Châu Phi: Hệ lụy từ các cuộc chuyển tiếp quân sự

08:40 20/02/2023

Kể từ năm 2020, chỉ trong vòng 2 năm, đã có 5 cuộc đảo chính quân sự tại 5 quốc gia châu Phi và không trường hợp nào trong số này quay trở lại trật tự hiến pháp như đã cam kết. Trên một vành đai rộng lớn, từ Khartoum (Sudan) đến Conakry (Guinea), giới quân sự lần lượt thâu tóm quyền lực và cho đến nay vẫn chưa có ý định từ bỏ chính trường.

Bất chấp những hứa hẹn của phe đảo chính, mọi phân tích đều dự báo nền dân chủ sẽ không ra đời hay phục hồi ở các quốc gia liên quan.

Thay đổi thượng tầng

Cuộc đảo chính đầu tiên diễn ra tại Mali, ngày 18/8/2020. Đại tá Assimi Goita tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita, nắm quyền từ năm 2013. Đến tháng 5/2021, Assimi Goita tiếp tục phế truất Tổng thống lâm thời Bah NDaw và thay ông nắm quyền cho đến nay. Tại Tchad, ngày 21/4/2021, với sự hỗ trợ của Hội đồng quân sự chuyển tiếp (CMT), tướng Mahamat Déby đã đứng ra thay thế người cha bị sát hại trong một chiến dịch quân sự.

Lực lượng đặc biệt đóng giữ bên ngoài Cung điện Nhân dân ở thủ đô Conaky, Guinea trong cuộc đảo chính tháng 9/2021.

Tại Guinea, ngày 5/9/2021,  đại tá Doumbouya tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Alpha Condé, người tái đắc cử từ năm 2010. Tại Sudan, ngày 25/10/2021, tướng Abdel Fatah al-Burhane tiến hành đảo chính giữa lúc nước này đang thực hiện quá trình chuyển đổi sau sự sụp đổ của chế độ al-Bashir năm 2019, chấm dứt chính phủ dân sự - quân sự và bắt giữ Thủ tướng Hamdok. Tại Burkina Faso, ngày 24/1/2022, Trung tá Paul - Henri Sandaogo Damiba lật đổ Tổng thống Roch Marc Christian Kaboré, người đắc cử năm 2015. Đến tháng 10/2022, đến lượt đại úy Ibrahim Traoré tiến hành đảo chính và đứng ra thay trung tá Damiba lãnh đạo đất nước.

Mặc dù chính quyền quân sự đã tồn tại ở tất cả các quốc gia này trong thời gian dài, nhưng trong chuỗi chính biến gần đây, vẫn cần phải phân biệt giữa “đảo chính chiến tranh”, “đảo chính hòa bình” và “đảo chính đồng thuận”. Đối với trường hợp thứ nhất (như tại Mali và Burkina Faso), đảo chính xuất phát từ sự thất bại trước các nhóm thánh chiến và sự bất mãn của giới quân sự đối với chính quyền dân sự.

Trong số 5 cuộc đảo chính này, cuộc đảo chính tại Tchad là trường hợp đặc biệt vì nó giống như “đảo chính đồng thuận”. Trên thực tế, không có sự lật đổ chính quyền mà chỉ có sự kế nhiệm vi hiến, trong đó giới đầu sỏ quân sự đóng vai trò chủ chốt.

Trong các cuộc “đảo chính hòa bình” (như tại Guinea và Sudan), cũng giống như ở Tchad, các thủ lĩnh đảo chính nắm quyền để bảo vệ lợi ích nhóm, trước hết là lợi ích của quân đội. Tại Tchad, cuộc đảo chính nửa vời nhằm mục đích duy trì quyền lực của nhóm quân sự - phe phái ủng hộ ông Idriss Déby. Tại Sudan, quá trình chuyển đổi có vẻ như đang đi theo hướng bất lợi cho giới đầu sỏ quân sự, khi Lực lượng tự do và thay đổi (FFC) bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến “đế chế kinh tế” của tổng thống bị phế truất Omar al-Bashir. Còn tại Guinea, cho dù biện minh cho hành động lật đổ bằng nhu cầu cấp bách phải “thiết lập quốc gia và xây dựng nhà nước”, nhưng Ủy ban Tập hợp quốc gia vì phát triển (CNRD) thực chất vẫn đại diện cho các nhóm lợi ích trong bộ máy an ninh.

Tương lai mông lung

Các nhóm đảo chính này dĩ nhiên không có sự đồng điệu. Tuy nhiên, tất cả đều có chung một chiến lược là cản trở việc nhanh chóng quay lại trật tự hiến pháp - điều mà cả lực lượng bên trong như các đảng phái chính trị, tổ chức xã hội dân sự trong nước lẫn các lực lượng bên ngoài như các tổ chức quốc tế như Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Âu (EU), Liên hợp quốc (UN) đều liên tục đòi hỏi. Các nhóm đảo chính quân sự đều chỉ đưa ra những nhượng bộ mang tính hình thức, đồng thời kéo dài thời gian bằng cách trì hoãn áp dụng mô thức lập lại trật tự hiến pháp quen thuộc (viết tắt từ tiếng Pháp là SHROC).

Được xây dựng qua nhiều lần chuyển đổi chính trị ở châu Phi, SHROC nêu bật tình trạng thiếu tư cách của các nhân vật lãnh đạo tạm quyền và 3 giai đoạn chuyển tiếp chính trị cần thực hiện. Đó là đối thoại dân tộc nhằm tạo sự đồng thuận về các nguyên tắc của hiến pháp tương lai và tổ chức bầu cử. Thứ hai là xây dựng hiến pháp mới, thường được xác nhận thông qua trưng cầu ý dân. Cuối cùng là tiến hành bầu cử tổng thống và lập pháp. Việc bầu ra chính phủ và quốc hội mới theo hình thức phổ thông đầu phiếu sẽ hoàn tất quá trình chuyển đổi.

Cho đến nay, chỉ có các nhóm lâm thời ở Mali, Tchad và Guinea thực hiện giai đoạn đầu tiên, mặc dù thời gian rất nhiêu khê, thậm chí còn dẫn đến đàn áp bạo lực như ở Tchad. Tại Sudan, nỗ lực tổ chức đối thoại giữa giới quân sự và dân sự đã thất bại từ đầu năm 2022 và phải vượt qua nhiều trở ngại để có được thành công vào cuối năm vừa rồi.

Tại tất cả 5 quốc gia liên quan, các nhóm đảo chính đều bác bỏ ý tưởng về một giai đoạn chuyển tiếp ngắn (từ 6 đến 18 tháng tùy thuộc từng nước) do ECOWAS và AU đề xuất. Sau các cuộc mặc cả kéo dài, các nhóm đảo chính cuối cùng đã chấp nhận quá trình chuyển tiếp kéo dài 2 năm. Như vậy, về lý thuyết, các cuộc chuyển tiếp quân sự này sẽ kết thúc bằng các cuộc bầu cử vào năm 2024. Nếu mốc thời gian này được tôn trọng thì ngắn nhất sẽ là thời gian chuyển tiếp ở Burkina Faso (2 năm), còn lại các nhóm đảo chính khác đều có thời gian từ 3 đến 4 năm củng cố và việc họ có khả năng duy trì quyền lực sau quá trình chuyển tiếp chính trị là khá rõ nét.

Rõ ràng, việc người dân chấp nhận chính quyền quân sự về cơ bản đều xuất phát từ việc chính quyền trước đó bị mất uy tín, hoặc từ hy vọng tình hình an ninh và kinh tế - xã hội có thể được cải thiện. Và, sự vỡ mộng có thể dễ dàng biến thành cuộc vận động phản kháng chống lại chính quyền lâm thời. Cũng không thể loại trừ hành động đảo chính tiềm tàng khác giữa các nhóm quân sự do bộ máy an ninh tại cả 5 nước này đều đang chịu sự tác động từ sự cạnh tranh giữa các nhóm và cá nhân, cũng như tình hình an ninh và suy thoái kinh tế đang khiến tình hình trầm trọng thêm. Đối với thủ lĩnh đảo chính, lợi thế có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn bởi cơ sở xã hội của họ không được đảm bảo, trong khi tình hình kinh tế - xã hội thì ngày càng trở nên xấu đi.

Ngọc Lan (Tổng hợp)

Từ trưa 1/5, sau 5 ngày nghỉ lễ, người dân từ khắp các tỉnh thành đã quay trở lại Hà Nội. Theo đó, trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ, hướng về trung tâm Hà Nội, lượng phương tiện cũng gia tăng nhanh chóng dẫn đến tình trạng ùn ứ, các phương tiện di chuyển chậm dần.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

Ngót 70 năm trước, để có được chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thực hiện trọn vẹn khát vọng hòa bình, độc lập, tự do bằng ý chí tự lực, tự cường, dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng biết bao máu xương. Đằng sau kỳ tích xứng đáng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa,… đã có những sự hy sinh thầm lặng.

LTS: Ngày 27/4/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh Thái Nguyên triển khai 6 mô hình điểm về Đề án 06. Đến ngày 30/6/2023, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ phối hợp UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai 21 mô hình điểm về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (bao hàm 6 mô hình nêu trên). Đến nay, sau gần một năm triển khai, 17 mô hình cơ bản hoàn thành, 4 mô hình đang thực hiện, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Đại tá Trần Thị Kim Lý, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Chánh văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, việc triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng là kết quả của việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia trong tình hình mới. Trên cơ sở nhận diện được loại tội phạm này, Công an thành phố đã xác định được phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, triển khai hiệu quả biện pháp đấu tranh, triệt phá. Tuy nhiên, qua vụ án này cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lưu tâm…

Rạng sáng 1/5, trận bán kết lượt đi Champions league 2023/2024 đã diễn ra giữa hai đội Bayern và Real Madrid. "Kền kền trắng" vươn lên dẫn trước rồi để đại diện nước Đức dẫn ngược trước khi kết thúc trận đấu với tỷ số hoà.

Từ ngày 6 đến 8/5, các tay vợt bóng bàn Việt Nam bước vào vòng tranh vé dự Olympic Paris 2024 khu vực Đông Nam Á. Hy vọng giành vé dự Olympic Paris 2024, cũng là lần thứ ba góp mặt ở sân chơi này của các nhà quản lý, HLV và các tay vợt bóng bàn Việt Nam là có thật dù biết rằng không dễ thực hiện.

Đã 70 năm đã trôi qua, những người lính tuổi mười tám, đôi mươi năm nào nay tuổi đã cao, chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ký ức về những năm tháng hào hùng ấy vẫn in đậm trong tâm khảm, không thể nào quên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文