Ấn Độ và cương vị Chủ tịch G20

14:36 03/01/2023

Ngày 1/12, Ấn Độ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch G20. Đây được cho là cơ hội để chính quyền ông Narendra Modi thúc đẩy tham vọng thay đổi trật tự thế giới, vốn được hình thành từ sau Thế chiến II. Quan điểm của Ấn Độ là xem xét lại ưu thế của phương Tây và đẩy mạnh mục tiêu “Ấn Độ trên hết”, với tham vọng biến mình thành cường quốc sau gần 100 năm độc lập kể từ 1947.

Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào giữa tháng 11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã “vẽ” nên bức tranh hiện trạng của hành tinh: Biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, các sự kiện ở Ukraine... đã gây tổn thất lớn. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị xáo trộn. Các mặt hàng thiết yếu bị thiếu hụt trên toàn thế giới”. Nhà lãnh đạo Ấn Độ cho rằng các tổ chức đa phương hiện nay, bao gồm cả Liên hợp quốc, đã thất bại trong việc giải quyết những vấn đề này và kêu gọi lập lại trật tự thế giới.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trên thảm đỏ của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nusa Dua, Bali, Indonesia.

Ấn Độ muốn sử dụng vị thế Chủ tịch G20 để đẩy nhanh quá trình sắp đặt lại hệ thống quốc tế. Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc của ông Modi đã theo đuổi mục tiêu này từ nhiều năm qua nhằm giảm bớt ảnh hưởng của phương Tây. Năm 2020, trong cuốn sách của mình mang tên “Con đường Ấn Độ”, Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar viết: “Chìa khóa cho sự trường tồn của phương Tây nằm ở tập hợp các thể chế và thông lệ quốc tế mà họ thiết lập trong thời kỳ thống trị... Việc thực hiện các giải pháp thay thế là một thách thức lớn. Nhưng, đã đến lúc phải làm điều đó!”. Để đạt được mục tiêu này, trong số các biện pháp đưa ra, Ngoại trưởng Jaishankar nhấn mạnh “quyền lực mềm”. Ông cho rằng Ấn Độ phải chinh phục thế giới bằng cách đưa Ấn Độ giáo và truyền thống Ấn Độ đến với cộng đồng quốc tế.

Thủ tưởng Modi sẽ tận dụng cương vị Chủ tịch G20 để tôn vinh triết học và văn hóa Hindu, coi đây là chìa khóa cho việc cải cách trật tự quốc tế. Khi công bố biểu tượng của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ, ông đã ca ngợi học thuyết Advaita. Theo ông, trường phái triết học này của Ấn Độ giáo sẽ là phương tiện giải quyết các xung đột thế giới và xử lý các tình huống khó xử trong thời đại hiện nay.

Thủ tướng Ấn Độ cũng thông báo sẽ tổ chức hơn 200 hội nghị trên khắp cả nước để các đại biểu G20 có cái nhìn tổng quát về sự đa dạng kinh ngạc, truyền thống bao trùm và sự phong phú của văn hóa Ấn Độ. Tiêu điểm của nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của nước này là Hội nghị thượng đỉnh New Delhi vào tháng 9/2023. Theo Thủ tướng Narendra Modi, đây là một trong những hội nghị quốc tế có uy tín nhất do Ấn Độ tổ chức.

Chiến cơ Rafale hạ cánh trên tàu sân bay Charles de Gaulle trong cuộc tập trận hải quân chung Pháp - Ấn Độ ngoài khơi Goa, Ấn Độ.

Đối với vị trí Chủ tịch luân phiên G20, Ấn Độ dự định tập hợp các quốc gia phía Nam và tự coi mình là người phát ngôn, thậm chí là người bảo vệ các nước đang phát triển. Chính quyền ông Narendra Modi đã đẩy mạnh ngoại giao vaccine trong đại dịch COVID-19, cung cấp hàng triệu liều vaccine cho châu Phi và Nam Á. Ấn Độ cũng nhấn mạnh tình bạn gắn bó đặc biệt với các nước phía Nam. Ông Modi từng nói: “Không nên có thế giới phát triển hay thế giới thứ ba, mà chỉ nên có một thế giới”.

Ấn Độ cũng sẽ phải tiếp tục vận động các quốc gia giàu có tài trợ thêm cho các nước nghèo khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Điều này cũng sẽ giúp Ấn Độ có khả năng tự tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng của chính mình. Mặt khác, Ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar đang đề xuất lôi kéo Trung Quốc. Ông nhận định rằng bất chấp tình trạng căng thẳng song phương, Bắc Kinh và New Delhi có lợi ích chung khi đối mặt với phương Tây. Trong cuốn sách “Con đường Ấn Độ”, ông viết: “Ấn Độ và Trung Quốc luôn ý thức được rằng hai nước đều phản đối trật tự do phương Tây thiết lập. Hai quốc gia đang cùng nỗ lực theo đuổi mục tiêu tạo ra một thế giới cân bằng hơn. Cho dù đó là để duy trì sức mạnh và sự ổn định của Nga hay để chống lại chủ nghĩa tôn giáo chính thống, thì lợi ích của họ luôn hội tụ”.

Cuối cùng, Ấn Độ coi Nga, quốc gia muốn cải tổ trật tự quốc tế vốn đang chịu sự chi phối quá mức của Mỹ, là đồng minh cần được bảo vệ. Ấn Độ và Nga đã liên kết với nhau thông qua quan hệ đối tác chiến lược, tập trung vào vũ khí và dầu mỏ. Ấn Độ lo ngại Nga suy yếu sau cuộc chiến và thúc giục nước này ngồi vào bàn đàm phán.

Phương Tây không bình luận gì về tham vọng của Ấn Độ, song những động thái vừa qua cho thấy, rõ ràng có một “sự khích lệ” không nhỏ dành cho đất nước tỷ dân này. Ấn Độ hiện là một phần của nhóm Bộ tứ, bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và hoạt động dựa trên quan hệ đối tác về các vấn đề cụ thể như vaccine. Mặc dù những động thái này nằm trong khuôn khổ cách thức của phương Tây nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng cũng là chứng thị cho thấy vai trò của Ấn Độ tại khu vực.

Pháp đã mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ sau khi ông Emmanuel Macron lên nắm quyền. Hai nước đang hợp tác trong sứ mệnh giám sát ở Ấn Độ Dương, nơi có sự hiện diện mạnh mẽ của hạm đội Trung Quốc. Tháng 6/2022, Liên minh châu Âu đã khởi động lại các cuộc đàm phán với Ấn Độ để đi đến một hiệp định thương mại tự do vào năm 2024.

Các thỏa thuận với phương Tây sẽ là chìa khóa để Ấn Độ có thêm nhiều đợt chuyển giao công nghệ, nhiều đầu ra cho xuất khẩu và nhiều thị thực để sịnh viên của họ vào được các trường đại học tốt nhất trên thế giới. Cuối cùng, chính trị thực tế vẫn luôn là yếu tố cần phải tính đến.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Đó là một trong những nội dung trọng tâm được Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh tại buổi tiếp Phó Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam Miyazaki Katsura, diễn ra chiều 26/4, tại Hà Nội.

Sau những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, chiều 26/4, nhiều khu vực ở TP Cần Thơ xuất hiện trận mưa "vàng” giải nhiệt. Trận mưa lớn khiến người đi đường bất ngờ, phải tấp xe vào lề đường trú tạm.

Chiều 26/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) đã phối hợp cùng Công an TP Tây Ninh và Công an huyện Tân Châu bắt giữ Nguyễn Văn Hoàng Tuấn (SN 2002) và Trần Văn Thơm (SN 2001, cùng ngụ huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi cướp giật tài sản.

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia), sự bột phát của những tháp mây xuất hiện vào giai đoạn giao mùa gây ra giông lốc mạnh hoặc mưa đá thời gian vừa qua. Đầu tháng 5 tới đây, hiện tượng giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh được dự báo sẽ tái diễn.

Sau hơn 1 ngày xét xử sơ thẩm, trưa 26/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Thơm (SN 1986), Dư Thanh Thủy (SN 1969), Đoàn Kỳ Tâm (SN 1958), Nguyễn Hoài Phong (SN 1986), Trần Mạnh Phi (SN 1990) cùng mức án tử hình và Trương Ngọc Điệp (SN 1986) tù chung thân cùng về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Sáng 26/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Dương Hồng Hiếu (SN 1978, HKTT: số 78, Huỳnh Mẫn Đạt, tổ 13, khu phố 1, phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.

Từ mâu thuẫn lời qua tiếng lại do va chạm giao thông, Hải đã đánh anh Mạnh gây thương tích và bị anh Mạnh tố giác. Trong thời gian chờ cơ quan công an giải quyết theo quy định, Hải muốn hòa giải nhưng anh Mạnh không đồng ý. Vì việc này mà Hải dùng súng tự chế bắn thẳng vào anh Mạnh khi anh này đứng trước cửa quán karaoke.   

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文