Cuộc chiến ở Ukraine và hành trình đi tìm người thân

11:15 16/07/2025

Trong hơn 3 năm chiến tranh ở Ukraine, đã hình thành một phong trào phụ nữ rất đông đảo. Hàng nghìn bà mẹ, vợ, con gái, cô dâu tìm kiếm những binh sĩ Ukraine bị Nga bắt giữ hoặc mất tích trên chiến trường. Họ thành lập các nhóm chính thức lẫn phi chính thức để trao đổi ảnh, hợp tác với nhau và đi khắp nơi để thu thập tin tức về người thân của mình.

Những người mẹ không bao giờ bỏ cuộc

Các cuộc trao đổi tù binh thường bị bao phủ trong màn bí mật - cho đến phút chót, Cơ quan Điều phối Ukraine vẫn không tiết lộ cho các phóng viên thời gian chính xác và địa điểm trao trả quân nhân, đồng thời cấm tiết lộ vị trí bệnh viện, nơi các binh sĩ Ukraine được đưa đến để kiểm tra y tế lần đầu. Dù vậy, từ sáng sớm, hàng trăm dân thường đã tụ tập tại sân của một bệnh viện ở Chernihiv, chờ những chiếc xe buýt đến từ biên giới.

Bà Nadezhda, cán bộ nghỉ hưu ở tỉnh Khmelnitskaya, không bỏ lỡ một cuộc trao đổi nào đã một năm nay. Người con trai 41 tuổi của bà, Aleksandr Korolyuk, thuộc Lữ đoàn cơ giới số 67, đã mất tích từ tháng 2/2023 ở làng Orikhovo-Vasylivka gần quận Bakhmut.

Cuộc chiến ở Ukraine và hành trình đi tìm người thân -0
Bà Nadezhda mang theo bức ảnh với hi vọng tìm kiếm được con trai.

Mọi người đều cầm trên tay những bức ảnh của con trai, chồng, cha, chú, với đủ loại chất lượng và kích cỡ. Họ nằng nặc yêu cầu được phát sóng trên các phương tiện truyền thông hoặc in ấn trên báo chí - người ta tin rằng mỗi lần được nhắc đến, cơ hội tìm thấy người thân sẽ tăng lên.

Trong đoàn người này, đàn ông chiếm thiểu số. Ông Viktor Korohod, người tỉnh Chernihiv, đã tham gia các buổi trao đổi suốt nửa năm qua, kể từ khi con trai ông, Aleksandr mất tích tại Pokrovsk. "Không có tin tức gì thêm, nhưng chúng tôi tin rằng con trai còn sống" - người đàn ông này nói.

Tìm kiếm các binh sĩ Thủy quân lục chiến

Các gia đình thành lập các nhóm theo các đơn vị quân đội, hội đồng hương, thậm chí theo số hiệu của các trại tù binh Nga, nơi người thân của họ bị giam giữ.

Cờ của Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 36 nổi bật ngay từ xa - nhóm gia đình binh sĩ thủy quân lục chiến là một trong những nhóm nổi bật nhất nước. Hơn 1.300 người trong số họ bị bắt làm tù binh ở Mariupol và đã chờ đợi được trao đổi suốt 4 năm qua. Trong thời gian này, bà Olga Ganzhala đến từ Uman chỉ có thể gửi cho anh con trai 34 tuổi của mình, Evgeny một bức thư duy nhất và không nhận được bất kỳ tin tức nào của anh.

Ông Viktor Korohod vẫn luôn hy vọng tìm thấy con trai.

"Cuộc trao đổi lớn" từ ngày 23-25/5 là cuộc trao đổi lần thứ tư bà tham dự. "Tôi đến đây để ủng hộ các binh sĩ thủy quân lục chiến của chúng ta. Và, biết đâu, tôi sẽ gặp ai đó đã thấy con trai tôi trong trại, họ sẽ kể tôi nghe nó thế nào và ở đâu" - bà bày tỏ hy vọng.

"Chưa bao giờ tôi có cảm giác như lần này. Khi tháo lá cờ trên tường nhà, tôi nói: Nazar, mẹ đi tìm con đây" - bà Valentina Ocheretnaya, đến từ Zhmerinka, nói. Con trai út của bà, Nazar Ocheretny, 36 tuổi, chính thức được coi là mất tích từ đầu tháng 4/2022. Bà vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin mới nào về anh, tuy nhiên, bà không hết hy vọng. Các binh sĩ đồn trú ở Mariupol được trao đổi trước đây cho biết họ đã thấy anh ở các trại  Yenovka, Kineshma, Shakht.

Cả hai người phụ nữ đều đến Kiev để tham gia các cuộc trao đổi, nơi gia đình của các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 36 đã đứng biểu tình liên tục một năm qua tại ngã tư gần tòa nhà Quốc hội, hy vọng có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi các binh sĩ thủy quân lục chiến. Nhiều người cho rằng Lữ đoàn 36 dường như không được trao đổi vì một số chiến sĩ của họ đã tự nguyện đầu hàng.

Mùa thu năm ngoái, Thư ký Cơ quan Điều phối Dmitry Usov đã phủ nhận thông tin này trong một phiên họp đặc biệt của Ủy ban Điều tra của Quốc hội. Ông nói rằng, Liên bang Nga từ chối trao đổi các quân nhân đồn trú ở Mariupol vì "chính quyền" chiếm đóng cáo buộc hầu hết họ phạm tội ác chiến tranh chống lại dân thường.

Tìm thân nhân giữa dòng người trở về

Ngay sau khi một cuộc trao đổi trực tiếp diễn ra ở đâu đó trên biên giới, thân nhân của những binh sĩ được thả bắt đầu nhận được các tin nhắn tự động từ Cơ quan Điều phối. Ở nhiều góc khác nhau vang lên những tiếng hò reo vui mừng, tuy nhiên, rất hiếm hoi. Phần lớn mọi người đều tìm kiếm những cái tên quen thuộc trong danh sách các quân nhân đã được trao đổi, xuất hiện trên các kênh Telegram và các nhóm Facebook.

Ngày 23/5, khoảng 2 chục phụ nữ đi xe buýt từ tỉnh Sumy đến và đứng dựa vào hàng rào của cảnh sát và khung máy dò kim loại - phía sau họ là một khoảng sân, nơi xe buýt chở các quân nhân được trao đổi sẽ đến. Trên biểu ngữ của người phụ nữ trẻ nhất, Svetlana, có nhiều hình xăm của Oleg Galushka, chồng chưa cưới của cô, một lính vệ binh quốc gia thuộc Lữ đoàn Kara-Dag, mất tích vào tháng 6 năm ngoái tại Zaporizhzhia. "Có thể, người ta đã thấy hình xăm này ở tỉnh Luhansk trong trại tù, nhưng không chắc chắn, nên chúng tôi vẫn đang chờ đợi" - Svetlana chia sẻ.

Bà Maya, người phụ nữ cao tuổi và ốm yếu nhất, lo lắng không thể chen qua đám đông. Hơn một năm nay, bà tìm kiếm cậu con trai út, Alisher Mubinov, chiến sĩ thuộc Lữ đoàn cơ giới số 110 mất tích tại Pokrovsk. Lần này, bà đã in các bức ảnh nhỏ của con mình để phát cho những người được thả, hy vọng ai đó sẽ nhận ra.

Cô Svetlana (bên trái) tìm chồng chưa cưới.

Mọi thứ sau đó, xét về hình thức, được tổ chức như một cuộc gặp trang trọng - các đại diện của Cơ quan Điều phối kiên nhẫn hướng dẫn cách chào đón những người lính trở về, cách bày tỏ lời cảm ơn, những điều nên tránh hỏi - nói tóm lại là để giúp giảm thiểu áp lực cho những người vừa trải qua chiến tranh. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề suôn sẻ: trên quãng đường chỉ cách vài mét từ xe buýt đến phòng tiếp đón, các chiến sĩ ngay lập tức bị dòng người vây quanh, hàng trăm bức ảnh được dúi vào tay họ.

Chỉ một số ít người đủ bình tĩnh dừng lại để tìm người quen, đáp lại câu hỏi của những người mẹ, người vợ, hay trò chuyện với phóng viên.

“Tình báo nhân dân” giữa chiến tranh

Mặc dù quá trình nhận diện có vẻ hỗn loạn, nhưng cả người thân của các quân nhân lẫn Cơ quan Điều phối  tù binh đều coi thủ tục này là hiệu quả. Người phát ngôn của Cơ quan Điều phối, ông Pyotr Yatsenko gọi đây là “tình báo nhân dân”. "Kể từ tháng 8 năm ngoái, ngày càng nhiều người tìm về nơi này như một điểm tựa tinh thần, ai cũng mong muốn được tham gia tức thì. Người ta cho rằng sự hiện diện của người thân có thể giúp các tù binh hồi phục và hiểu rằng họ được yêu thương, tôn trọng" - ông giải thích.

Cơ quan Điều phối cũng tiến hành thăm dò các cựu tù binh: tại các trại phục hồi, trong không khí thoải mái và thân thiện, họ được yêu cầu nhớ lại thật nhiều tên bạn tù hoặc những người cùng bị áp giải. Dẫu vậy, vai trò của “tình báo nhân dân” là không thể thay thế - không ai có thể nhận diện một quân nhân tốt hơn mẹ hoặc vợ của anh ta qua những video mờ nhòa từ Nga, những video này nhanh chóng lan truyền trên các kênh Telegram chuyên dụng.

Vậy, tổng cộng có bao nhiêu quân nhân Ukraine đã bị bắt làm tù binh hoặc mất tích? Các cơ quan chính thức không công khai thông tin này vì vẫn đang tiến hành tìm kiếm và xác nhận danh sách. "Chúng tôi luôn yêu cầu người thân thông báo cho chúng tôi về bất kỳ thay đổi nào: nếu một người đã được nhận diện trong các bức ảnh, hoặc nếu quân nhân được Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế tìm kiếm trong trại giam. Càng biết sớm, chúng tôi càng có thể nhanh chóng bắt đầu công việc trao đổi" - ông Pyotr Yatsenko nhấn mạnh.

Những quân nhân vừa trở về.

Cũng có những con số ước tính khác. Dự án ẩn danh UALosses, dựa trên các nguồn mở, đã liệt kê tên tuổi hơn 6.000 tù binh đến cuối tháng 5. Số người mất tích lên tới gần 65.000.

Thật đáng tiếc, phần lớn người thân của họ sẽ không bao giờ gặp lại chồng, con, em... của mình nữa. Theo thời gian, số lượng tù binh không được xác định danh tính ở Nga giảm dần. Cơ quan Điều phối giải thích: nếu trong các đợt trao đổi năm 2022-2023, có đến 1/3 những người được cho là mất tích đã được tìm thấy, thì trong các đợt trao đổi gần đây không còn những “bất ngờ” như vậy nữa. Tuy nhiên, không ai từ bỏ hy vọng.

"Chính vì lý do này, sự hiện diện của người thân trong các đợt trao đổi là vô cùng quan trọng, nó giúp đỡ mọi người. Họ thấy rằng cơ chế này đang hoạt động - xe buýt đến và các gia đình được đoàn tụ, ngay cả khi lần này người thân của họ không được trao trả" - ông Yatsenko phát biểu.

Những tia hy vọng

“Sau các cuộc trao đổi, cảm giác thật nặng nề, như thể bạn vừa đánh mất hy vọng” - Tatyana Litvyak, một phụ nữ đến từ Chernihiv, chia sẻ. Giữa đám đông những khuôn mặt lạ, cô tìm kiếm ai đó có thể biết tin về cha và anh họ của cô.

Mặc dù mệt mỏi và thất vọng, 2 tuần sau, Tatyana lại có mặt trong đám đông phụ nữ đang đón những người lính trở về. Cô mặc chiếc áo phông in chân dung cha cô và cầm một biểu ngữ xanh đen to bằng người cô.

Những người thân của gia đình quân nhân có rất nhiều việc phải làm giữa các đợt trao đổi: gặp gỡ với Cơ quan Điều phối, tổ chức các cuộc biểu tình, hoạt động tưởng niệm, lễ gắn bia tưởng niệm và đôi khi tham gia các hội nghị quốc tế.

"Chúng tôi muốn làm những việc tốt, muốn không chỉ là tiếng nói, mà còn là tia hy vọng cho các gia đình, nhắc nhở họ rằng chúng tôi không quên họ" - cô Ekaterina Muzlova, con gái của Oleg Muzlov, một lính thủy đánh bộ ở Mariupol, chia sẻ. Quỹ từ thiện Hành động của trái tim do cô phụ trách tham gia vào tất cả các hoạt động - từ hỗ trợ quốc tế trong vấn đề giải cứu tù binh đến giúp đỡ gia đình trong việc hoàn tất các thủ tục nhận trợ cấp nhà nước.

Ông Pyotr Yatsenko thống kê được hơn 150 tổ chức xã hội chính thức và các nhóm không chính thức của gia đình tù binh. Việc liên lạc thường xuyên với họ là "một trong những nhiệm vụ không chính thức quan trọng" của Cơ quan Điều phối: hằng ngày, các đại diện của cơ quan tổ chức một số cuộc họp nhóm. "Chúng tôi luôn vui mừng khi các gia đình đoàn kết và thành lập tổ chức riêng của họ - như vậy họ sẽ dễ dàng nhận được lời giải đáp cho những câu hỏi chung" - ông Pyotr Yatsenko khẳng định.

Trần Hậu

Cả chục năm qua, “cuộc chiến” giành lại vỉa hè cho người đi bộ ở Hà Nội dường như vẫn chưa có bài giải khi Thủ đô đã tổ chức nhiều đợt ra quân để lập lại trật tự đô thị, có những cao điểm làm mạnh tay, nhưng một thời gian sau lại đâu vào đấy.

Từ thông tin được người dân phản ánh, Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Cục trưởng Cục CSGT đã chỉ đạo các tổ công tác của Cục CSGT truy tìm, xử lý nghiêm tài xế Audi có hành vi chạy xe lạng lách, chèn ép các phương tiện khác trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Mặc dù TP Hồ Chí Minh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc THCS ở mức độ 3, song những năm gần đây, chỉ riêng việc tuyển sinh vào khối lớp 10 hàng năm đã có hơn chục nghìn học sinh lớp 9 không có cơ hội vào trường THPT công lập. Do chưa đến tuổi lao động nên hầu hết số học sinh này đều phải tiếp tục theo học các trường tư thục, trường cao đẳng, trung cấp nghề hoặc theo học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuy nhiên, việc cấp phép, quản lý đối với hoạt động của khối trường tư thục bậc THPT đang có nhiều vấn đề đáng quan ngại…

Hôm nay, dự báo tình hình thời tiết mưa to vẫn tiếp tục diễn ra khắp miền Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hứa sẽ ban hành luật mới trong bối cảnh các cuộc biểu tình tiếp diễn cũng như làn sóng phản đối một đạo luật được thông qua đầu tuần này mà các nhà phê bình cho rằng làm suy yếu cuộc chiến chống tham nhũng tại Ukraine. 

Trước tình hình mưa lũ phức tạp do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Wipha), chiều 23/7, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương đã có buổi làm việc khẩn cấp với Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ nhằm rà soát công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy điện và ứng phó thiên tai trên lưu vực sông Cả.

Chiều 23/7, đối tượng sát hại người đàn ông lái xe ôm tại địa bàn xã Tuấn Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã bị lực lượng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ khi đang lẩn trốn ở tỉnh Bắc Ninh.

Sau hơn 4 giờ hình thành, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và tối nay (23/7) đã mạnh lên thành bão số 4 (có tên quốc tế COMAY). Tính đến tối nay, đã có 2 người chết và 5 người bị thương, hàng nghìn ngôi nhà ở tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An bị ngập do mưa lũ.

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng đề nghị Đảng bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh phát huy tốt nhất vai trò bảo vệ tuyến đầu cửa ngõ quốc gia, không chỉ làm tốt công tác quản lý xuất nhập cảnh, phòng, chống vi phạm mà cần chủ động tham gia đóng góp tích cực vào quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; khai thác tối đa nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước.

Ngày 23/7, tại Hội trường UBND xã Đoàn Đào, tỉnh Hưng Yên, Công an tỉnh Bắc Ninh đã trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và trao Bằng “Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ Trần Ngọc Sơn, nguyên cán bộ Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng CSGT, Công an tỉnh Bắc Ninh hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự.

Ngày 23/7, TAND tỉnh Hưng Yên mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Đồng Xuân Thụ (cựu Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam) và bị cáo Nguyễn Thị Ánh Hồng (cựu Phó Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam) cùng 40 bị cáo khác là cựu lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, nhân viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Chiều 23/7, Công an xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết đang phối hợp các lực lượng chức năng nỗ lực tổ chức tìm kiếm 2 người dân nghi bị nước lũ cuốn trôi mất tích khi chạy xe máy qua ngầm tràn vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.