo dài trong bao lâu hiện vẫn đang gây tranh cãi trong nội bộ.

Vấn đề biên giới Ireland là chủ đề mà EU và Anh sẽ phải tìm kiếm đồng thuận về nhiều vấn đề liên quan đến biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland. Đức đang đặt dấu hỏi về sự cần thiết phải duy trì một biên giới mở ở khu vực này trong khi một số nguồn tin khác cho rằng hai bên sẽ tạm gạt vấn đề này sang một bên để chờ đến khi thỏa thuận thương mại song phương được ngã ngũ.

Bộ trưởng phụ trách vấn đề Brexit của Anh, David Davis (trái) và Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier (phải) tại vòng đàm phán mới ở Brussels, Bỉ.

Vấn đề hóa đơn tài chính từng bị tạm gác sang một bên khi giới chức hai bên thảo luận về những nội dung ít gây tranh cãi hơn. Tuy nhiên, mâu thuẫn lại bùng lên khi Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng EU có thể sẽ không đạt được những gì mà họ muốn bởi “con số mà họ đưa ra đối với Anh là không thể chấp nhận được”. Với một khởi đầu không mấy thuận lợi, nhiều khả năng đây sẽ là một vấn đề khúc mắc nghiêm trọng trong cuộc đàm phán Brexit.

Còn đầy chông gai

Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier, một nhà ngoại giao người Pháp, đã cảnh báo rằng sau vòng đàm phán đầu tiên mang tính nghi thức hồi tháng 6, đã đến lúc “bắt đầu các công việc khó khăn” và thời gian để đạt thỏa thuận “không còn nhiều”.

Các quan chức EU đã chỉ trích Anh vẫn chần chừ khi chưa quyết định xem họ muốn một Brexit “cứng” hay “mềm” sau 1 năm diễn ra cuộc trưng cầu ý dân gây choáng váng dư luận, buộc Thủ tướng Anh David Cameron phải từ chức.

Mặc dù các nhà đàm phán của Anh và EU đã nhất trí về thời gian biểu cho các cuộc đàm phán về mối quan hệ trong tương lai, tiến trình mà Anh muốn bắt đầu càng sớm càng tốt. Song, đến nay Brussels khẳng định rằng họ chỉ có thể nói về mối quan hệ này chừng nào hai bên đạt tiến triển cụ thể trong những vấn đề then chốt.

Trong bối cảnh hai bên đang tồn tại quá nhiều bất đồng, tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Boris Johnson rằng EU sẽ không thể có được thứ họ muốn nếu vẫn tiếp tục duy trì yêu cầu quá vô lý đối với số hóa đơn mà Anh phải trả sau khi rời EU và Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho rằng Anh sẽ chịu trách nhiệm về số tiền mà họ nợ. Song con số 100 tỷ euro là quá “phi lý”, như đổ thêm dầu vào lửa khiến mâu thuẫn giữa hai bên càng trở nên khó giải quyết.

Phía EU đã chỉ trích gay gắt lập trường của phái đoàn Anh. Những tuyên bố của Anh đã dập tắt những kỳ vọng của giới chức EU tại cuộc gặp này là London sẽ chấp nhận các yêu cầu về tài chính mà Brussels đưa ra.

Cho đến nay, vấn đề Brexit vẫn đang được xem như “cái cớ” để giới chức châu Âu “mỉm cười” nhìn mớ bòng bong mà nước Anh vướng vào, khi họ buộc phải chấp nhận ý muốn của người dân và vật lộn để giải quyết những khúc mắc của việc chia tách các cam kết về thương mại, hệ thống pháp lý, tài chính và chính trị đã được xây dựng suốt 44 năm qua. Họ cạnh tranh với nhau, không chỉ về thương mại và tăng trưởng, mà còn về hình ảnh và uy tín của đất nước.

Tuy nhiên, “cười trên nỗi đau của kẻ khác” là điều không hay. Hầu hết các nước phương Tây, dù ở các mức độ khác nhau, cũng đều đang phải đối mặt với cùng những vấn đề mà đã gây chia rẽ xã hội Anh trước thềm cuộc trưng cầu ý dân với kết quả không có nhiều chênh lệch hồi năm ngoái, như di cư, nỗi lo khủng bố, chủ quyền của đất nước, bản sắc dân tộc hay thiếu vắng sự thống nhất và đoàn kết trong cộng đồng...

Chưa thể khẳng định quyết định nào là sáng suốt hơn, song rõ ràng Brexit đang tạo ra những chia rẽ chưa từng có tiền lệ.

Bảo Trân (tổng hợp)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文