Cơn giận dữ của nông dân Đức

08:14 23/01/2024

Nông dân Đức đã biểu tình trên khắp đất nước trong hơn một tuần qua. Họ đang phản đối về việc chính phủ quyết định cắt các khoản trợ cấp với xăng dầu được sử dụng trong ngành nông nghiệp. Sự phẫn nộ đã lên đến đỉnh điểm vào thứ Hai tuần này với một cuộc biểu tình lớn ở Berlin.

Từ cuối tuần trước, hàng ngàn máy kéo đã bắt đầu di chuyển đến thủ đô nước Đức sau khi chính phủ thông báo hủy trợ cấp vào tháng 12/2023, trong đó có quyết định xóa dần trợ cấp với dầu diesel cho thiết bị nông nghiệp trong vòng 3 năm.

Chính phủ quyết định cắt một số khoản trợ cấp theo lệnh của các thẩm phán Hội Đồng Bảo Hiến về thắt chặt quy định ngân sách của Đức. Nông dân ngủ trên máy móc của họ để chuẩn bị cho cuộc biểu tình lớn tuần này. Nông dân Đức cho đến nay vẫn là một trong những tầng lớp xã hội ít được quan tâm kể từ khi chính phủ hiện tại lên nắm quyền. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp mặc dù theo chủ nghĩa môi trường, Cem Ozdemir, song không muốn đối đầu trực tiếp với những người trong chính phủ. Nhưng sự bế tắc về ngân sách cần được giải quyết vào cuối năm 2023 đã dẫn đến một loạt biện pháp tiết kiệm. Nhiều khoản trợ cấp khác nhau đã được xem xét lại, trong đó có hai khoản trợ cấp cho nông dân: miễn thuế đối với máy móc nông nghiệp và hỗ trợ công cho dầu diesel sử dụng trong nông nghiệp.

Một nông dân Đức giận dữ trong cuộc biểu tình trước cửa ngõ Brandenburg.

Trước sự bất bình của nông dân, chính phủ đã khẩn trương thu hồi quyết định liên quan đến việc bãi bỏ miễn thuế đối với máy móc nông nghiệp. Nhưng điều này không đủ để xoa dịu cuộc phản kháng của những người liên quan. Một nông dân đến từ Brandenburg (miền đông nước Đức), người tham gia cuộc biểu tình hôm thứ Hai ở Berlin đã tóm tắt: “Các yêu cầu của chúng tôi là chính đáng và phải được đáp ứng, nếu không trang trại của chúng tôi sẽ bị đe dọa. Thật buồn khi chính phủ phải mất 4 tuần mới đồng ý thảo luận”.

Trước sự phẫn nộ của hàng nghìn nông dân, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Christian Lindner, đã phát biểu vào giữa trưa ngày 15/1 trước cửa ngõ Brandenburg rằng: “Mọi người đều phải đóng góp. Vì lợi ích của người nộp thuế, tôi phải luôn tự hỏi bản thân xem những khoản trợ cấp nào là cần thiết và có những lựa chọn thay thế nào”. Bộ trưởng cũng nhắc lại rằng nông dân Đức đã nhận được gần 10 tỷ euro tiền hỗ trợ công từ chính phủ Berlin và Liên minh châu Âu.

Một số vật thể đã bị ném đến sân khấu nơi bộ trưởng đang đứng nhưng đã được những người bảo vệ chắn thành hàng rào phía trước che chắn. Bộ trưởng Bộ Tài chính bày tỏ sự thông cảm với ngành nông nghiệp nhưng không có gì khác ngoài điều này. Những đề xuất về giảm quan liêu hoặc cải cách hệ thống thuế đã không xoa dịu được những người biểu tình. Các quan chức ngành nông nghiệp đã nhóm họp với các nghị sĩ của liên minh cầm quyền. Tại Hạ viện, các biện pháp tiết kiệm do chính phủ đề xuất phải được nhanh chóng quyết định thông qua hoặc không. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, và các quan chức nông nghiệp khác, đang đề xuất tăng khoản thuế đối với các loại thực phẩm nông nghiệp với hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho các trang trại.

Cuộc xung đột hiện tại chắc chắn sẽ dẫn đến một thỏa hiệp khiến chính phủ không thể rút hoàn toàn các khoản ưu đãi dành cho giới nông nghiệp, thậm chí phải chứng tỏ thiện chí của mình đối với nông dân. Tầng lớp chính trị đã nhận thức được rằng các cuộc biểu tình hiện nay đã vượt ra ngoài các biện pháp hỗ trợ giá dầu diesel và phản ánh tình trạng bất ổn kéo dài. Thậm chí tình trạng bất ổn này vượt xa những thách thức của ngành nông nghiệp. Cuộc biểu tình tại Berlin vào thứ Hai tuần này đã xuất hiện nhiều biểu ngữ yêu cầu chính phủ Thủ tướng Scholz từ chức. Tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây đã chạm mức thấp lịch sử, khi một cuộc khảo sát của viện thăm dò INSA cho thấy 64% số người được hỏi muốn ông từ chức. Trước cửa ngõ Brandenburg, một số người hô vang: “Chúng tôi là nhân dân”, khẩu hiệu nổi tiếng của cuộc cách mạng hòa bình của CHDC Đức vào mùa thu năm 1989.

Nhiều nhóm cực đoan đã thâm nhập vào các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây. Liên đoàn Nông dân Đức bác bỏ lời kêu gọi bạo lực. Thủ tướng Olaf Scholz cũng lên án những hành động bạo lực trong một tin nhắn video đăng tải vào thứ Bảy tuần trước. Đảng cực hữu - Giải pháp thay thế cho nước Đức (AfD) tìm cách khơi dậy sự bất mãn sâu sắc này, như họ đã làm trước đây với các cuộc biểu tình khác, dù trong chính sách của mình, AfD đã từ chối trợ cấp cho ngành nông nghiệp.

Ba năm sau cuộc suy thoái lớn do COVID-19 gây ra, Đức rơi vào suy thoái vào năm 2023. GDP giảm 0,3%. Đây là thành tích tệ nhất trong G7, đúng như dự đoán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Lạm phát đã làm xói mòn sức mua của các hộ gia đình và từ đó làm hỏng động cơ tiêu dùng của kinh tế Đức. Động lực tăng trưởng khác của Đức, một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, cũng bị mắc kẹt vì nhu cầu đang cạn kiệt. Và bởi vì cuộc chiến ở Ukraine đã tước đi một trong những tài sản có khả năng cạnh tranh của các nhà công nghiệp Đức, đó là năng lượng giá rẻ, trong trường hợp này là khí đốt của Nga. Ngành hóa chất và luyện kim của Đức tiêu tốn nhiều năng lượng đã chứng kiến sản lượng của họ giảm 20% trong hai năm qua.

Cũng trong ngày 15/1, nông dân và tài xế xe tải Romania đã nối lại các cuộc diễu hành bằng máy kéo trên đường phố sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ thất bại vào 14/1. Trong khi đó, ở Ba Lan, nông dân và tài xế xe tải đã chặn các cửa khẩu biên giới với Ukraine kể từ tháng 11, cáo buộc Ukraine “cạnh tranh không công bằng” và việc nới lỏng các quy định tiếp cận của Liên minh châu Âu đối với các công ty Ukraine. Nông dân Ba Lan đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa biên giới vào tuần trước nhưng hôm 15/1 đã công bố kế hoạch biểu tình trên toàn quốc vào cuối tháng này.

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù các cuộc biểu tình máy kéo của giới nông dân một số nước châu Âu bắt nguồn từ những tình huống cụ thể khác nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung đó là nỗi bất an của người nông dân và việc họ muốn bảo vệ những quyền lợi cũ. Nhiều người nông dân chia sẻ rằng họ đang bị dồn vào chân tường bởi các biện pháp mới nhằm tăng cường tiêu chuẩn môi trường của Liên minh châu Âu và chi phí tăng cao.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với kinh phí 248 tỷ đồng được khánh thành vào ngày 27/4/2024. Kỳ vọng của người dân khi có hệ thống thoát nước này là họ sẽ thoát cảnh ngập nặng như những năm trước đây mỗi khi mưa lớn. Tuy nhiên, cơn mưa lớn chiều ngày 15/5, cảnh ngập sâu tái hiện gây khó khăn, nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện...

Toàn bộ 153 ha đất khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng tại thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã bị người dân lấn chiếm trái phép. Việc giải tỏa công trình, hoa màu trên đất bị lấn chiếm đang gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Trong khi đó, giữa Ban Quản lý Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng và UBND huyện Bảo Lâm vẫn chưa thống nhất được quan điểm xử lý đối với diện tích đất tái định canh bị lấn chiếm. Sự việc đã kéo dài hơn 10 năm qua và câu chuyện vẫn đang là “bài toán nóng”...

Từ tin báo của người dân, tổ công tác của Công an phường khẩn trương truy nóng, phát hiện kẻ "đá xế" đang dắt chiếc xe máy vừa trộm được trên đường phố. Khi bị bắt giữ, đối tượng còn liều lĩnh tấn công cảnh sát khu vực bị thương tích.

Chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc từ ngày 16-17/5 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Putin nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 5 vào ngày 7/5 vừa qua, diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang phát triển ổn định, gắn bó.

Để trộm cắp tài sản, nhóm đối tượng có tiền án, tiền sự chuẩn bị nhiều dụng cụ nhằm cắt khóa cửa, bỏ ghế sau của xe ô tô, cho tất cả tài sản trộm cắp được mang về Hà Nội tiêu thụ.

Thông tin từ UBND xã Hòa An, huyện Phú Hòa (Phú Yên) trưa 16/5 cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, khoảng 10h15 cùng ngày, các lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể nạn nhân Lê Đức Cường (SN 1978, trú ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Theo Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng, ngoài 3 đối tượng tham gia ẩu đả làm chết người xảy ra tối 7/5 tại đường Nguyễn Tất Thành, quận Thanh Khê bị bắt giữ khi đang lẩn trốn tại Đồng Nai, đến nay có thêm 3 đối tượng khác liên quan đến vụ việc này đã đến Cơ quan Công an đầu thú về hành vi "Gây rối trật tự công cộng".

Ngày 16/5, Cơ quan CSĐT Công an quận 1 TP Hồ Chí Minh cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hong Jungpyo (SN 1995, quốc tịch Hàn Quốc) về hành vi “Mua dâm người dưới 18 tuổi”; Đỗ Văn Tuấn (SN 1986) và Bùi Đức Thắng (SN 1972, cùng quê Vĩnh Phúc) về hành vi “Môi giới mại dâm”.

Sáng 16/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” do 3 đối tượng quê Thanh Hóa thực hiện; đồng thời đề nghị những ai từng vay tiền hoặc bị 3 đối tượng này cưỡng đoạt tài sản thì khẩn trương liên hệ với Công an huyện Duy Xuyên để giải quyết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文